Tây Ban Nha: Phát hiện thành phố 2.000 năm nhân loại chưa từng biết
Thành phố bí ẩn dường như bị thất lạc khỏi hồ sơ lịch sử của Tây Ban Nha cổ đại, không có bất kỳ ghi chép hay nghi ngờ gì về sự tồn tại của nó.
Theo Heritage Daily, thành phố bí ẩn vừa lộ diện cạnh thị trấn Deza ở tỉnh Soria – Tây Ban Nha, được cho là thuộc về người Celtiberia, một dân tộc mà bấy lâu người ta nghĩ rằng chỉ sinh sống dưới hình thức bộ lạc ở khu vực miền Trung – Đông Bắc bán đảo Iberia.
Cuộc khai quật do Đại học Bách khoa Madrid ( UPM) tiến hành đã làm lộ diện tàn tích của một thành phố có niên đại hơn 2.000 năm, bên cạnh là tàn tích của một pháo đài La Mã lớn.
Thành phố cổ bí ẩn vừa lộ diện ở Tây Ban Nha trong ảnh phục dựng (trái) và ảnh thực tế – Ảnh: ĐẠI HỌC MADRID
Theo ông Vicente Alejandre, thị trưởng của Deza, chưa có nghiên cứu hệ thống hay nỗ lực nào tương tự nhằm cố gắng khám phá tầm quan trọng về mặt lịch sử của khu vực này.
Video đang HOT
Khu vực bấy lâu thường không được động chạm tới bởi liền kề nó là một mỏ đá, nơi khai thác đá chính của đô thị hiện đại.
Đối chiếu các phát hiện với dã sử, họ nghi ngờ rằng đó có thể là “thành phố trong truyền thuyết” Titiakos, mà các ghi chép cũ không nói rõ địa điểm. Titiakos là một thành trì của người Celtoiberia trong Chiến tranh Sertorian, một giai đoạn lịch sử quan trọng của Tây Ban Nha cổ đại.
Chiến tranh Sertorian là cuộc nội chiến diễn ra từ năm 80 đến năm 72 trước Công Nguyên giữa phe nổi dậy của La Mã Sertorian và chính phủ ở Rome (Sullans).
Toàn bộ khu vực này đã trở thành một phần tỉnh Hispania Citerior của Đế chế La Mã sau khi bị chinh phục dần từ năm 195 đến 72 trước Công Nguyên. Điều đó cũng giải thích cho pháo đài La Mã bên cạnh, có thể là cơ sở quân sự nhằm bảo vệ thành phố.
Kết quả thu được là mảnh ghép quan trọng đối với kiến thức khoa học lịch sử trong khu vực, cũng như có thể cho thấy thủ đô huyền thoại Titiakos của người Celtiberia là có thật.
Các nhà khoa học Tây Ban Nha đang tiếp tục khai quật và triển khai các nghiên cứu sâu hơn nhằm xác minh giả thuyết Titiakos, cũng như tìm hiểu các hiện vật còn sót lại.
Lộ diện loài người cổ 'ăn thịt người', từng sống cùng tổ tiên chúng ta
Một loài người cổ từng chung sống hòa bình với tổ tiên Homo sapiens chúng ta, thậm chí hôn phối dị chủng và cùng nhau phát triển nhiều kỹ thuật, hóa ra có những tập tục rất rùng rợn.
Phát hiện rùng mình đến từ Cuevas del Toll de Moìa, một hệ thống hang động nằm giữa các đô thị Moìa và Tona ở tỉnh Barcelona - Tây Ban Nha. Hệ thống hang động này dài đến 2 km, là dạng hang động đá vôi và từng có dấu vết con người cư ngụ.
Cuộc khai quật ở Cuevas del Toll de Moìa - Ảnh: IPHES
Theo trang Heritage Daily, các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy một số di tích động vật bị giết thịt từ giữa đến cuối thế Canh Tân (thế Pleistocen), là giai đoạn địa chất kết thúc lúc hơn 11.500 năm trước. Chúng bao gồm hài cốt gấu, hươu đỏ và một loại bò rừng cổ đại.
Ngoài ra, các dấu vết và công cụ cho thấy chủ nhân các hang động không phải Homo sapiens (Người Tinh Khôn, là chúng ta), mà là một loài đã tuyệt chủng cùng thuộc chi Homo: Neanderthals.
Nhóm nghiên cứu từ Viện Cổ nhân học - Tiến hóa xã hội Catalan (IPHES) và Viện CERCA của Tây Ban Nha vừa tìm ra thêm hộp sọ và xương đòn của một người thuộc loài này, nhưng có các vết cắt cho thấy người đó đã bị giết thịt chứ không phải sinh sống ở đây.
Đây không phải trường hợp ăn thịt đồng loại đầu tiên được ghi nhận ở loài người cổ này. Song, các phát hiện trước đây rất ít, cho thấy đó không phải một tập tục phổ biến.
Việc xác định niên đại dựa trên trầm tích cho thấy việc rùng rợn này xảy ra khoảng 52.000 năm về trước, là giai đoạn mà ở nhiều nơi trên thế giới, các cộng đồng Neanderthals và Homo sapiens gặp gỡ.
Điều này càng chỉ ra người Neanderthals thật sự phức tạp hơn chúng ta nghĩ, dù chưa rõ đó là một nghi lễ hay điều gì khác.
Trước đây, một số cuộc khai quật cho thấy loài người cổ này không phải một dạng vượn nhân hình, mà hoàn toàn là con người đã tiến hóa ở mức độ cao, với bộ não to hơn chúng ta dù hoạt động có thể kém hiệu quả hơn một chút.
Họ cũng đã sở hữu nhiều kỹ thuật như dệt sợi, đan lưới, chế tác trang sức đẹp như người hiện đại... trước khi tuyệt chủng vào 30.000 năm trước.
Nhờ các cuộc hôn phối dị chủng, DNA của người Neanderthals vẫn tồn tại với tỉ lệ nhỏ trong nhiều người hiện đại, phổ biến nhất là khu vực Bắc Âu.
Hài cốt quái thú 'trấn yểm' mộ cổ 2.000 năm tuổi Một ngôi mộ cổ có đường kính lên tới 75 m ở châu Âu đã khiên các nhà khảo cổ giật mình bởi hộp sọ một loài thú dữ được đặt ở vị trí khá trang trọng. Theo Heritage Daily, ngôi mộ cổ được tìm thấy ở vùng Dobruja của Romania, có niên đại lên tới 2.000 năm. Đó là một ngôi mộ...