Tây Ban Nha ngày càng lún sâu vào suy thoái
Quý cuối năm 2012, nước này tăng trưởng âm 0,7%, tỷ lệ thất nghiệp hiện cũng ở mức kỷ lục 26% và được dự đoán còn tăng do Tây Ban Nha áp dụng quá nhiều biện pháp khắc khổ.
Theo số liệu của Viện Thống kê Quốc gia Tây Ban Nha ngày 30/1, GDP quý IV/2012 của nước này đã giảm 0,7%, sâu hơn so với 0,3% quý trước. Mức giảm này cũng ngoài dự kiến (âm 0,6%) mà Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha đưa ra ngày 23/1. So với cùng kỳ, tốc độ này giảm 1,8% và so với cả năm 2011 là 1,37%.
Đầu tuần, Ủy ban Châu Âu (EC) cũng ra tín hiệu cảnh báo cơ quan này có thể đề nghị Tây Ban Nha nới lỏng mục tiêu ngân sách lần thứ 4 trong vòng một năm. Tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ tư eurozone đang ở mức kỷ lục 26% trong năm điều hành đầu tiên của Thủ tướng Mariano Rajoy.
Người dân Tây Ban Nha xếp hàng trước trung tâm việc làm ở Madrid. Ảnh: Telegraph
Guillaume Menuet, nhà kinh tế cấp cao tại Citigroup London cho biết: “Chính phủ nên thận trọng, nhu cầu trong nước đang ngày càng co lại và có thể còn kéo dài đến hết nửa đầu năm 2013″. Tập đoàn này dự đoán GDP Tây Ban Nha sẽ co lại 2,2% năm nay. Thâm hụt ngân sách là 6,3% GDP và tỷ lệ thất nghiệp là 26,9%.
Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha tuần trước cũng ước tính nhu cầu nội địa năm 2012 có thể đã giảm 3,9% so với cùng kỳ, khi GDP chịu ảnh hưởng nặng nề từ 5 gói thắt chặt trong chưa đầy một năm. Lần gần đây nhất là giảm lương công chức, cắt trợ cấp thất nghiệp và tăng thuế giá trị gia tăng.
Video đang HOT
Doanh số bán lẻ của nước này cũng giảm 10,7% trong tháng 12 so với cùng kỳ, sâu hơn dự đoán của các nhà kinh tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần trước cũng giảm dự báo về kinh tế Tây Ban Nha và cho rằng nước này sẽ tăng trưởng âm 1,5% năm nay. Số khách du lịch đến đây tháng 12 cũng giảm mạnh so với năm ngoái. Chỉ riêng khách Anh đến trong kỳ nghỉ lễ đã giảm 11%.
Các nhà bán lẻ của Tây Ban Nha như El Corte Ingles, Cortefiel hay DIA đã phản ứng bằng cách giảm giá. Darty cân nhắc rời khỏi quê hương. Trong khi đó, Vodafone và Cementos Portland Valderrivas phải cắt giảm nhân sự. Materis Paints, nhà sản xuất sơn trang trí lớn thứ ba châu Âu, tháng trước cũng nhận định doanh thu tại Tây Ban Nha năm nay sẽ giảm 18%.
Raj Badiani, chuyên gia kinh tế tại IHS Global Insight London cho biết: “Việc chính phủ Tây Ban Nha trung thành với các biện pháp khắc khổ hàng năm trời đã làm tiêu dùng nước này suy giảm trầm trọng. Tình trạng này sẽ còn tiếp tục khi nạn thất nghiệp vẫn rất cao và nợ công còn lớn”.
Theo VNE
Eurozone chính thức trở lại suy thoái
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lại rơi vào suy thoái trong quý III năm nay với dự đoán tình hình có thể còn tiếp tục tồi tệ hơn trong quý cuối cùng của năm. Đây là lần thứ hai Eurozone chính thức rơi vào suy thoái kể từ năm 2009.
Kinh tế Eurozone có khả nănsẽ g tiếp tục suy thoái sâu trong quý tới.
Mặc dù các nền kinh tế Đức và Pháp vẫn tiếp tục tăng trưởng, song tính toàn bộ 17 nền kinh tế thành viên, khu vực Eurozone vẫn rơi vào suy thoái sâu.
Theo số liệu thống kê công bố ngày 15/11, trong quý III năm nay, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone giảm 0,1%, sau khi đã giảm 0,2% trong quý trước. Như vậy, theo định nghĩa kinh tế, Eurozone đã chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật do có hai quý sụt giảm liên tiếp.
Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, GDP của Eurozone giảm 0,6%, toàn Liên minh châu Âu (EU) giảm 0,4% trước khi có thể tăng nhẹ 0,1% trong năm 2013.
Chỉ số kinh tế ảm đạm này được công bố chỉ một ngày sau khi xảy ra làn sóng biểu tình rầm rộ của người dân tại hơn 20 châu Âu để phản đối các chính sách kinh tế khắc khổ đang được chính phủ nhiều nước "lục địa già" áp dụng nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng tồi tệ.
Người dân châu Âu giận dữ biểu tình chống các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
Theo các chuyên gia kinh tế, các số liệu thống kê mới cho thấy Eurozone không những chưa thể thoát khỏi vòng xoáy suy thoái, mà tình hình thậm chí còn có thể xấu đi trong thời gian tới.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng cảnh báo liên minh tiền tệ này có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng hơn với mức suy giảm 0,5% trong năm nay và 0,3% cho năm 2013.
Nguyên nhân khiến tình hình Eurozone ngày càng bi đát chủ yếu do sự bất ổn kéo dài tại các nước thành viên, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp tăng cao. Dự báo tỷ lệ lạm phát sẽ chạm ngưỡng 2,5% trong năm nay (tăng 0,2%), trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng ở mức 11,6%.
Số liệu thống kê cho biết trong quý vừa qua, Đức - nền kinh tế số một châu Âu - chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 0,2%, thấp hơn mức 0,3% trong quý II và 0,5% của quý I. Pháp cũng phải chật vật mới đạt được mức tăng trưởng 0,2%.
Mức tăng trưởng "khiêm tốn" của Đức, Pháp không thể kéo được cả con tàu Eurozone tăng tốc khi kinh tế của Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia và Áo cùng giảm tốc.
Trong quý III, kinh tế của Tây Ban Nha và Italia, những quốc gia áp đặt các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" không được lòng dân, bị sụt giảm lần lượt 0,3% và 0,2%. Trong khi đó,kinh tế Áo suy giảm 0,1% còn Hà Lan giảm 1,1%, mức giảm sâu nhất trong Eurozone.
Theo Dantri
Giá dầu thô về sát mốc 114 USD/thùng Ảnh minh họa: Reuters Đêm qua, rạng sáng nay (11.10, giờ VN), giá dầu thô trên thị trường thế giới quay lại đà giảm sau phiên tăng nhẹ một ngày trước đó. Theo Reuters, giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày 10.10 (kết thúc rạng sáng nay 11.10, giờ VN) trước lo ngại về tình trạng ảm đạm của nền kinh tế...