Tây Ban Nha gỡ bỏ quy định đeo khẩu trang ngoài trời
Lần đầu tiên trong gần 2 tháng qua, người dân Tây Ban Nha lại có thể cất khẩu trang trong túi khi chính phủ nước này dỡ bỏ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời vào 10/2.
Một nhóm cô gái trẻ không đeo khẩu trang cùng tụ tập tại quảng trường Plaza ở Madrid ngày 10/2. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết Italy cũng dự định đi theo bước chân của Tây Ban Nha. Cả Tây Ban Nha và Italy đều có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 khá cao và ghi nhận số ca mắc mới và nhập viện giảm so với các giai đoạn bùng phát dịch trước.
Sara de la Rubia, một y tá 45 tuổi tại Madrid nhận định rằng việc bỏ khẩu trang sẽ là cách kiểm nghiệm hiệu quả của vaccine COVID-19. Cả Tây Ban Nha và Italy đều có 82% dân số đã tiêm 2 liều vaccine
Sau giai đoạn cao điểm trong tháng 1, tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tại Tây Ban Nha đã giảm trong 2 tuần sau đó, điều này khiến giới chức xem xét nới lỏng một số biện pháp vốn được áp dụng từ giữa tháng 12/2021 để chống sự lây lan mạnh của biến thể Omicron.
Tại khu phố mua sắm Callao ở thủ đô của Tây Ban Nha vào sáng 10/2, nhiều người vẫn đeo khẩu trang. Trong đó có anh Julio García (27 tuổi), mặc dù cởi mở với cơ hội được bỏ khẩu trang nhưng Julio García nói rằng việc đeo khẩu trang hay không vẫn là một quyết định cá nhân. Anh cho rằng việc đeo khẩu trang không chỉ vì bản thân anh mà còn để bảo vệ gia đình.
Theo quy định mới của Tây Ban Nha, học sinh sẽ không bắt buộc phải đeo khẩu trang vào giờ nghỉ giải lao. Nhưng việc đeo khẩu trang vẫn phải duy trì tại các không gian kín nơi công cộng như phương tiện công cộng và ở những nơi khó có thể duy trì khoảng cách an toàn 1,5 m giữa mọi người.
Italy cũng lên kế hoạch gỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời từ 11/2. Ngoài ra, chính phủ cũng đang bàn luận về gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp từ 31/3.
Tây Ban Nha: Hàng nghìn người trên đảo La Palma phải ở trong nhà do nguy cơ khí độc từ dung nham
Ngày 22/11, khoảng 3.000 người trên đảo La Palma thuộc quần đảo Canary của Tây Ban Nha đã được yêu cầu ở trong nhà khi dung nham từ một vụ phun trào núi lửa tràn ra biển, tiềm ẩn nguy cơ phát tán khí độc.
Dung nham từ núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma, Tây Ban Nha chảy tràn xuống biển ngày 29/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Giới chức địa phương nêu rõ do lo ngại "nguy cơ phát tán khí độc gây hại cho sức khỏe", Cơ quan khẩn cấp về núi lửa (Pevolca) của quần đảo Canary (Pevolca) đã đưa ra khuyến cáo trên đối với người dân tại các thị trấn và những ngôi làng ven biển gần nơi dung nham đang tạo những cột khói trắng lớn và đang tràn xuống biển.
Phát biểu họp báo, Giám đốc kỹ thuật của Pevolca, Miguel Angel Morcuende cho biết chỉ thị trên có thể tác động tới khoảng 3.000 cư dân trên đảo. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên chính quyền địa phương khuyến cáo cư dân tại Santa Cruz de La Palma - thủ phủ của quần đảo Canary - sử dụng khẩu trang FFP2 có khả năng lọc khí thải độc hại cao để tránh hít phải khí độc hại dioxit và lưu huỳnh.
Tất cả các chuyến bay đến và đi từ sân bay La Palma đều đã bị hủy trong ngày 22/11 do tro bụi, đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp hoạt động di chuyển bằng đường hàng không bị gián đoạn.
Trong khi đó, Copernicus - Cơ quan giám sát vệ tinh của Liên minh châu Âu (EU), cho biết đá magma hình thành sau khi dòng dung nham nguội đi đang phủ đầy trên diện tích 1.065 hécta và phá hủy gần 1.500 tòa nhà. Dung nham đã phá hủy nhiều trường học, nhà thờ, các trung tâm y tế và nhiều cơ sở hạ tầng thủy lợi cung cấp nước tưới tiêu cho các đồn điền chuối trên quần đảo này. Ngày 19/11 vừa qua, chính quyền khu vực này ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 900 triệu euro (hơn 1 tỷ USD).
Đây là lần thứ ba dung nham tràn xuống Đại Tây Dương kể từ sau vụ núi lửa Cumbre Vieja tại phía Nam quần đảo Canary "thức giấc" vào ngày 19/9 năm nay khiến tro bụi bao phủ một vùng rộng lớn. Xét tổng thể, hầu hết quần đảo với khoảng 85.000 cư dân này vẫn an toàn và chưa chịu tác động lớn nào từ vụ phun trào. Tuy nhiên, nhiều khu vực ở phía Tây đảo đang đối diện với khó khăn khi dung nham đổ dần ra biển giáp những khu vực này.
Phát hiện "tác phẩm nghệ thuật" lâu đời hàng đầu thế giới, có từ kỷ Băng hà Dấu tay hóa thạch của trẻ em từ 200.000 năm trước được phát hiện ở Ấn Độ, được một nhóm chuyên gia xem là một trong những "tác phẩm nghệ thuật" lâu đời nhất thế giới từng được phát hiện. Các dấu tay được bảo tồn trên đá vôi có từ 200.000 năm trước (Ảnh: Facebook). Theo SCMP, các dấu tay hóa thạch...