Tây Ban Nha mở cửa con đường nguy hiểm nhất thế giới
Chính phủ Tây Ban Nha dự kiến trùng tu và mở lại một con đường đi qua hẻm núi dài 100 m được cho là nguy hiểm nhất thế giới.
Từ năm 1999-2000, 5 nhà thám hiểm đã thiệt mạng khi đặt chân lên con đường El Caminito del Rey (tạm dịch: Con đường nhỏ của nhà vua). Kể từ năm 2001, con đường bắc dọc theo hẻm núi hẹp ở tỉnh Malaga này bị chính phủ Tây Ban Nha đóng cửa. Do không được bảo trì đều đặn nên con đường bị xuống cấp trầm trọng.
Ban đầu, El Caminito del Rey chỉ là một lối mòn nhỏ được công nhân xây dựng dùng để đi vào các nhà máy thủy điện nằm trên thác Chorro và thác Gaitanejo, trong những năm 1901-1905. Đến khi Vua Alfonso XIII tới tham dự lễ khai mạc con đập Conde del Guadalhorce năm 1921, nó mới được khoác lên người cái tên quý tộc và thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Phía dưới con đường là dòng sông cạn xen lẫn đá lởm chởm. Ảnh: Daily Mail
Video đang HOT
Sau khi bị đóng cửa, chính quyền tỉnh Malaga cảnh báo sẽ phạt những người cố gắng qua lại con đường này tối đa 6.000 euro (gần 138 triệu đồng). Từ đó, du khách cũng ít lai vãng tới khu vực.
Con đường mới được phục hồi. Ảnh: Daily Mail
Tuy nhiên, thời gian gần đây, chính phủ Tây Ban Nha chi 2,8 triệu euro để phục hồi con đường và sẽ chính thức mở cửa trở lại vào ngày 28-3 tới. Ngoài việc giữ lại hầu hết các đặc điểm ban đầu, các nhà đầu tư xây thêm một số hạng mục như hàng rào để bảo vệ người qua lại, hang động gắn liền với con đường…
Nhà chức trách địa phương sẽ mở cửa 6 tháng miễn phí trước khi thu một khoản “phí đường bộ” nhỏ để có tiền bảo dưỡng định kỳ. Vua Felipe sẽ là một trong những người vinh dự đầu tiên đặt chân lên con đường “Tân” El Caminito del Rey.
P.Nghĩa (Theo Daily Mail)
Theo_Người lao động
Con đường tơ lụa mới trên biển và căng thẳng tại Biển Đông
Trung Quốc có thể nhận ra rằng việc sử dụng giàn khoan Hải Dương 981 tại một khu vực tranh cãi sẽ gây rắc rối và lôi kéo sự can dự của Mỹ. Một kết quả như vậy sẽ cản trở mạng lưới phát triển, thương mại và an ninh mà nước này đang tìm cách xây dựng với sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển.
Giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Với những tiến bộ công nghệ, giàn khoan Hải Dương 981 của Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã gây sóng gió tại Biển Đông và trong cả giới truyền thông quốc tế. Việc có mặt tại nhiều nơi trong năm đầu tiên được triển khai tại Biển Đông cho thấy giàn khoan Hải Dương 981 có thể trở thành một yếu tố thay đổi cuộc chơi tại Biển Đông. Trong năm 2015, một bối cảnh mới đối với những tranh chấp tại Biển Đông là sáng kiến chiến lược "Con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc, một đề xuất tham vọng nhằm tăng cường quan hệ đối tác trên biển và các quan hệ địa chính trị của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á và Nam Á. Một câu hỏi đang khiến thế giới chú ý là cách thức Trung Quốc có thể sử dụng giàn khoan Hải Dương 981 trong bối cảnh mới này.
Trung Quốc đã thăm dò tình hình bằng giàn khoan Hải Dương 981 từ đầu năm 2014, với việc triển khai giàn khoan này trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hành động đã làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ không chỉ từ Hà Nội, mà cả của Mỹ và một số nước khác. Do phản ứng dữ dội đó, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan này khỏi khu vực gây tranh chấp trước kế hoạch. Ngay sau đó, Trung Quốc đã tuyên bố phát hiện một mỏ khí đốt nước sâu lớn, ước tính có trữ lượng 30 tỷ m3 khí đốt, tại khu vực cách đảo Hải Nam 150 km. Giàn khoan Hải Dương 981 hiện đã bắt đầu một chuyến đi mới, hướng về Eo biển Malacca, với đích đến dự kiến là Ấn Độ Dương.
Mặc dù Con đường tơ lụa trên biển được trình bày như một sáng kiến phục vụ thương mại và phát triển, nhưng mục đích chiến lược của nó là cải thiện quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng châu Á. Trong những năm gần đây, các quan hệ của Trung Quốc với nhiều quốc gia thành viên ASEAN đã gặp khó khăn do những tranh chấp tại Biển Đông. Việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á cũng đang gây sức ép lớn đối với Trung Quốc. Thông qua việc đầu tư hào phóng vào phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực, Trung Quốc không chỉ mong muốn thúc đẩy xuất khẩu mà còn muốn tăng cường sự trao đổi về chính sách với các nước láng giềng. Trung Quốc đã mạnh tay chi tiền để biến kế hoạch này thành hành động tại Đông Nam Á, chẳng hạn dự án chi 2 tỷ USD để nâng cấp cảng Kuantan của Malaysia. Nếu dự án Con đường tơ lụa trên biển là sự thay đổi mới của Trung Quốc từ chính sách "ngoại giao quyết đoán" sang chính sách "ngoại vi trên hết", có quan hệ tốt với các nước ngoại vi, thì vấn đề là làm sao Bắc Kinh kết hợp chính sách này với việc sử dụng giàn khoan nước sâu đầu tiên của họ.
Vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm ngoái cho thấy Trung Quốc có nhiều cách để có thể sử dụng công nghệ cho các mục đích khác, nhưng Trung Quốc cần rút ra những bài học từ lần triển khai giàn khoan này trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khi Bắc Kinh bị Mỹ phản đối mạnh mẽ, ngang với việc Mỹ lên án Nga tại Ukraine. Sự thay đổi trên của Bắc Kinh có thể báo hiệu rằng giới lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng việc sử dụng giàn khoan Hải Dương 981 tại một khu vực tranh cãi sẽ mang lại rắc rối và có thể lôi kéo sự can dự của Mỹ tại Biển Đông. Một kết quả như vậy sẽ cản trở mạng lưới phát triển, thương mại và an ninh mà Trung Quốc đang tìm cách xây dựng với sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển.
Một phương án lựa chọn khác là Bắc Kinh có thể tiếp tục sử dụng giàn khoan Hải Dương 981 cho việc thăm dò dầu khí tại các khu vực ít tranh cãi hơn. Việc đơn phương thăm dò tại các khu vực ít tranh chấp có vẻ là một lựa chọn an toàn của Bắc Kinh, song cách tiếp cận này cũng sẽ không giúp làm giảm căng thẳng trong khu vực. Thêm vào đó, lựa chọn này có thể kích thích các nước cùng tuyên bố chủ quyền khác đẩy mạnh các hoạt động khai thác tài nguyên của họ tại Biển Đông và gây ra một cuộc chạy đua. Trong trường hợp này, chắc chắn là các nước Đông Nam Á sẽ tìm kiếm sự cộng tác gần gũi hơn với các công ty của Nga và phương Tây bởi vì các nước này không có những công nghệ cần thiết.
Một khả năng nữa là Trung Quốc có thể thay đổi suy nghĩ trong việc sử dụng giàn khoan Hải Dương 981 bằng việc nêu ra triển vọng cùng phát triển. Trước đây, Trung Quốc đã nêu ra những dự án chung như vậy, nhưng sau đó lại không hành động, nhưng giờ đây với giàn khoan Hải Dương 981, những kế hoạch liên doanh như vậy cuối cùng có thể trở thành hiện thực. Điều này có thể giúp các nước Đông Nam Á không cần hợp tác với các công ty phương Tây và Nga, mà hợp tác với Trung Quốc. Việc chia sẻ chi phí khai thác và thu nhập đảm bảo rằng tất cả các nước đều muốn duy trì trật tự. Việc cùng phát triển sẽ không giải quyết hay chấm dứt những tranh chấp tại Biển Đông, nhưng tạo cơ hội để chính phủ các nước láng giềng cùng hợp tác với Trung Quốc, chứ không phải những nước ngoài khu vực, tăng cường lòng tin của Trung Quốc đối với các nước này và làm giảm căng thẳng tại Biển Đông. Do vậy, giàn khoan Hải Dương 981 có thể trở thành "công cụ ngoại giao" của Trung Quốc trong nỗ lực thực hiện kế hoạch thiết lập Con đường tơ lụa trên biển. Giàn khoan Hải Dương 981 không chỉ gây rắc rối ở Biển Đông, mà còn có thể tạo ra một cơ hội cộng tác mới.
Theo Nghiên Cứu Biển Đông
Chính phủ Tây Ban Nha bác đàm phán độc lập của xứ Catalan Người đứng đầu Chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố sẽ không có trưng cầu dân ý ở khu vực Catalan và hoạt động này là bất hợp pháp. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ngày 12/11 cho biết, Chính phủ nước này để ngỏ khả năng đối thoại chính trị với khu vực Catalan nhưng phản đối bất kỳ cuộc đàm...