Tay cầm móc sắt, bao tải, nhóm bạn Tây làm điều đặc biệt ở Đà Nẵng
Cứ vào ngày cuối tuần, nhóm Trash Hero đều đặn cầm móc sắt đi nhặt rác, làm sạch Đà Nẵng. Điều đặc biệt, các thành viên chủ yếu là người nước ngoài.
Một buổi chiều trên đường Nguyễn Huy Chương (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) xuất hiện nhóm khách Tây lụi cụi nhặt rác. Sau khoảng 1 tiếng, hàng chục chiếc bao tải đựng rác được nhóm di chuyển về nơi tập kết. Cả một đoạn đường dài với đầy túi nilon, chai lọ, bao bì… đã được dọn sạch. Đây là hoạt động thường xuyên của nhóm Trash Hero suốt gần 2 năm nay ở Đà Nẵng.
Các thành viên của Trash Hero tham gia nhặt rác trên đường Nguyễn Huy Chương (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) chiều 27/4. Ảnh: Diệu Thuỳ
Chị Mai Thị Kim Ánh, phụ trách nhóm chia sẻ, nhóm được thành lập từ tháng 9/2022 với thành viên là những du khách nước ngoài, người nước ngoài định cư ở Đà Nẵng cùng các bạn tình nguyện viên, người dân địa phương. Tính đến nay, nhóm đã tổ chức 70 buổi dọn rác ở Đà Nẵng. Các địa điểm được thu dọn thường ở bãi biển, công viên, chân cầu Thuận Phước, các tuyến đường, khu vực dân cư…
Du khách và người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Đà Nẵng cùng cầm móc sắt, bao tải đi nhặt rác. Ảnh: Diệu Thuỳ
Nhóm do anh Benjamin Lawson (Mỹ) cùng vợ là chị Bùi Thị Linh lập nên. Anh Lawson đã kết nối nhiều người nước ngoài tham gia nhặt rác, làm sạch môi trường ở Đà Nẵng. Từ khoảng 10 thành viên ban đầu, số tình nguyện viên của Trash Hero ngày càng đông. Có những buổi nhặt rác, số thành viên tham gia lên đến hơn 50 người.
“Mọi người mang nhiều quốc tịch khác nhau như Nga, Pháp, Mỹ… nhưng đều có chung tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường. Họ muốn đóng góp một phần nhỏ để làm sạch thành phố biển, kêu gọi mọi người giữ gìn môi trường sống”, chị Ánh nói.
Để kết nối mọi người tham gia, nhóm tạo các sự kiện trên mạng xã hội, thông báo thời gian, địa điểm tập trung dọn rác. Đều đặn vào chiều thứ Bảy hàng tuần, các thành viên sau khi sắp xếp công việc sẽ có mặt tại địa điểm, nhận găng tay, bao tải, que gắp rác và bắt tay vào việc.
Hàng tuần, vợ chồng anh Taras Kurian và chị Anastasiya (quốc tịch Nga) đều sắp xếp công việc để tham gia nhặt rác. Ảnh: Diệu Thuỳ
Video đang HOT
Vợ chồng anh Taras Kurian và chị Anastasiya (quốc tịch Nga) là 2 trong số những thành viên tích cực của nhóm. Anh Taras là kỹ sư công nghệ thông tin, sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng 1 năm nay.
Chia sẻ về lý do tham gia, anh Kurian nói: “Đà Nẵng đẹp nhưng có nhiều nơi mọi người vô tư xả rác. Đi qua những con đường nhiều rác sẽ rất khó chịu. Tôi hi vọng mọi người sẽ có ý thức không xả rác, để môi trường sống sạch hơn”.
Còn đối với anh Phoenix Transtar (49 tuổi, Mỹ), dọn rác thải để bảo vệ môi trường, giúp đỡ cộng đồng là một cách để “trả ơn cuộc đời”. Không chỉ tích cực tham gia, anh còn rủ nhiều bạn bè đi nhặt rác khi họ có dịp đến Đà Nẵng du lịch.
Anh Phoenix Transtar (49 tuổi, Mỹ) tham gia nhóm Trash Hero Đà Nẵng từ những ngày đầu. Ảnh: Diệu Thuỳ
Anh Dalton (30 tuổi, Mỹ) có 4 năm làm việc ở Đà Nẵng. Anh mong muốn thành phố này xanh, sạch hơn
Chị Kim Ánh cho biết, các thành viên của nhóm rất nhiệt tình. Nhiều người nhà cách xa cả chục cây số nhưng vẫn bắt taxi đến điểm hẹn đúng giờ. Có người còn đi bộ 8km để lên hỗ trợ cho nhóm. Mặc kệ nắng mưa, cứ đúng lịch là mọi người lại lên đường nhặt rác. Cũng chính sự tâm huyết, ý thức bảo vệ môi trường của những người nước ngoài khi sinh sống tại Đà Nẵng đã khiến chị bén duyên và gắn bó với nhóm gần 2 năm nay.
|
Ngoài khách Tây, nhóm còn có sự tham gia của các tình nguyện viên, người dân địa phương. Ảnh Diệu Thuỳ
Chị Mai Thị Kim Ánh, phụ trách nhóm Trash Hero Đà Nẵng. Ảnh: Diệu Thuỳ
Hàng chục bao tải rác được thu gom, tập kết đúng nơi quy định. Ảnh: Diệu Thuỳ
“Các du khách nước ngoài đến Đà Nẵng nhiệt tình tham gia nhặt rác, làm sạch môi trường thì tại sao mình sống ở đây lại có thể thờ ơ được”, chị Ánh nói.
Thời gian tới, nhóm mong muốn sẽ kết nối với nhiều cá nhân, tập thể và địa phương hơn nữa trong việc giữ gìn môi trường. Thông điệp của nhóm là kêu gọi cộng đồng ý thức bỏ rác đúng nơi quy định; hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi nilon.
Mất "kế sinh nhai", cụ bà U80 được 9X xuyên đêm tìm giúp
" Thấy cụ bà ngồi bệt ở góc đường lo lắng vì mất cọc vé số, không biết tiền đâu mà trả cho đại lý, tôi liền chở đi tìm. Nhưng vô vọng, sau đó tôi nghĩ: Chỉ có sự giúp đỡ và lan tỏa mạnh mẽ của dân tình mới có thể giúp được bà cụ tìm lại cọc vé số", đó là lời chia sẻ của anh Hồ Khắc Uy (23 tuổi, quê ở Thừa Thiên - Huê) - chàng trai đã dùng mọi cách đê tìm lại gân 400 tờ vé sô bị mât cho môt cụ bà xa lạ. Nhờ có anh và sự giúp đỡ của nhiêu người, cụ không còn thâp thỏm lo lắng khi phải đên bù sô tiên quá lớn cho đại lý.
Bán vé sô là con đường mưu sinh của nhiêu người. (Ảnh minh họa: Tuôi Trẻ/Người Lao Đông)
Môt chàng trai đã dùng mọi cách đê tìm lại gân 400 tờ vé sô cho cụ bà. (Ảnh: Thanh Niên)
Thanh Niên viêt, đêm 3/11, cụ bà Nguyễn Thị Đại (71 tuổi, ở đường Bình An 7, quân Hải Châu, Đà Nẵng) đê quên cọc vé sô gân 400 tờ trước cây ATM trên đường Trưng Nữ Vương, lúc quay lại tìm thì không còn nữa. Khi sự cô xảy ra, cụ bủn rủn chân tay, chảy nước mắt vì đó là sô tiên quá lớn và cũng là chô dựa mưu sinh của cụ.
Đên tâm 20h30 phút tôi cùng ngày, trên đường đi làm vê, anh Uy nhìn thây cụ ngôi thât thân bên đường nên nghĩ có chuyên chẳng lành, liên tạt vào hỏi thăm. Sau khi biêt cụ mât cọc vé sô vừa nhân từ đại lý, anh chở cụ đi tìm khắp nơi quanh khu vực gân cây ATM và các tuyên đường lân cân. Thê nhưng suốt 1 giờ tìm kiêm vân không thu được kêt quả gì, anh Uy liên đăng bài viêt lên Facebook đê nhiêu người biêt, chia sẻ câu chuyên này và giúp đỡ cụ Đại.
Dù là người xa lạ nhưng anh Uy vân bỏ thời gian và công sức giúp đỡ cụ bà. (Ảnh: Thanh Niên)
Qua nhiêu giờ nô lực đưa cụ đi tìm vé sô, cùng với sự giúp đỡ của nhiêu bạn trẻ đô ra đường phụ, đên 1h30 phút sáng ngày 4/11, môt người đàn ông trung niên đã gọi điên cho anh Uy báo tin vui và hẹn gặp tại trụ sở Công an phường Hòa Thuận Tây (quân Hải Châu) đê trả lại tài sản cho cụ Đại. Được biêt, người đàn ông này không đê lại tên tuôi, chỉ cho rằng đây là "viêc phải làm" nên đã chủ đông liên hê đê gửi lại người mât.
Người tôt đã mang cọc vé sô đên Công an phường đê trả lại người đánh mât. (Ảnh: Thanh Niên)
" Chú kia lượm được cọc vé số và cũng rong ruổi tìm người đánh rơi để trả lại, sau đó đến công an phường trình báo. Thật sự cảm ơn sự chia sẻ của cộng đồng mạng để thông tin được kết nối, giúp cụ bà tìm lại được cọc vé số", anh Uy kê lại. Cụ Đại vui mừng khôn xiêt và vô cùng biêt ơn người đàn ông giâu mặt cũng như anh Uy và các bạn trẻ đã có hành đông nghĩa hiêp: " Ngồi sau xe của các cháu mà nước mắt tôi chảy dài... Mấy đứa trẻ quá tốt bụng". Vây là sau tât cả, cụ đã nhận lại 395 tờ vé số và được chàng thanh niên trẻ chở vê tân nhà.
Chân dung chàng trai tốt bụng Hồ Khắc Uy giúp cụ bà tìm lại cọc vé số. (Ảnh: Thanh Niên)
Trong cuộc sống, việc vô tình đánh rơi đồ vật hay tài sản là điều dê hiêu bởi ai cũng có những lúc lơ đãng, không đê ý dân đên sự cô xảy ra, tuy nhiên nhờ lòng tôt của bà con mà họ đã tìm lại những gì đánh mât. Tương tự, trước đó câu chuyên vê đoàn du khách thât lạc hộ chiếu được hàng trăm người Đà Nẵng thức đêm hỗ trợ cũng khiến nhiều người xúc động.
Bài đăng kêu gọi sự giúp đỡ của dân tình. (Ảnh: Thanh Niên)
Thanh Niên viêt, vào 22h ngày 20/1/2020, môt tài khoản Facebook đã chia sẻ vê trường hợp của người bạn làm mât 29 hô chiêu Viêt Nam nên không thê đi nước ngoài, cân tìm gâp ngay trong đêm. Sau đó, xí nghiệp quản lý bãi và xử lý chất thải Khánh Sơn (Đà Nẵng) đã khoanh vùng phạm vi và cho mở toàn bô điên chiêu sáng của bãi rác tại khu vực đê tiên cho viêc tìm kiêm. Khoảng 22h cùng ngày, có hàng trăm người dân đên tìm lại tài sản giúp khổ chủ. Mât tâm 15 phút, 27/29 cuôn hô chiêu đã được tìm thây và trả lại đoàn du khách, 2 cuôn sô còn lại cũng được nhặt sau đó và trao vê cho chủ nhân.
Bà con nhiêt tình giúp đỡ đoàn du khách đánh mât hô chiêu. (Ảnh: Thanh Niên)
27 hộ chiếu được một người phụ nữ hành nghề lượm rác ở bãi rác Khánh Sơn tìm thấy. (Ảnh: Thanh Niên)
Khi bắt gặp những người gặp sự cố ngoài ý muốn, đôi lúc chỉ cần bỏ ra một chút thời gian ta cũng có thể giúp họ thoát khỏi cơn khó khăn, hoạn nạn như anh Uy trong câu chuyện trên. Chúng ta sống không phải chỉ vì mình mà còn vì những người xung quanh, cho đi là nhận lại, biết đâu lúc nào đó người cần được giúp đỡ lại là chính bản thân ta?
Lộc Fuho dẫn vợ đi ăn, ân cần bóc hải sản cho bà xã, khoe đã làm hòa Lộc Fuho được biết đến là một YouTuber nổi tiếng với những video dạy làm nghề phụ hồ. Để có được thành công như ngày hôm nay, anh đã từng phải làm rất nhiều nghề để mưu sinh. Ngoài những nỗ lực trong cuộc sống, Lộc Fuho còn khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi tình yêu mà anh dành cho vợ. Tuy là...