Tây Ban Nha lại rơi vào cơn ác mộng Covid-19
Giới chức Tây Ban Nha sẽ áp đặt hàng loạt biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm tiếp theo.
Hồi tháng 5, các nhân viên y tế vỗ tay vui mừng khi thành phố Madrid quyết định đóng cửa bệnh viện dã chiến lớn nhất trên toàn quốc. Đối với Tây Ban Nha, sự kiện này là bước ngoặt mang tính biểu tượng trong cuộc chiến tàn khốc với Covid-19.
Chưa đầy 4 tháng sau, hệ thống y tế của nước này tiếp tục rơi vào tình trạng quá tải, chính phủ lại điều binh đến thành phố Zaragoza để thiết lập thêm bệnh viện dã chiến. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác: đại dịch vẫn còn đó.
Tây Ban Nha từng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19. Trong thời gian gần đây, số liệu dịch tễ tại nước này bất ngờ tăng nhanh trở lại.
Chỉ trong ngày 14/8, Tây Ban Nha ghi nhận thêm 3.000 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 lên hơn 350.000 người. Trong đó, hơn 28.000 trường hợp đã tử vong, dẫn số liệu từ Worldometers.
Liên tục mắc sai lầm
Giải thích về số liệu dịch tễ tăng nhanh, chính phủ Tây Ban Nha viện dẫn việc tăng cường xét nghiệm Covid-19 trong thời gian qua. Nước này đã thực hiện được khoảng 7,5 triệu xét nghiệm và phát hiện một nửa số ca nhiễm mới không biểu hiện triệu chứng.
Song các chuyên gia y tế chỉ ra nhiều lý do khác gây ra làn sóng dịch bệnh hiện tại. Ông Joan Cayla, người đứng đầu Đơn vị Điều tra Lao phổi của Barcelona, nhận xét: “Việc nới lỏng lệnh phong tỏa diễn ra quá nhanh. Chúng ta quay trở lại cuộc sống bình thường chỉ trong vài ngày”.
Tây Ban Nha từng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19. Ảnh: Reuters.
Theo ông Cayla, chính phủ vội vã mở cửa dưới sức ép từ ngành du lịch, vốn là một trụ cột kinh tế chiếm 12% GDP của Tây Ban Nha. Chuyên gia này cũng cho biết nhiều địa phương không thể truy tìm dấu vết mầm bệnh vì thiếu nguồn lực.
“Hồi cuối tháng 6 và đầu tháng 7, cả nước có ít trường hợp nhiễm bệnh mới. Nếu họ làm tốt việc truy dấu mầm bệnh, tình hình lây nhiễm có thể được kiểm soát tốt hơn”, ông Cayla cho biết chính quyền ở Madrid và Catalonia đã nhận nhiều chỉ trích do đánh giá thấp phương án truy dấu mầm bệnh.
Tại Aragon và Catalonia, nhiều “ổ dịch” có liên quan đến các nông dân thời vụ. Nhóm lao động này vẫn phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn, bất chấp cảnh báo phòng chống dịch từ chính phủ.
Giáo sư Helena Legido-Quigley tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London bình luận: “Chính quyền địa phương và doanh nghiệp làm việc không có kế hoạch. Đây vừa là một cuộc khủng hoảng về sức khỏe, vừa là một cuộc khủng hoảng của cả xã hội”.
Ông Ildefonso Hernadez, giáo sư chuyên về sức khỏe cộng đồng của Đại học Miguel Hernadez, cho rằng văn hóa “tụ tập” của người dân cũng là một nguyên nhân gây bùng phát dịch. Khác với nhiều nước châu Âu, xã hội Tây Ban Nha có nhiều gia đình đa thế hệ cùng sinh sống.
“Các gia đình và các nhóm bạn bè thường xuyên gặp gỡ, quây quần trong không gian kín. Tương tác ở cự ly gần như vậy sẽ gia tăng nguy cơ lây truyền bệnh”, ông Hernadez giải thích.
Tây Ban Nha mới công bố hàng loạt biện pháp phòng chống dịch có phạm vi áp dụng trên toàn quốc. Ảnh: Bloomberg.
Hàng loạt chuyên gia cảnh báo
Hôm 13/8, nhiều tổ chức khoa học tại Tây Ban Nha đã công bố một bức thư cảnh báo chung về sự gia tăng ca nhiễm mới trong cộng đồng. 9 tổ chức nhận định làn sóng dịch bệnh tiếp theo sẽ khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe “sụp đổ”.
“Nếu dịch bệnh tiếp tục hoành hành và chính quyền không áp dụng thêm nhiều biện pháp mới, chúng ta sẽ phải đối mặt tình trạng đáng báo động như vài tháng trước”, bức thư viết.
Tiến sĩ Daniel Acuna từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự: “Theo tôi, các nước châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha, vội mở cửa du lịch để tái khởi động nền kinh tế. Song tăng trưởng kinh tế luôn phải đi kèm với an ninh y tế”.
Giáo sư Helena Legido-Quigley cùng 19 chuyên gia y tế hàng đầu cũng viết một bức thư nhằm kêu gọi cuộc điều tra độc lập về nỗ lực chống dịch thất bại của Tây Ban Nha. Bức thư này mới được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet.
“Một trong những mục tiêu của cuộc điều tra là xác định và phân tích kế hoạch chống dịch của Tây Ban Nha trong thời gian tới. Tôi không nghĩ chính phủ đã xây dựng kế hoạch cho 6 tháng tới”, bà Legido-Quigley bình luận.
Hôm 14/8, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa mới công bố hàng loạt biện pháp phòng chống dịch có phạm vi áp dụng trên toàn quốc. Song ông Illa chưa đề cập đến khung thời gian chính xác để triển khai và thi hành các biện pháp này.
Các quy định hạn chế mới bao gồm đóng cửa câu lạc bộ đêm, vũ trường. Ảnh: Time.
Các quy định hạn chế mới bao gồm: đóng cửa câu lạc bộ đêm, vũ trường; giám sát khắt khe hoạt động tại nhà hàng và quầy bar; cấm hút thuốc ở ngoài trời và ở nơi công cộng. Tại hệ thống nhà dưỡng lão, toàn bộ nhân viên và người cao tuổi phải được xét nghiệm Covid-19. Mỗi ngày, các cơ sở này chỉ tiếp nhận một thân nhân đến thăm.
Quan chức y tế bật khóc khi đọc tên bác sĩ hy sinh vì dịch Covid-19
Quan chức y tế Tây Ban Nha không cầm được nước mắt khi đọc tên các nhân viên y tế đã mất trong cuộc chiến chống lại Covid-19.
Những đại dịch bệnh đã từng diễn ra trong lịch sử thế giới
Đại dịch là kịch bản đen tối nhất có thể xảy ra của những căn bệnh truyền nhiễm, và thế giới của chúng ta đã từng trải qua rất nhiều cuộc đại dịch khủng khiếp, khi mà những căn bệnh vượt qua biên giới để lây lan toàn cầu và giết đi rất nhiều người.
Năm 430 trước Công Nguyên: đại dịch ở Athens
Đại dịch sớm nhất mà chúng ta từng ghi nhận xảy ra trong giai đoạn chiến tranh Peloponnesian. Căn bệnh đã xuất phát từ Ethiopia, qua Libya rồi Ai Cập, sau đó tới Athens trong cuộc chiến với người Spartan. Đã có 2 phần 3 dân số chết trong đại dịch này trong vòng 4 năm. Hậu quả của nó được ghi chép lại bởi các nhà sử học và cho tới bây giờ, khi người ta đọc lại vẫn cảm thấy sợ hãi.
Triệu chứng của nó bao gồm sốt, khát nước, chảy máu ở họng và lưỡi, da đỏ và bị tổn thương. Căn bệnh này được cho là bệnh thương hàn, và nó trở thành một tác nhân cực kì lớn trong cuộc chiến vì nó làm suy yếu phần lớn người Athens và họ đã thất bại trước người Sparta. Và từ "Đại dịch" trong tiếng Anh là Pandemic có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp.
Năm 165: Antoini Plague
Đại dịch này giết tới 25% tổng số người mắc phải. Nó được đặt tên theo một vị hoàng đế La Mã là Marcus Aurelius Antoninus vì chính ông ta cũng chết do bệnh này. Triệu chứng của nó gây nên những cơn sốt, tiêu chảy, khô họng mà mọc nhiều mụn nhọt trên gia. Sau này, nhiều nhà khoa học cho rằng đó có thể là căn bệnh đậu mùa.
Năm 250: Dịch Cyprian
Đại dịch Cyprian đã ảnh hưởng tới đế chế Roman giai đoạn năm 249 đến 262, nó làm chết nhiều dẫn tới thiếu hụt dân số và nhân lực diện rộng, dẫn tới suy yếu cả đế chế. Tên của nó được đặt tên theo thánh Cyprian, linh mục của Carthage, người được cho là đã mắc bệnh và miêu tả lại những đặc tính của nó. Nhiều người cho rằng dịch này có thể là dịch cúm, đậu mùa hay sốt xuất huyết do virus. Triệu chứng của nó gồm tiêu chảy, nôn mửa, loét cổ họng, sốt và tay chân bị hoại thư.
Bệnh xuất phát từ Ethiopia, vượt qua Bắc Phi vào Rome và tiến tới Ai Cập. Người dân ở vùng bị ảnh hưởng đã cố gắng di dời đi để tránh bệnh, nhưng họ không hề hay hành động đó đã làm cho căn bệnh ngày càng lan đi xa. Vào 3 thế kỉ sau, bệnh lại bộc phát vào năm 444 tại Anh bất chấp những đề phòng chặt chẽ.
Năm 541: Dịch hạch Justinian
Đầu tiên nó bắt đầu tại Ai Cập, sau đó lan nhanh qua Palestine và đế chế Byzantine rồi tiến thẳng vào vùng địa trung hải. Dịch bệnh này buộc hoàng đế Justinian lúc đó phải dừng kế hoạch đưa đế chế Roman trở lại và gây ra một sự lủng đoạn kinh tế rất lớn. Việc tạo ra một bầu không khí tận thế ảm đạm của nó cũng được xem là một trong những nguyên nhân nhỏ giúp Cơ Đốc giáo được lan rộng nhanh chóng.
Bệnh được ghi nhận là đợt dịch hạch đầu tiên của nhân loại, lan ra nhanh chóng vì mầm bệnh nằm trong chuột và bọ chét trong những con tàu vận hàng đi khắp nơi giao thương. Đỉnh điểm là khi nó giết 10.000 dân ở Constantiople mỗi ngày theo sử gia Procopius. Theo nhiều ước tính, nó có thể đã giết đến 40% dân số trong thành phố và một phần tư dân số ở phia đông Địa trung Hải.
Sau đó, vào năm 588, nó lây lan sang Pháp với mức độ nghiêm trọng hơn, giết tới 25 triệu người dân. Và trong vòng 800 sau đại dịch này, châu Âu không bị đại dịch nào tấn công thêm nữa. Tổng cộng, Dịch hạch Justinian đã giết khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới, làm giảm 50% dân số châu Âu vào giai đoạn 541 tới 700 và khoảng 26% dân số thế giới.
Thế kỉ 11: Bệnh Phong
Mặc dù đã có từ rất lâu rồi, nhưng bệnh phong đã trở thành một đại dịch ở châu Âu vào giai đoạn thời kì trung cổ, dẫn đến việc người ta xây dựng nhiều bệnh viện tập trung vào bệnh phong để đáp ứng số lượng lớn nạn nhân bị nhiễm bệnh.
Một bệnh vi khuẩn phát triển chậm gây ra vết loét và dị dạng, bệnh phong vào thời điểm lúc bấy giờ được cho là một hình phạt từ Chúa xuống các gia đình. Và vì sự mê tín này đã dẫn đến những cái nhìn đánh giá về đạo đức của người bệnh và họ bị tẩy chay nạn nhân. Bệnh có tên gốc gọi là bệnh Hansen, nó vẫn gây ra hàng chục ngàn người mỗi năm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị bằng kháng sinh.
Năm 1350: Cái Chết Đen
Ban nãy mình có nói ở trên, sau đại dịch Justinian, 800 năm sau Châu Âu không bị một đại dịch nào nữa anh em nhớ chứ. Ừ, đại dịch sau 800 năm đó một lần nữa lại là bệnh dịch hạch với cái tên được gọi là Cái chết đen. Sở dĩ gọi là như vậy vì da người mắc bênhj sẽ trở nên sẫm màu hơn người bình thường. Trong ba năm liên tục kể từ năm 1347, đã có 25 triệu người chết tại riêng châu Âu, ngoiaf ra nó còn hoành hành ở châu Á và khu vực Trung Đông, biến đây trở thành một đại dịch toàn câu.
Mỗi lần bùng phát, dịch hạch đều mạnh và nghiêm trọng hơn lần trước. Vào thế kỉ 18 thì người ta ghi nhận đã có 137 triệu người chết và mỗi lần đại dịch đều giết 50% dân số tại những khu vực mà nó bộc phát. Người ta nói rằng tốn đến 150 năm để có thể khôi phục lại lượng dân số trước khi đại dịch này xảy ra, và nó thay đổi rất lớn cấu trúc xã hội lúc bấy giờ.
Năm 1492: thời kì trao đổi Columbus
Sự xuất hiện của người Tây Ban Nha tại vùng Caribbean đã truyền theo những căn bệnh từ châu Âu như đậu mùa, sởi và nhiều bệnh dịch khác. Vì không có sẵn sự miễn dịch do trước đây chưa từng tiếp xúc với những bệnh này, những người dân địa phương đã chết tới 90% dân số trên khắp lục địa.
Khi Columbus đặt chân lên hòn đảo Hispaniola, ông bắt gặp người Taino với dân số khoảng 60000 dân, thế rồi vào năm 1548, con số này còn ít hơn 500 người. Vào năm 1520, đế chế Aztec đã bị tàn phá tận diệt bởi căn bệnh đậu mùa mang trong những người những nô lệ Châu Phi. Một nghiên cứu vào năm 2019 kết luận rằng khoảng 56 triệu dân châu Mỹ bản địa chết vào thế kỉ thứ 16 và 17 và nguyên nhân lớn là do các bệnh dịch.
Năm 1817: đại dịch tả đầu tiên
Bệnh tả được ghi nhận lần đầu tiên vào khoảng thế kỉ 16, nhưng mãi đến năm 1816 thì đại dịch tả mới bộc phát và trở nên khôn lường. Nó đã hoành hành ở Ấn Độ, tiến vào Nga và các nước Đông Âu, Tây Âu và Bắc Mỹ. Theo ghi nhận, chúng ta đã từng trải qua ít nhất 7 lần đại dịch tả, 6 trong số đó xuất phát ở thế kỉ 19 và gần như tất cả mọi châu lục trên thế giới đều nhiễm, trừ khu vực Nam cực. Lần thứ 7 gần nhất là ở Indonesia, nhưng lúc này thì điều kiện sống đã trở nên phát triển và sạch sẽ hơn nhiều nên nó cũng trở nên ít nguy hiểm hơn. Theo tổng cộng thì có đã giết hơn 150 ngàn người. Mặc dù vác xin tả đã được tìm ra vào năm 1885 nhưng hiện tại nó vẫn còn có thể tái diễn lần nữa.
Năm 1855: Đại dịch hạch lần thứ 3
Lần 1 là đại dịch Justinian, lần 2 là Cái chết đen và lần ba diễn ra vào năm 1855, bắt nguồn từ Trung Quốc, sang Ấn Độ và Hong Kong. Nó đã ảnh hưởng đến 15 triệu người. Ban đầu nó lây lan từ những con bọ chét từ Vân Nam và lan rộng đi khắp nơi. Nó được xác định là tồn tại cho tới tận năm 1960, khi mà lượng người bị nhiễm xuống dưới con số vài trăm thì người ta mới yên tâm là đại dịch đã kết thúc.
Năm 1875: dịch sởi ở Fiji
Sau khi được nhượng lại cho nước Anh vào năm 1974 từ tay chính quyền Úc, một bữa tiệc hoàng gia của nữ hoàng Victoria đã diễn ra. Khi dịch sởi bùng phát, cuộc gặp gỡ này đã đem những mầm bệnh lây lan và tàn phá người dân ở đảo Fiji, ước tính có hơn 40 ngàn dân trên đảo đã chết, chiếm khoảng 1/3 dân số ở đây.
Năm 1889: Cúm Nga
Giai đoạn bắt đầu của thế kỉ 20 bắt đầu bằng những đại dịch cúm, khởi nguồn là dịch cúm xuất phát từ Siberia và Kazakhstan, sau đó lây lan vào Moscow và tới nhiều nơi khác ở châu Âu như Phần Lan, Ba Lan và đi khắp Châu Âu. Nhiều năm sau đó, mầm bệnh được cho là đã tới Bắc Mỹ và châu Phi, theo ước tính có khoảng 360 ngàn người đã chết vào cuối năm 1890.
Năm 1918: Cúm Tây Ban Nha
Đây được xem là dịch cúm lớn nhất và gây chết nhiều người nhất. Ba nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Pháp, Mỹ và Sierra Leone. Khả năng gây tử vong của nó rất cao và thường giết nhiều người ở độ tuổi 20 tới 40. Chỉ trong vòng khoảng 6 tháng nó đã giết tới 25 triệu người, và làm 1/5 dân số thế giới mắc bệnh. Tổng cộng nó đã làm 50 triệu người thiệt mạng, nhiều hơn cả người chết trong Thế chiến thứ nhất.
Người ta cho rằng bệnh cúm do gia cầm này có nguồn gốc từ Trung Quốc, lây lan do những người lao động Trung Quốc nhập cư. Những báo cáo chính thống nhất được đưa ra cho dịch cúm này xuất hiện sau khi một đợt dịch bộc phá tại thành phố Madrid vào mùa xuân năm 1918, do đó người ta gọi đó là cúm Tây Ban Nha.
Mặc dù giết chóc rất kinh dị, nhưng nó bỗng biến mất vào mùa hè năm 1919 khi những người mắc bệnh, một là đã tự miễn dịch, hai là đã chết và không thể lây nhiễm nữa.
Năm 1957: Cúm châu Á
Bắt đầu từ Hong Kong và lan sang Trung Quốc rồi đến Mỹ, cúm châu Á đã lây lan nhanh chóng trong vòng 6 tháng, giết chết 14 ngàn người và sau đó lại bùng phát thêm một đợt cúm tại Mỹ làm 69,800 người chết. Tuy nhiên trong cùng năm đó, người ta đã tìm được vác xin và dịch cúm này kết thúc.
Năm 1981: Đại dịch HIV
HIV sẽ tàn phá hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể, làm cho những căn bệnh cơ hội có điều kiện để giết chết người bệnh. Trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được quan sát là một người Mỹ nằm trong cộng đồng đồng tính. Nguồn gốc của căn bệnh là từ một virus trong tinh tinh từ Tây Phi. Nó lây lan qua đường máu, tình dục, từ mẹ sang con. Mặc dù đã có phương pháp điều trị nhưng đã có 35 triệu người chết kể từ khi nó được phát hiện và phương pháp điều trị triệt để tới nay vẫn chưa được tìm ra.
Theo saigondautu.com.vn/Tinh tế
Ca nhiễm nCoV ở Đức vượt 140.000 Đức ghi nhận thêm hơn 1.700 trường hợp dương tính nCoV, giảm so với hôm qua, nâng tổng ca nhiễm lên hơn 140.000, trong đó hơn 4.400 người chết. Viện Robert Koch (RKI), cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 1.775 ca nhiễm nCoV, đưa số ca nhiễm toàn quốc lên...