Tây Ban Nha tóm thiếu nữ chuyên tuyển quân cho IS
Cảnh sát chống khủng bố Tây Ban Nha mới đây đã áp giải công khai trên phố một thiếu nữ 18 tuổi với cáo buộc tuyển mộ các phụ nữ chiến đấu cho lực lượng khủng bố Hồi giáo IS ở Syria.
Những tấm hình đầy ấn tượng cho thấy, thiếu nữ người Morocco, đeo mạng, mặc áo choàng Hồi giáo kín tới chân bị dẫn giải trên một con phố đông người ở Gandia, gần Valencia sau khi bị cảnh sát bắt giữ.
Mô tả
Hàng chục dân địa phương đã chứng kiến cảnh các cảnh sát có vũ trang đứng gác bên ngoài cửa ngôi nhà của thiếu nữ này trong khi một số nhân viên đội mũ len trùm đầu và cổ mang các thùng vật chứng ra khỏi nhà. Cảnh sát nghi ngờ cô gái trẻ này dùng internet để chiêu mộ các phụ nữ gia nhập IS.
DailyMail dẫn thông báo của cảnh sát cho hay, người phụ nữ trên đang chuẩn bị khởi hành tới Syria.
Thiếu nữ này là trường hợp mới nhất trong số các nghi phạm ủng hộ IS bị bắt ở Tây Ban Nha trong năm vừa qua. Trước đó, hồi tháng 7 một phụ nữ tại đảo Lanzarote cũng bị bắt vì nghi tuyển quân cho IS.
Hơn 100 người ở Tây Ban Nha được cho là đã gia nhập IS ở Iraq và Syria và hiện nhà chức trách lo sợ, nhóm này sẽ quay lại châu Âu để tiến hành các vụ tấn công. Tháng 3/2004, một số kẻ đánh bom được Al Qaeda truyền cảm hứng đã cho nổ tung 4 toa xe chật cứng người ở Madrid, khiến 191 người bỏ mạng. Hơn 20 người, gồm một số người Morocco đã bị kết tội trong vụ này.
Cảnh sát cho hay, thiếu nữ mới bị bắt hôm 5/9 là người Morocco song đã sống ở Tây Ban Nha từ nhiều năm qua. Thông báo của cảnh sát cho hay, thiếu nữ này bị bắt vì nghi liên quan tới các hoạt động khủng bố.
Video đang HOT
Hoài Linh
Theo VNN
6 con đường "đắc địa" cho IS tuyển quân từ Trung Quốc
Có 6 tuyến đường "đắc địa" mà những kẻ cực đoan Hồi giáo Trung Quốc đi "chui" để gia nhập "chiến tranh tôn giáo" ở Trung Đông do Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS cầm đầu, theo tờ Douwei News hôm 29-7.
6 tuyến đường này được cho là xuất phát từ phía tây bắc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, phía tây nam tỉnh Vân Nam, phía nam tỉnh Quảng Đông hay khu tự trị Choang (Quảng Tây) và nhiều địa điểm quá cảnh ở một số quốc gia khác trước khi đi đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đây chính là bàn đạp dẫn tới Syria và Iraq, nơi IS không chế phần lớn lãnh thổ ở đây.
Tuyến đường đầu tiên xuất phát từ phía nam Tân Cương, là con đường trực tiếp băng qua các nước Pakistan, Afghantistan hoặc khu vực Kashmir. Tuyến đường này được "khai mở" bởi vì quận Pishan của phía nam Tân Cương là một mảnh đất sinh sản cho những người cấp tiến tôn giáo và đồng thời, đây được xem là một nơi "lý tưởng" để truyền bá tư tưởng và huấn luyện tân binh.
Một vụ đánh bom vào chợ trời ở thủ phủ Urumqi, Tân Cường hôm 22-5-2014 làm chết 43 người, trong đó có 4 người là nghi phạm. Vụ tấn công được ho là bắt nguồn từ Pishan.
Hành lang Wakhan, một trong những con đường đắc địa để người Trung Quốc gia nhập IS (Ảnh: Wikipedia)
Tuyến đường "lý tưởng" thứ 2 băng qua biên giới với các nước trung Á như Kyrgyzstan hoặc Uzbekistan thông qua thung lũng Đại Uyển (Fergana Valley), vốn cắt qua biên giới ở phía đông Uzbekistan, phía nam Kyrgyzstan và phía bắc Tajikistan.
Thung lũng này được cho là nơi đầy dẫy các hoạt động khủng bố vì thiếu sự kiểm soát và quản lý của chính quyền. Do đó, ắt hẳn dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều người Tân Cường sử dụng con đường này để gia nhập IS. Tháng 1-2014, cảnh sát biên giới Kyrgyzstan đã bắn chết 20 người Duy Ngô Nhĩ đi "chui" qua thung lũng này, chỉ cách biên giới Trung Quốc chừng 30km.
Tuyến đường thứ 3 yêu cầu phải đi qua hành lang Wakhan, ở phía đông bắc Afghanistan, một dải đất hẹp giữa nước này và Trung Quốc và tách Tajikistan với Pakistan.
Hành lang này dài 400km, trong đó chừng 100km nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Tuyến đường này không phải là một con đường được nhiều kẻ buôn lậu biết tới, mặc dù trước đó vào năm 2013, một thanh niên Duy Ngô Nhĩ đã dùng con đường này đi vào Afghanistan rồi sau đó tới Thổ Nhĩ kỳ.
Tuyến đường thứ 4 băng qua biên giới tỉnh Vân Nam để vào phía bắc Myanmar. Từ đây, các "tân binh" sẽ được đưa tới Thái Lan và Campuchia trước khi vào Malaysia hoặc Indonesia và có nhiều cơ hội để tới Thổ Nhĩ Kỳ vì nơi đây công tác kiểm soát vốn lơi lỏng hơn.
Tỉnh Vân Nam được xem như một khu vực gia tăng chủ nghĩa khủng bố kể từ vụ tấn công ga tàu lửa hồi tháng 3-2014 ngay tại thủ phủ Côn Minh. Vụ tấn công làm chết tổng cộng 33 người và làm thương hơn 140 người khác. Vào đầu tháng này, nhà chức trách đã phát hiện 220 người di cư bất hợp pháp Duy Ngô Nhĩ Trung quốc, trong đó có 82 trẻ em ở phía nam Thái Lan.
Tuyến đường thứ 5 là tuyến đường thủy. Con đường này xuất phát từ Quảng Tây và liên quan tới những người buôn lậu bằng thuyền tới Việt Nam, sau đó tới Campuchia và Thái Lan trước khi đi tới Malaysia hoặc Indonesia và cuối cùng tới Thổ Nhĩ Kỳ. Những báo cáo gần đây cho thấy phí buôn lậu để qua con đường này đã tăng lên từ 4.800 USD-8.100 USD)/đầu người lên 12.900 USD - 16.100 USD/đầu người. Nguyên nhân "tăng giá" là do nhà chức trách tăng cường vây quét.
Cảnh sát bắt giữ những kẻ tình nghi bỏ trốn gia nhập IS ở phía tây nam Trung Quốc hồi 18-1-2015 (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Tuyến đường thứ 6 cũng là cuối cùng là con đường thủy, bắt nguồn từ những người buôn lậu bằng tàu thuyền từ Quảng Đông tới Macau, rồi sau đó tới một địa điểm ở Đông Nam Á để quá cảnh sang Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ tấn công bằng dao tại một trạm tàu lửa ở thủ phủ tỉnh Quảng Châu hồi 6-3-2015 đã làm thương 10 người. Vụ việc được cho là có liên quan tới hoạt động buôn lậu từ Chu Hải đến Macau.
Với 6 tuyến đường này, ngành công nghiệp tuyển người của IS ở Trung Quốc đã phát triển thành một chuỗi phức tạp, có sự phối hợp từ bên ngoài và bắt nguồn từ bên trong lãnh thổ nước này. Hoạt động tuyển người này có sự hỗ trợ trung gian như cung cấp nơi quá cảnh, hướng dẫn tại các biên giới và sự hỗ trợ hậu cần có tính phí từ các tổ chức tội phạm nước ngoài, tờ Douwei cho biết.
Theo Douwei, các tuyến đường để gia nhập IS vốn rất dài, tốn kém, nguy hiểm và gian khổ. Đối với những tân binh, hầu hết bọn họ thậm chí đều không biết họ đang ở đâu hoặc sẽ đến nơi đâu khi họ bị nhồi nhét cùng với hơn 30 người khác sau lưng các xe tải. Đối với những ai "tỉnh ngộ", đặc biệt là những người mang theo con nhỏ đều nhận ra rằng đã quá trễ để "quay đầu" lại, Douwei nói.
Một tỉ lệ đáng kể trong số tân binh của IS đến từ Trung Quốc đều là những người thuộc dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ. Phần đông họ sống ở Tân Cương. Nhiều người trong số đó có hoàn cảnh xuất thân khó khăn và thiếu giáo dục. Họ đều bị các tên tuyển người "tẩy não" hòng lôi kéo họ buông bỏ tất cả tài sản và đồ đạc để "một lòng một dạ" đi theo chúng tới vùng chiến sự và tham gia "chiến tranh tôn giáo", Douwei cho hay.
Dẫn lời các báo cáo của cảnh sát Tân Cương, Douwei cho hay "những kẻ chủ mưu" của hơn 90 hoạt động khủng bố ở Tân Cương đã "thấm nhuần" hoặc chí ít đã bị ảnh hưởng các khái niệm về chiến tranh tôn giáo của Hồi giáo.
Chuyên gia về đời sống chính trị Tân Cương Wu Chuke, thuộc Đại học Minzu, Bắc Kinh cho hay thuật ngữ "chiến tranh tôn giáo" đã có ảnh hưởng sâu rộng tới những kẻ tuyển người. Nhiều người trong số họ tin rằng tham gia vào cuộc chiến này chính là con đường để đi vào Jannah, thiên đường của người Cơ đốc. Thế nhưng, mãi cho tới khi họ đến được các "căn cứ" của IS thì họ mới nhận ra sự thật đằng sau "thiên đường" mà họ từng được hứa hẹn, ông nói.
Theo tiết lộ của một báo cáo của cơ quan thực thi pháp luật Liên minh châu Âu Europol công bố tháng 6-2014, số người đến Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ để gia nhập IS từ khắp nơi trên thế giới đã vượt hơn 3.000 người. Ngoài Trung Quốc, còn có nhiều kẻ "nhiệt tình" với "chiến tranh tôn giáo" đến từ Pháp, Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan.
Theo Ngọc Như/Wantchinatimes
Pháp luật TPHCM
Bên trong lò tuyển quân của IS "Tôi có thể ném một quả bom qua tường nhà cậu", một chỉ huy Nhà nước Hồi giáo (IS) đe dọa để ép một thanh niên gia nhập nhóm, tại thị trấn nhóm này đang ráo riết tuyển mộ thành viên ở Tunisia. Nhiều gia đình ở Kasserine mất con trai vì họ gia nhập các phiến quân. Ảnh: CNN Từng là thị...