Tây Ban Nha ‘dậy sóng’ vì vụ mẹ dùng người đẻ thuê cho con trai đã mất
Một nữ diễn viên truyền hình nổi tiếng ở Tây Ban Nha đang gây tranh cãi sau khi thuê người mang thai hộ và sinh con cho cậu con trai đã mất của mình.
Ana Obregón thông báo về sự ra đời đặc biệt của cháu nội trong một bài viết xuất bản mới đây trên trang bìa của tạp chí iHola. Trong đó, nữ diễn viên 68 tuổi này mô tả chi tiết cách bà sử dụng mẫu tinh trùng của con trai Aless, người đã qua đời vì bệnh ung thư vào năm 2020 khi mới 27 tuổi, để thụ tinh cho một phụ nữ đẻ thuê.
Ảnh bà Obregón bế cháu nội trên trang bìa tạp chí iHola. Ảnh: Twitter
Câu chuyện thu hút sự chú ý của dư luận Tây Ban Nha đến mức tạp chí Letras đã cử phóng viên lần theo dấu vết của người mang thai hộ – một phụ nữ gốc Cuba sống ở bang Florida, Mỹ và tung ảnh của cô lên trang nhất.
Video đang HOT
Sự việc đã làm dấy lên cuộc tranh luận cả về pháp lý và đạo đức ở Tây Ban Nha. Luật pháp nước này cấm việc mang thai hộ và chỉ cho phép sử dụng các mẫu tinh trùng để thụ thai cho phụ nữ góa bụa trong vòng 12 tháng sau cái chết của người bạn đời, với sự cho phép rõ ràng của họ.
Theo bà Obregón, đứa trẻ có tên Ana Sandra Lequio Obregón, sinh ngày 20/3 tại Miami và sẽ mang quốc tịch Mỹ. Cô bé sẽ được đăng ký tại lãnh sự quán Tây Ban Nha ở Miami trước khi bay về Tây Ban Nha.
Một số người đặt câu hỏi, liệu bà Obregón có thể mang một đứa trẻ sinh ra theo cách bất hợp pháp theo quy định của Tây Ban Nha về nước này hay không. Tuy nhiên, nữ diễn viên kỳ cựu nói, bà có tài liệu chứng minh bản thân được pháp luật công nhận là mẹ của bé gái ở Mỹ và việc nhận nuôi một đứa trẻ sinh ra tại nước ngoài là hợp pháp ở Tây Ban Nha.
Bà Obregón và con trai Aless khi còn sống. Ảnh: Europa Press
Bà Obregón tiết lộ thêm về cách cô bé Ana thích nghi với gia đình của mình: “Đây không phải là con gái mà là cháu gái của tôi. Con bé là con của Aless và khi cháu lớn lên, tôi sẽ nói với cháu rằng cha nó là một anh hùng”. Nữ diễn viên này nhấn mạnh, con trai quá cố của bà luôn muốn có một gia đình lớn. Do đó, bà không loại trừ việc lặp lại quy trình để Ana có thêm em trai hoặc em gái.
Theo CNN, một số chuyên gia cho rằng tính pháp lý của tình huống này là không rõ ràng. Trong khi, nhiều nhà quan sát khác nhận định, bà Obregón khó có thể gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào khi đưa cháu nội về nhà.
Tuy nhiên, vụ việc đang làm dấy lên các câu hỏi về đạo đức đối với việc mang thai hộ. Luật pháp Tây Ban Nha coi hành vi này là “một hình thức bạo lực đối với phụ nữ”. Một số ý kiến lại tỏ ra hoài nghi tuyên bố của bà Obregón về việc bà đang thực hiện tâm nguyện cuối cùng trước khi chết của con trai.
Bà Obregón đã tìm cách xoa dịu các tranh cãi, gọi cuộc tranh luận ở Tây Ban Nha là “lố bịch” vì việc mang thai hộ là hợp pháp ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ. Một số quốc gia khác, ví dụ như Anh, cho phép mang thai hộ nhưng hạn chế việc này. Các hạn chế cộng với chi phí cao và thiếu người mang thai hộ khiến các cặp đôi ở xứ sở sương mù thường tìm kiếm những người đẻ thuê ở nước ngoài như Mỹ, nơi quy trình đơn giản hơn.
Ủy ban châu Âu cảnh báo hậu quả của việc áp giá trần khí đốt
Ủy ban châu Âu đã cảnh báo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) rằng việc áp mức trần giá khí đốt dùng để sản xuất điện có thể làm tăng mức tiêu thụ khí đốt và xuất khẩu điện do EU trợ cấp.
Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí đốt tự nhiên ở Sayda, miền Đông Đức. Ảnh tư liệu: AP/TTXVN
Theo tài liệu mà hãng tin Reuters có được, Ủy ban châu Âu đã gửi các nước thành viên bản phân tích việc áp mức trần giá khí đốt được sử dụng để sản xuất điện. Đây là kế hoạch do Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đề xuất vào mùa Hè này sau khi giá năng lượng tăng vọt do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Ủy ban châu Âu cho rằng việc áp mức trần giá khí đốt trên phạm vi toàn EU, có thể khiến nhu cầu khí đốt của EU tăng lên tới 9 tỷ m3, đồng thời dẫn đến khả năng tăng xuất khẩu điện giá rẻ hơn sang các nước không thuộc EU như Anh và Thụy Sĩ - các quốc gia không áp giới hạn giá khí đốt. Theo EC, điều này đặt ra yêu cầu phải có các biện pháp kiểm soát phù hợp nhằm ngăn chặn điện giá rẻ hơn được đưa sang các nước ngoài EU, như Anh và Thụy Sĩ, vốn không áp mức giá trần.
Ủy ban châu Âu cho biết thêm nếu giá khí đốt thị trường là 180 euro (177 USD)/MWh (megawatt giờ) trong 1 năm, thì kế hoạch trên có thể mang lại lợi nhuận ròng 13 tỷ euro (12,8 tỷ USD) và giúp kiềm chế lạm phát, tuy nhiên mức lợi nhuận này sẽ không được trải đều ở các quốc gia. Theo kế hoạch này, Pháp - nước nhập khẩu ròng điện sản xuất từ khí đốt - sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, trong khi Đức, Hà Lan và Italy - những nước sản xuất phần lớn điện từ khí đốt - có thể đối mặt với mức chi phí cao nhất để tài trợ cho kế hoạch này.
Đồng quan điểm với Ủy ban châu Âu, Đức và Hà Lan cũng đã cảnh báo việc áp mức trần để giảm giá khí đốt so với mức tăng "phi mã" hiện nay có thể khiến tiêu thụ năng lượng tăng đột biến vào thời điểm các nước đang chạy đua để tiết kiệm nhiên liệu và thay thế nguồn cung từ Nga. Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Nga cung cấp đến 155 tỷ m3 khí đốt cho EU.
Theo kế hoạch, ngày 25/10, Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên EU sẽ nhóm họp để bàn các phương án áp giá trần khí đốt trong bối cảnh một số quốc gia vẫn còn chia rẽ về vấn đề này cùng biện pháp thực hiện sau nhiều tuần thảo luận.
WHO cảnh báo dịch bệnh COVID-19 vẫn là mối đe dọa tiềm tàng Đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và sự xuất hiện của các biến thể mới vẫn là mối đe dọa tiềm tàng, tiếp tục gia tăng sức ép đối với hệ thống y tế vốn chưa phục hồi sau hơn 2 năm đại dịch hoành hành. Đây là cảnh báo của ông Babatunde Olowokure - Giám đốc Văn phòng Tình trạng khẩn...