Tây Ban Nha ra sao nếu Catalonia tuyên bố độc lập?
Việc Catalonia ly khai sẽ để lại lỗ hổng lớn về tài chính, công nghiệp, nghiên cứu và du lịch cho Tây Ban Nha.
Hai phe ủng hộ và phản đối Catalonia đòi độc lập đối chọi lẫn nhau trong một cuộc biểu tình ngày 9/10. Ảnh: AFP.
Lãnh đạo Catalonia đang thúc đẩy đòi độc lập cho vùng tự trị này sau khi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý hồi đầu tháng. Các chuyên gia cho rằng nếu nỗ lực ly khai của Catalonia thành công, nó sẽ để lại những ảnh hưởng rất lớn về nhiều mặt đối với Tây Ban Nha, theo Aljazeera.
Catalonia là một trong những khu vực giàu có nhất của Tây Ban Nha, chiếm 19% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này năm ngoái. Họ đứng thứ 4 về GDP bình quân đầu người, ở mức 28.600 EUR (33.600 USD), sau Madrid, khu tư trị Basque Country ở phía bắc và khu tự trị Navarra lân cận, nhưng cao hơn GDP bình quân đầu người 24.000 EUR của Tây Ban Nha.
Giống như Madrid, tỷ lệ thất nghiệp của vùng này cũng thấp hơn với phần còn lại của đất nước: 13,2% trong quý II năm 2017 so với 17,2% trên toàn quốc. Bởi vậy, tác động về kinh tế của việc Catalonia ly khai đối với Tây Ban Nha sẽ rất nặng nề.
Trụ sở của các công ty lớn
Catalonia là khu vực xuất khẩu hàng đầu của Tây Ban Nha, 25% số hàng hoá được sản xuất ở đây bán ra nước ngoài vào năm ngoái và trong quý I năm 2017.
Theo số liệu mới nhất của Bộ Kinh tế Tây Ban Nha, vùng này thu hút 14% đầu tư nước ngoài vào Tây Ban Nha năm 2015, đứng thứ hai sau Madrid nhưng vượt xa tất cả các khu vực khác.
Nếu Catalonia trở thành một quốc gia riêng, Tây Ban Nha sẽ mất một số công ty lớn có trụ sở tại Barcelona, thủ phủ của khu vực, như hãng thời trang Mango, ngân hàng lớn thứ ba của Tây Ban Nha CaixaBank, công ty Gas Natural, tập đoàn xây dựng đường Abertis hay công ty nước hoa Puig.
Công nghiệp
Video đang HOT
Các ngành nông sản thực phẩm, hóa học và sản xuất ôtô là những trụ cột của ngành công nghiệp Catalonia, nơi cũng có một trung tâm hậu cần lớn. Ngành tạo ra nhiều việc làm và doanh thu nhất của khu vực là nông sản thực phẩm, với việc xuất khẩu nhiều thịt lợn.
Đây còn là khu vực tập trung khoảng một nửa tổng sản phẩm hóa chất của Tây Ban Nha, với trung tâm chính ở Tarragona. Năm 2016, đây là vùng sản xuất xe hơi lớn thứ hai ở Tây Ban Nha sau Castilla y Leon. Hãng Nissan và Volkswagen, thông qua thương hiệu Seat, có nhà máy tại đây. Tây Ban Nha là nước sản xuất xe lớn thứ hai ở Liên minh châu Âu (EU) sau Đức.
Vị trí của Catalonia. Đồ họa: Aljazeera
Công nghệ mới và nghiên cứu
Từ những năm 1990, Catalonia đã đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt trong khoa học sinh học, di truyền học, thần kinh học và sinh học tế bào. Với nhiều bệnh viện và trung tâm nghiên cứu tiên tiến, Catalonia nói rằng họ đứng thứ nhất ở châu Âu về số công ty dược phẩm trên bình quân đầu người.
Barcelona cũng là nơi phát triển nhiều công nghệ mới. Hàng năm họ tổ chức Mobile World Congress – một trong những triển lãm lớn nhất về công nghệ di động.
Các trường đại học Catalonia nằm trong số những trường đại học tốt nhất cả nước. Trong số 5 đại học hàng đầu của Tây Ban Nha được xếp hạng bởi Shanghai Ranking Consultancy, ba trường là từ Catalonia. Barcelona cũng có những nhà xuất bản lớn.
Du lịch
Với bãi biển của Barcelona và Costa Brava, Catalonia là khu vực hấp dẫn khách du lịch nước ngoài nhất tại Tây Ban Nha và nó ngày càng nổi tiếng. Hơn 18 triệu du khách đã đến đây vào năm 2016, chiếm 1/4 số người nước ngoài đến Tây Ban Nha.
Họ có sân bay lớn thứ hai trong nước, chỉ sau Madrid. Năm 2016, khu vực này đón hơn 44 triệu lượt khách. Cảng Barcelona là cảng lớn thứ ba ở Tây Ban Nha tính theo trọng tải hàng hoá và là một trong những cảng lớn nhất châu Âu cho các du thuyền.
Như vậy, việc Catalonia tách ra sẽ để lại lỗ hổng lớn về tài chính, công nghiệp, nghiên cứu và du lịch cho Tây Ban Nha.
Theo Alain Cuenca, giáo sư kinh tế tại Đại học Zaragoza, Tây Ban Nha, kết quả ngắn hạn sẽ tiêu cực đối với cả hai bên. “Việc thiết lập biên giới giữa Catalonia và Tây Ban Nha sẽ dẫn đến mất việc làm, thu nhập và của cải với tất cả mọi người, dù họ sống ở Catalonia hay phần còn lại của Tây Ban Nha”.
“Những tổn thất đó bị gây ra bởi những trở ngại trong thương mại, các vấn đề tài chính, nhu cầu chi tiêu của nhà nước mới”, ông nói.
Nếu Catalonia đơn phương tuyên bố độc lập đơn phương, họ cũng có thể từ chối gánh vác nợ công với Tây Ban Nha.
“Trong khi việc Catalonia đòi độc lập hiện dường như không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Tây Ban Nha nói chung, nhiều khả năng các ngành kinh doanh và niềm tin của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nếu Catalonia tách ra”, Stephen Brownm, nhà kinh tế học tại Capital Economics, đánh giá.
Nhà kinh tế học Geoffrey Minne của ING viết trong một bài nghiên cứu: “Cũng giống như Brexit, chúng tôi tin rằng việc Catalonia tách ra sẽ khiến khu vực rơi vào một quãng thời gian hoang mang kéo dài và sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với khu vực tư nhân”.
Phương Vũ
Theo VNE
Hàng nghìn người Tây Ban Nha xuống đường kêu gọi đối thoại với Catalonia
Người tuần hành mặc áo trắng tập trung ở Madrid và Barcelona, kêu gọi chính phủ đối thoại với các lãnh đạo Catalonia.
Người biểu tình mặc áo trắng tập trung ở Madrid và Barcelona để kêu gọi chính phủ Tây Ban Nha đối thoại với vùng tự trị Catalonia. Ảnh: AP.
Hàng nghìn người phản đối nỗ lực của Catalonia tách khỏi Tây Ban Nha hôm nay tập trung tại quảng trường trung tâm ở thủ đô Madrid và thành phố Barcelona, giương cao các biểu ngữ kêu gọi đối thoại, Reuters đưa tin.
Người tuần hành mặc áo trắng để đối chọi lại màu vàng và đỏ trên lá cờ của vùng Catalonia, hô vang các câu khẩu hiệu kêu gọi đối thoại giữa chính phủ Tây Ban Nha và các lãnh đạo của vùng tự trị Catalonia. Đây được coi là nỗ lực nhằm xoa dịu tình hình trước một cuộc biểu tình lớn dự kiến diễn ra vào ngày mai của những người ủng hộ nỗ lực ly khai của vùng Catalonia.
"Bây giờ là lúc để lắng nghe những người đang yêu cầu giải quyết vấn đề bằng một thỏa thuận, không phải bằng những quyết định đơn phương", Miquel Iceta, một chính trị gia tham gia tuần hành, nói.
Trước tòa thị chính Barcelona, nhiều người tham gia không chỉ mặc áo màu trắng mà còn sơn trắng lòng bàn tay và thả bóng bay màu trắng lên trời. Họ chỉ trích các chính trị gia Tây Ban Nha thất bại trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiến pháp được coi nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua.
"Việc của các chính trị gia đáng lẽ là giải quyết vấn đề chứ không phải gây ra vấn đề", Cristina Abasolo, giáo viên 36 tuổi, cho biết. "Chúng tôi muốn nói với họ rằng nếu họ không đủ khả năng mang tới hòa bình thì họ nên thôi đi và để người có năng lực lên thay".
Trong khi lãnh đạo Catalonia, ông Carles Puigdemont, bỏ ngỏ khả năng hòa giải thì Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy kiên quyết yêu cầu khu tự trị từ bỏ kế hoạch độc lập trước khi ngồi xuống đối thoại.
Lãnh đạo vùng Calalonia có thể sẽ đơn phương tuyên bố độc lập trong một phiên họp nghị viện địa phương diễn ra vào ngày 10/10, muộn hơn 24 tiếng so với kế hoạch ban đầu.
Hôm nay, Tây Ban Nha lần đầu tiên lên tiếng xin lỗi những người Catalonia bị thương trong cuộc đụng độ với cảnh sát khi đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, hành động "xuống thang" của chính quyền dường như không khiến lãnh đạo vùng Catalonia thay đổi ý định đơn phương tuyên bố độc lập.
An Hồng
Theo VNE
Catalonia có thể tuyên bố độc lập vào ngày 10/10 Vùng Catalonia nhiều khả năng sẽ đơn phương tuyên bố tách khỏi Tây Ban Nha dù đã nhận được lời xin lỗi của Madrid. Lãnh đạo vùng Catalonia Carles Puigdemont trong một buổi họp báo ở Barcelona, Tây Ban Nha vào ngày 2/10. Ảnh: Reuters. Lãnh đạo vùng Calalonia, ông Carles Puigdemont, có thể sẽ đơn phương tuyên bố độc lập trong một...