Tây Ban Nha lại bầu cử quốc hội: Luẩn quẩn giải pháp cũ
Vua Tây Ban Nha Felipe đã giải tán quốc hội và ấn định tiến hành tổng tuyển cử trước hạn vào ngày 23.6.
Vua Tây Ban Nha Felipe. Reuters
Như vậy, lần thứ 2 trong chỉ hơn nửa năm, cử tri Tây Ban Nha lại phải đi bầu quốc hội. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi nền dân chủ được khôi phục ở Tây Ban Nha năm 1975 có chuyện bầu cử quốc hội trước thời hạn. Như thế đủ thấy chính trường và xã hội nước này hiện đang khó khăn như thế nào.
Tỷ lệ thất nghiệp cao tới 26% và tham nhũng trầm trọng khiến đảng Bảo thủ cầm quyền với chính phủ của Thủ tướng Mariano Rajoy thất bại trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua. Nhưng các đảng xã hội dân chủ và cánh tả không nhất trí được với nhau về thành lập chính phủ liên hiệp mới. Ở Tây Ban Nha, thời của 2 đảng phái chính trị lớn thay nhau cầm quyền, chế ngự hoàn toàn chính trường đã qua và những đảng nhỏ giờ đóng vai trò “lập vua”.
Video đang HOT
Ở lần tổng tuyển cử mới, vẫn những đảng phái và nhân vật đã ra tranh cử lần trước giờ thử lại vận may chính trị với những cương lĩnh như trước. Vì thế, nhiều khả năng kết quả rồi cũng sẽ chẳng khác trước nhiều. Đảng Bảo thủ của ông Rajoy vẫn không kiếm được đối tác để thành lập chính phủ liên hiệp trong khi các đảng cánh tả vẫn bất đồng với nhau.
Cử tri Tây Ban Nha vừa đi bỏ phiếu hồi tháng 12.2015 AFP
Viễn cảnh này thật chẳng tốt lành gì. Nếu không nhanh chóng ổn định chính trị và thành lập chính phủ mới,
Tây Ban Nha sẽ tiếp tục trượt sâu vào khó khăn về chính trị, kinh tế và xã hội, nguy cơ xứ Catalonia tìm cách ly khai ngày càng tăng và nước này ngày càng mất uy thế trong EU cũng như trên thế giới. L.P
La Phù
Theo Thanhnien
Bầu cử Tây Ban Nha: Kết cục rõ ràng, tương lai mù mịt
Cuộc bầu cử quốc hội vừa qua đã mở ra thời kỳ chính trị mới ở Tây Ban Nha. Nó chấm dứt truyền thống chính trị ở nước này là đảng Nhân dân (PP) và đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa (PSOE) thay phiên nhau cầm quyền.
Người dân Tây Ban Nha bàn tán về chính trị trên đường phố, một ngày sau cuộc bầu cử có kết quả chia rẽ nhất trong lịch sử nước này - Ảnh: Retuers
Không chỉ vậy, nó còn đưa hai đảng phái chính trị mới tinh là đảng Podemos (tạm dịch: Chúng ta có thể) thuộc cánh tả, và đảng Ciudadanos (tạm dịch: Công dân) thuộc cánh bảo thủ - tự do, vào quốc hội.
Đảng PP vẫn có tỷ lệ phiếu bầu cao nhất nhưng nếu lưu ý rằng đảng này không chỉ mất đa số tuyệt đối mà còn bị giảm từ 45% cách đây 4 năm xuống còn 29% thì phải nói họ đã thua to. Đảng PSOE bị kém 7% so với lần trước. Cho nên chỉ có Pademos với 21% và Ciudadanos với 14% phiếu bầu ở lần ra tranh cử đầu tiên mới xứng đáng được công nhận là đã thắng lớn.
Thông điệp từ cuộc bầu cử này là cử tri muốn chính trường dân chủ hơn, muốn trừng phạt đảng PP cầm quyền và Thủ tướng Mariano Rajoy về những bê bối của đảng này. Họ thể hiện sự mất lòng tin vào đảng PSOE và bắt đầu gửi gắm kỳ vọng vào thế hệ chính trị gia trẻ trung hơn, hiện thân cho những đảng phái, trào lưu và phong cách chính trị mới.
Kết cục bầu cử đã rõ ràng nhưng tương lai chính trị ở nước này giờ lại trở nên mù mịt bởi việc thành lập chính phủ mới sẽ hết sức khó khăn. Hai đảng lớn kia không giành được đa số và không muốn hợp tác. Hai đảng thuộc cánh hữu và bảo thủ cũng không có được đa số cần thiết để thành lập chính phủ mới. Hai đảng ở cánh tả và phe xã hội dân chủ cũng vậy. Tây Ban Nha từ trước đến nay chưa từng lần nào trong tình trạng như vậy.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Tổng thống Venezuela gọi Thủ tướng Tây Ban Nha là 'sát thủ' Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha ngày 28.7 chỉ trích Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro đã phát ngôn "phỉ báng và không thể chấp nhận được" khi ông Maduro gọi Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy là một "sát thủ". Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (ảnh) chọc giận Tây Ban Nha sau khi gọi Thủ tướng nước này là "sát thủ"...