Tây Ban Nha: Cháy trên đảo Gran Canaria, 1.000 người sơ tán khẩn cấp
Cháy rừng đã lan rộng 23km kể từ khi bùng phát ngày 10/8 tại khu đô thị phía Tây của Artenara gần thành phố Las Palmas trên đảo Gran Canaria, thuộc quần đảo Canary của Tây Ban Nha.
Hiện trường vụ hỏa hoạn tại khu vực Artenara, gần thành phố Las Palmas trên đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha. (Ảnh: The Sun/TTXVN)
Giới chức Tây Ban Nha cho biết lực lượng cứu hỏa đã kiểm soát được đám cháy lớn trên đảo Gran Canaria.
Phát biểu tại họp báo ngày 12/8, người đứng đầu chính quyền khu vực quần đảo Canary xác nhận các nỗ lực dập lửa đã đem lại kết quả tốt.
Tuy nhiên, cơ quan khẩn cấp cảnh báo gió mạnh và nhiệt độ cao có thể khiến tro tàn bùng lên thành đám cháy mới. Cơ quan này nêu rõ toàn bộ nhân lực sẽ vẫn tiếp tục công tác dập lửa trong đêm.
Video đang HOT
Cháy rừng đã lan rộng 23km kể từ khi bùng phát ngày 10/8 tại khu đô thị phía Tây của Artenara gần thành phố Las Palmas trên đảo Gran Canaria, thuộc quần đảo Canary của Tây Ban Nha.
Khoảng 250 nhân viên cứu hỏa và binh sỹ đã được điều động dập lửa. Hỏa hoạn đã buộc gần 1.000 người dân đã phải sơ tán khẩn cấp. Tuy nhiên, phần lớn trong số này đã được trở về nhà trong ngày 12/8. Không có ai bị thương trong vụ hỏa hoạn.
Thống kê sơ bộ cho thấy hơn 1.000ha rừng trên quần đảo Canary đã bị thiêu rụi.
Đảo Gran Canaria là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha.
Tháng Bảy vừa qua, hai địa điểm của quần đảo này là Risco Caido và dãy núi thiêng Gran Canaria đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thuộc Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), hiện Tây Ban Nha là điểm du lịch “đắt khách” thứ hai trên thế giới, sau Pháp. Tuy nhiên, đây cũng là đất nước thường xuyên xảy ra các vụ cháy rừng lớn do thời tiết khô cằn vào mùa Hè./.
Theo Đặng Ánh (TTXVN/Vietnam )
Con trai Tổng thống Cộng hòa Congo bị cáo buộc biển thủ 50 triệu USD
Theo một cuộc điều tra mới, Denis Christel Sassou Nguesso - con trai của Tổng thống Cộng hòa Congo bị cáo buộc đã thực hiện kế hoạch rửa tiền qua 6 quốc gia châu Âu.
Người này được cho là đã chiếm đoạt hơn 50 triệu USD tiền công quỹ bằng cách chuyển qua các công ty vỏ bọc và các kênh pháp lý bí mật.
Tiền công quỹ được cho là chảy vào các công ty vỏ bọc thuộc sở hữu của Denis Christel Sassou-Nguesso, con trai Tổng thống CH Congo
Đứng đầu kế hoạch rửa tiền này là Nghị sỹ Denis Christel Sassou-Nguesso (44 tuổi), trưởng nam của Tổng thống Congo Denis Sassou-Nguesso, người giữ vị trí lãnh đạo cao nhất nước này suốt 35 năm. Trước đó, con gái của Tổng thống cũng bị cáo buộc đánh cắp 20 triệu USD công quỹ và trích một phần để mua một căn hộ cao cấp ở tháp Trump tại New York. Tổng thống Denis Sassou-Nguesso để lại tai tiếng nhất vào tháng 9-2006, trong cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, đoàn tùy tùng của ông (trong đó có một số thành viên của gia đình) đặt 44 phòng khách sạn và tổng hóa đơn nghỉ 5 đêm được thanh toán hơn 140.000 USD, cao hơn cả số tiền mà nước Anh đã viện trợ nhân đạo cho Cộng hòa Congo trong năm 2006.
Theo Global Witness - tổ chức phi chính phủ của Anh, 6 quốc gia ở EU, tiểu bang Delaware (Mỹ) và quần đảo Virgin (thuộc Anh) đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch rửa tiền của Denis Christel Sassou-Nguesso. Các nhà điều tra đã thu thập được tài liệu cho thấy tổng cộng 675 triệu USD trong kho bạc Congo-Brazzaville đã chuyển đi, trong đó hơn 50 triệu USD sau này đã được chuyển qua các công ty ở Delaware và quần đảo Virgin trước khi đến đảo Cyprus. Các công ty thuộc sở hữu bí mật của ông Sassou-Nguesso ở Cyprus đã nhận được tiền và ông ta đã sử dụng nó để thanh toán cho các công ty có trụ sở tại Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Thời gian diễn ra các cáo buộc tham ô này là giai đoạn 2013 - 2014.
Cộng hòa Congo có trữ lượng dầu lớn, nhưng gần một nửa số người dân sống trong nghèo đói. Nhóm điều tra cho biết, số tiền công quỹ đáng kể nói trên đã được rút ra thông qua một hợp đồng giả mạo giữa Congo với Công ty cơ sở hạ tầng Asperbras của Brazil. Theo Global Witness, Asperbras đã ký hợp đồng để thực hiện một cuộc khảo sát địa chất và đã giao thầu một phần công việc cho một công ty ở trên đảo Cyprus có tên Gabox Limited, mặc dù thực tế là Gabox đã được thành lập chỉ 2 ngày trước khi thỏa thuận được ký kết và họ cũng không có nhân viên hay vốn. Gabox đã nhận được 25% số tiền mà Asperbras nhận được từ chính phủ Congo. Mặc dù vậy, Asperbras khẳng định đã làm đúng thủ tục trong quy trình mua sắm công ở Congo, rằng tất cả các hợp đồng của Asperbras với Congo được phê duyệt một cách hợp pháp và đúng quy định.
Nhóm điều tra đã phát hiện nhân vật quan trọng thứ hai trong đường dây này là Jose Veiga, một doanh nhân người Bồ Đào Nha. Veiga là người đứng ra lập công ty Gabox, làm bình phong cho ông chủ thực sự của nó là Sassou-Nguesso. Ông này được cho là đã tiếp tay cho hoạt động rửa tiền bằng cách giúp bảo đảm cho Asperbras giành được các hợp đồng nhà nước ở Congo. Đáng chú ý, ông Jose Veiga - cựu Giám đốc Câu lạc bộ bóng đá Benfica (người được biết đến với tên gọi "phù thủy người Bồ Đào Nha" của Tổng thống Congo) từng bị bắt tạm giam vào năm 2016 trong một cuộc điều tra về rửa tiền và tham nhũng quốc tế. Người này được thả sau 3 tháng ngồi tù và thêm 2 tháng bị quản thúc tại gia.
Global Witness sau quá trình điều tra xác định chủ nhân thực sự của các công ty đáng ngờ cho biết, có những lỗ hổng lớn trong việc thực thi các biện pháp chống tham nhũng ở các nước châu Âu. "Khi lần theo đường đi của các khoản tiền, chúng tôi thấy nó đã được chuyển qua một số khu vực vốn tự hào vì có chế độ chống rửa tiền mạnh mẽ, như EU và Mỹ" - bà Mariana Abreu, người đứng đầu cuộc điều tra nhấn mạnh.
Theo anninthudo
Chủ tịch EC đề cao vai trò của Italy trong một EU thống nhất Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, EU mong muốn các chính sách của khối mang lại hiệu quả, song đây là một nhiệm vụ không dễ dàng. Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tiếp xúc song phương với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte. (Nguồn: ansa.it) Ngày 2/8, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von...