Tây Ban Nha có chính phủ liên minh đầu tiên trong nhiều thập kỷ
Ông Pedro Sanchez nhậm chức một ngày sau khi vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần thứ 2 tại Quốc hội, qua đó chấm dứt thế bế tắc chính trị kéo dài nhiều tháng qua.
Thủ tướng Pedro Sanchez phát biểu sau khi vượt qua cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 7/1. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 8/1, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai trước Nhà vua Felipe VI, trở thành người đầu tiên đứng đầu một chính phủ liên minh tại nước này kể từ năm 1975.
Ông Sanchez nhậm chức một ngày sau khi vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần thứ 2 tại Quốc hội, qua đó chấm dứt thế bế tắc chính trị kéo dài nhiều tháng qua.
Video đang HOT
Ông sẽ lãnh đạo một chính phủ thiểu số, trong một liên minh với đảng cực tả Podemos.
Xuất hiện trên truyền hình tại Cung điện Zarzuela, ông Sanchez tuyên thệ tuân thủ hiến pháp.
Các nguồn tin đảng Xã hội cho biết Thủ tướng Sanchez sẽ tập trung vào việc củng cố chính phủ mới, và dự kiến sẽ thông báo đường hướng nhiệm kỳ mới vào tuần tới.
Chính phủ mới sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến đấu nhằm chấm dứt sự bất ổn kinh niên khiến nền kinh tế lớn thứ 4 khu vực đồng euro (Eurozone) chao đảo từ năm 2015.
Tuy nhiên, với chỉ 155 ghế trong Quốc hội, chính phủ mới sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thúc đẩy việc thông qua luật, trong đó ưu tiên hàng đầu là thông qua ngân sách nhà nước đã bị trì hoãn quá lâu, một vấn đề gai góc từng làm sụp đổ chính phủ đầu tiên của ông và dẫn tới cuộc tổng tuyển cử hồi tháng Tư.
Liên minh mới cam kết nâng mức lương tối thiểu và tăng thuế đánh vào những người có thu nhập cao và các doanh nghiệp lớn, trong khi hủy bỏ các yếu tố của các cải cách thị trường lao động gây tranh cãi năm 2012 vốn bị cho là ảnh hưởng đến việc tạo công ăn việc làm./.
Theo Bích Liên (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Vẫn không có đảng nào giành đa số sau bầu cử Tây Ban Nha
Chính trường Tây Ban Nha vẫn chưa thể thoát ra khỏi bế tắc do không có đảng nào giành được đa số quá bán.
Kết quả cuộc bầu cử lập pháp thứ hai trong năm 2019 tại Tây Ban Nha cho thấy đảng Xã hội công nhân của Thủ tướng Pedro Sanchez chiến thắng nhưng vẫn không thể giành được đa số quá bán để tự thành lập chính phủ.
Các lá phiếu và phong bì bầu cử đã được chuẩn bị sẫn sàng cho cuộc bầu cử Quốc hội tại Tây Ban Nha ngày 10/11. (Nguồn: Reuters)
Kết quả công bố vào nửa đêm qua theo giờ Madrid cho thấy, đảng Xã hội công nhân Tây Ban Nha (PSOE) của Thủ tướng Pedro Sanchez đã chiến thắng khi giành khoảng 28% tổng số phiếu, tương đương 121 ghế trong Quốc hội 350 ghế của Tây Ban Nha, gần bằng kết quả cuộc bầu cử tháng 4/2019 (123 ghế).
Trong khi đó, đảng đối lập chính là đảng Nhân dân Tây Ban Nha (PP) giành 87 ghế, tăng 21 ghế. Tiếp theo là đảng cực hữu "La Vox" (Tiếng nói) với 52 ghế và đảng Podemos theo đường lối thiên tả được 35 ghế.
Đây là kết quả tương đối phù hợp với các dự đoán trước đó và với kết quả này, chính trường Tây Ban Nha vẫn chưa thể thoát ra khỏi bế tắc do không có đảng nào giành được đa số quá bán, tức ít nhất là 176 ghế để tự đứng ra thành lập chính phủ.
Điểm đáng chú ý nhất của cuộc bầu cử lần này là tình thế bế tắc chính trị kéo dài gần 1 năm qua tại Tây Ban Nha đang tạo môi trường thuận lợi cho đảng cực hữu La Vox thăng tiến mạnh mẽ, khi số ghế đảng này giành được đã tăng gấp đôi (24 lên 53) so với cuộc bầu cử hồi tháng 4/2019.
Tình thế mới này sẽ khiến cho nỗ lực thành lập chính phủ liên minh cánh tả của Thủ tướng Tây Ban Nha, Pedro Sanchez trong những ngày tới gặp nhiều thách thức, đặc biệt khi đảng có khả năng liên minh lớn nhất là Pô-đê-mốt (Podemos) giành kết quả kém hơn so với trước kia./.
Theo Quang Dũng/VOV-Paris
Tây Ban Nha: Phe đối lập quyết không ủng hộ quyền Thủ tướng Sanchez Chính trường Tây Ban Nha còn gặp nhiều bế tắc khi đảng PSOE vẫn bác bỏ khả năng thành lập một liên minh chính phủ với đảng Unidas Podemos. Quyền Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. (Ảnh: Reuters) Ngày 17/9, lãnh đạo đảng Unidas Podemos Pablo Iglesias khẳng định sẽ chỉ ủng hộ thủ lĩnh đảng Công nhân xã hội Tây Ban...