Tây Ban Nha trở thành điểm nóng lây lan đại dịch Covid-19 như thế nào?
Thời tiết ấm áp, các trận cầu Champions League và nhiều sự kiện lớn khác, những căn nhà ở bãi biển và văn hóa uống cà phê: Đây chỉ là một vài yếu tố khiến Covid-19 lây lan mạnh ở Nam Âu, khởi nguồn từ Italia và lan sang Tây Ban Nha.
Điều nguy hiểm của SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 là virus lây lan rất nhanh, ủ bệnh trong thời gian dài khiến việc ngăn chặn là không thể. Chính phủ các nước châu Âu như Italia, Tây Ban Nha đã phản ứng quá chậm với virus, để rồi nhận ra rằng phong tỏa toàn quốc là cách duy nhất, theo CNN.
Tính đến sáng ngày 30.3, Tây Ban Nha ghi nhận hơn 80.000 ca nhiễm Covid-19 và 6.803 ca tử vong. Tây Ban Nha là quốc gia thứ hai chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 ở châu Âu, sau Italia và số ca nhiễm đã ở mức tương đương Trung Quốc.
Nhưng Tây Ban Nha đã “thất thủ” trước đại dịch Covid-19 như thế nào? Vào ngày 19.2, khoảng 3.000 cổ động viên Valencia di chuyển từ Tây Ban Nha sang Italia cổ vũ trận bóng đá ở Champions League giữa Atalana và Valencia.
Khoảng 40.000 cổ động viên Italia cũng đến sân cổ vũ, nhiều người trong số họ đến từ thành phố Begamo và các ngôi làng lân cận. Bergamo hiện là một trong những thành phố có số người chết vì Covid-19 lớn nhất ở miền bắc Italia.
Trận đấu bóng diễn ra ngày 19.2 là một trong số những nguyên nhân virus lây nhiễm từ Italia sang Tây Ban Nha.
Đến nay, người ta biết rằng một buổi tối với bữa tiệc bóng đá cuồng nhiệt đã trở thành cơ hội lý tưởng để Covid-19 lây lan.
Nhà nghiên cứu miễn dịch Francesco Le Foche đồng tình:Có nhiều tác nhân dẫn đến sự bùng nổ của Covid-19 ở Tây Ban Nha, nhưng trận bóng đá đó là một trong những lý do”.
Cùng ngày hôm đó, người đàn ông được coi là “bệnh nhân số 1″ nhiễm Covid-19 được xác định ở Bergamo. Xem xét 6.000 ca nhiễm trong thành phố, nhà chức trách Italia nhận ra có ít nhất 388 người đã nhiễm Covid-19 từ ngày 19.2.
Người dân ở Barcelona xếp hàng chờ mua thực phẩm, giữ đúng khoảng cách an toàn.
Một tuần sau đó là giai đoạn dịch bệnh Covid-19 lây lan mạnh ở vùng Lombardy. Đối với 3.000 cổ động viên Valencia, những người này trở về nhà mà không biết mình mang theo virus.
Video đang HOT
Một trong số đó là nhà báo Kike Mateu. Người đàn ông này nói trên CNN rằng sau 4 ngày kể từ trận đấu bóng hôm đó, anh ta bị ho và khó thở.
“Tôi đi khám vì biết có ổ dịch Covid-19 lây lan ở vùng Lombardy, nơi tôi đến dự khán trận đấu bóng đá”, Mateu nói.
Hôm 27.2, cơ quan y tế vùng Valencia xác nhận thành phố này có 6 ca nhiễm Covid-19. Về phần mình, Mateu đã lây cho 4 đồng nghiệp. Đội bóng Valencia thi đấu trận hôm đó có 1/3 số cầu thủ và nhân viên nhiễm virus.
Đến đầu tháng 3, giới chức Tây Ban Nha vẫn chưa nhận ra sự nguy hiểm của Covid-19. Các trận đấu bóng đá vẫn diễn ra trên sân không khán giả.
Một trung tâm triển lãm ở Madrid được cải tạo thành nơi đặt giường bệnh cho người nhiễm Covid-19.
Ở bên ngoài, cuộc sống của người dân diễn ra như bình thường. Quán bar, quán cà phê vẫn chật kín người. Khí hậu ấm áp khiến người dân Tây Ban Nha ra ngoài nhiều hơn, đến những nơi nghỉ dưỡng.
Riêng cuộc tuần hành vào dịp Quốc tế phụ nữ ngày 8.3 ở Madrid cũng thu hút tới 120.000 người. Các nghị sĩ đối lập ở Tây Ban Nha sau này chỉ trích chính phủ vì vẫn để sự kiện này xảy ra.
Một tuần sau, chính phủ Tây Ban Nha bắt đầu có biện pháp cách ly, đóng cửa trường học ở thủ đô Madrid từ ngày 11.3. Nhưng các biện pháp này dường như đã quá muộn.
Tính từ ngày 8.3, Tây Ban Nha chỉ có 834 ca nhiễm Covid-19. Một tuần sau, số ca nhiễm đã đạt tới 9.942.
Đến ngày 15.3, chính phủ Tây Ban Nha mới rục rịch ban hành lệnh phong tỏa trên toàn quốc, sau khi chứng kiến cảnh những bãi biển chật cứng người và những lời khuyến cáo cách ly xã hội không đem lại tác dụng, đặc biệt là ở những vùng có xu hướng đối đầu với chính quyền trung ương như Catalonia.
Quân đội Tây Ban Nha khử trùng sân bay Malaga hôm 16.3.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez khi đó phải thừa nhận: “Chỉ mới một tuần trước, các biện pháp phong tỏa vẫn còn mang tính cường điệu, giờ đây, áp đặt biện pháp nào cũng là không đủ để kiểm soát virus”.
Đến ngày 26.3, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa cho rằng nước này đang bước vào giai đoạn “bình ổn”. Nhưng sau tuyên bố của ông Illa, số ca tử vong vì Covid-19 ở Tây Ban Nha liên tiếp đạt đỉnh trong các ngày 27 và 29.3.
Chính phủ Tây Ban Nha không còn cách nào khác ngoài việc kéo dài thời hạn phong tỏa thêm 2 tuần, tác động sâu rộng đến nền kinh tế mà chưa biết bao giờ dịch bệnh sẽ hạ nhiệt.
Một luật sư ở Madrid đang dọa kiện chính phủ vì vẫn để cuộc tuần hành ngày 8.3 diễn ra. Đối với Kike Mateu, nhà báo này đang dần hồi phục ở Valencia và là một trong số hàng ngàn người dân giận dữ với sự phản ứng chậm trễ của chính phủ.
“Thay vì cách ly, chính phủ còn mời hàng ngàn người ra đường tuần hành. Đây là hành động vô trách nhiệm”, Mateu nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Quan chức cảnh báo hệ thống y tế Thụy Sĩ có thể "vỡ trận" vì Covid-19
Hệ thống y tế của Thụy Sĩ có thể sụp đổ vào cuối tháng này nếu dịch Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ như hiện tại, một quan chức nước này cảnh báo.
Các bệnh viện ở Thụy Sĩ hiện đã quá tải vì số bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, giới chức Thụy Sĩ ước tính hiện nước này có khoảng 2.650 người mắc Covid-19, trong đó 19 người tử vong. Con số này được dự đoán sẽ còn tăng tiếp trong những tuần tới.
Ông Daniel Koch, người đứng đầu Cơ quan chuyên trách bệnh truyền nhiễm tại Bộ Y tế Thụy Sĩ, cho biết tốc độ lây lan của Covid-19 nhanh tới mức hiện giới chức nước này không kịp thống kê số liệu ca nhiễm mới theo thời gian thực.
Ông Koch hối thúc người dân tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp khẩn cấp ứng phó dịch mà chính phủ đưa ra trong tuần này, bao gồm lệnh cấm tụ tập đông người, cấm các sự kiện lớn. Ông cho rằng đây là thời điểm quan trọng để hạn chế tổn thất do Covid-19 gây ra vào bảo vệ hệ thống y tế trước nguy cơ sụp đổ.
Quan chức này cảnh báo thêm, hệ thống y tế của Thụy Sĩ có thể "vỡ trận" trong 10 ngày nữa nếu dịch tiếp tục lây lan với tốc độ như hiện tại. "Chúng ta cần đảm bảo làm chậm tốc độ lây lan của Covid-19 bởi nếu không trong 10 ngày tới các bệnh viện của Thụy Sĩ sẽ không còn thể ứng phó được", ông Koch nói.
Thụy Sĩ đã huy động tới 8.000 quân nhân để hỗ trợ giới chức dân sự và đội ngũ y tế trong cuộc chiến chống Covid-19. Chính phủ Thụy Sĩ cũng hối thúc người dân tự cách ly tại nhà và hạn chế tiếp xúc với những người cao tuổi hay người có hệ thống miễn dịch kém.
Mặc dù Thụy Sĩ có thể đáp ứng 1.000 đến 1.200 giường chăm sóc tích cực cho bệnh nhân Covid-19, nhưng ông Koch nói rằng nhân lực để vận hành các thiết bị cứu sinh như máy trợ thở rất hạn chế.
Tổ chức Y tế Thế giới trong tuần này đã kêu gọi tất cả các nước trên thế giới tăng cường năng lực xét nghiệm nhằm ngăn đà lây lan của Covid-19, mặt khác hối thúc các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các thiết bị y tế hỗ trợ điều trị.
Ông Koch đã lên tiếng bảo vệ chính sách của Thụy Sĩ tập trung xét nghiệm cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao và những người cần nhập viện, thay vì xét nghiệm cho tất cả những người với triệu chứng nhẹ. "Ban đầu, chúng ta xét nghiệm cho nhiều người nhất có thể. Giai đoạn này ở châu Âu đã qua. Thời điểm này, việc xét nghiệm cho tất cả mọi người là không thể", ông Koch nói.
Châu Âu đang trở thành điểm nóng bùng phát dịch Covid-19, đặc biệt là Italia với hơn 2.500 người tử vong, hơn 31.000 người mắc bệnh. Số ca nhiễm bệnh và tử vong tại Tây Ban Nha, Pháp, Đức cũng bắt đầu tăng nhanh. WHO tuần trước cảnh báo, châu Âu hiện là tâm chấn của đại dịch Covid-19.
Trong một nỗ lực nhằm ngăn dịch lây lan, Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/3 đã nhất trí đóng cửa biên giới của toàn khối trong 30 ngày. Các nước gồm Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, hạn chế người dân đi lại, cấm các hoạt động đông người để ngăn dịch lây lan.
Minh Phương
Theo dantri.com.vn/ Reuters
Đối diện sống chết, trong đại nạn hãy 'người' hơn Covid-19 đang làm cho con người thay đổi đến chóng mặt. Trong đại dịch, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu cứ đan xen, nhưng tình người, cái thiện vẫn trội lên trên hết. Đại dịch rồi cũng phải dừng bước. Con người ta lại trở về với cuộc sống quen thuộc đời thường trước đây, nhưng trở về với...