Tây Ban Nha dành 239 triệu USD hỗ trợ đảo La Palma
Ngày 3/10, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết chính phủ nước này sẽ cấp 206 triệu euro (khoảng 239 triệu USD) để giúp đảo La Palma tái thiết sau khi núi lửa Cumbre Vieja trên đảo này phun trào dữ dội ngày 19/9 vừa qua.
Dung nham từ núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma, Tây Ban Nha chảy tràn xuống biển ngày 29/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc họp báo khi tới thăm đảo La Palma, Thủ tướng Sanchez nêu rõ ngày 5/10 tới nội các sẽ thông qua một gói biện pháp để hỗ trợ La Palma trong các lĩnh vực như tái thiết cơ sở hạ tầng, việc làm, nông nghiệp và du lịch.
Đây là gói tài chính thứ hai Chính phủ Tây Ban Nha hỗ trợ La Palma khắc phục hậu quả vụ núi lửa phun trào nói trên. Trước đó, chính phủ đã công bố gói cứu trợ đầu tiên trị giá 10,5 triệu euro (12,3 triệu USD), trong đó dành khoảng 5 triệu euro để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng mua nhà và số còn lại để mua đồ dùng gia đình thiết yếu.
Video đang HOT
Ngày 19/9, núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma thuộc quần đảo Canary của Tây Ban Nha bắt đầu phun trào khiến ít nhất 900 ngôi nhà bị hư hại. Nhà chức trách đã phải sơ tán 6.000 người dân và phong tỏa 3 ngôi làng ven biển nhằm đề phòng các nguy cơ.
Miệng núi lửa thứ hai phun trào ở Tây Ban Nha
Núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma, thuộc quần đảo Canary, phun trào đợt mới, khiến nhiều chuyến bay bị hủy và thêm nhiều người dân phải sơ tán.
Lệnh sơ tán mới được ban bố hôm 24/9 khi các vụ nổ lớn và các khe nứt mới được ghi nhận tại núi lửa, tạo ra đám khói lớn đen kịt cùng tro bụi trên không trung.
7 chuyến bay đã bị hủy trong khu vực. "Vẫn chưa thể nói khi nào chúng tôi có thể nối lại các chuyến bay", hãng hàng không Binter của Tây Ban Nha đăng Twitter.
Khói bụi bốc lên từ miệng núi lửa mới phun trào trên đảo La Palma, thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha hôm 24/9. Ảnh: Reuters .
Phóng viên Nicolas Haque của Al Jazeera, mô tả từ hiện trường rằng khung cảnh giống như "một cái vạc khổng lồ đang âm ỉ cháy".
"Không ai biết kịch bản tiếp theo. Đám mây tro bụi bốc lên, toàn bộ chuyến bay bị hủy trong khu vực. Khi miệng núi lửa thứ hai phun trào, chúng tôi nghe âm thanh bùng nổ, cảm giác sợ hãi thực sự về những gì sắp xảy ra", Haque cho hay.
Trước đó, khoảng 6.100 người đã được di dời sau khi núi lửa phun trào lần đầu hôm 19/9. Chính quyền khu vực cho biết lệnh sơ tán bắt buộc đã được ban hành tại các khu vực của đảo La Palma "do nguy cơ tăng đối với dân số do đợt phun trào hiện nay".
Tốc độ dung nham chảy ra từ miệng núi lửa đã giảm dần những ngày gần đây và các chuyên gia hy vọng dung nham sẽ không lan ra đến biển. Họ lo ngại dung nham nóng chảy tương tác với nước biển sẽ tạo ra các đám mây khí độc, ảnh hưởng đến môi trường biển.
Giới chức tuần này thiết lập một khu vực cấm đi lại để ngăn những người hiếu kỳ đến gần xem cảnh núi lửa phun trào. Hàng trăm ngôi nhà và những vùng đất rộng lớn đã bị phá hủy do vụ phun trào. Chính quyền khu vực ước tính thiệt hại lên tới hơn 400 triệu euro (470 triệu USD), chưa ghi nhận thương vong về người.
Chính phủ Tây Ban Nha dự tính coi hòn đảo này là khu vực thiên tai và lập kế hoạch tái thiết toàn diện, Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết.
Vụ phun trào trên đảo La Palma, nơi sinh sống của khoảng 85.000 người, là vụ phun trào đầu tiên sau 50 năm. Lần phun trào gần nhất được ghi nhận năm 1971, khi miệng núi lửa Teneguia ở cùng dãy núi lửa phun trào ở phía nam hòn đảo.
Đợt phun trào của núi lửa trên đảo La Palma dự báo kéo dài ít nhất 3 tuần Ngày 22/9, Viện Nghiên cứu núi lửa quần đảo Canary (INVOLCAN) của Tây Ban Nha dự báo đợt phun trào lần này của núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma sẽ kéo dài trong khoảng từ 24-84 ngày. Núi lửa Cumbre Vieja trên quần đảo Canary của Tây Ban Nha phun khói, nham thạch và tro bụi ngày 19/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo...