Tây Ban Nha cấm xe scooter điện đi trên vỉa hè
Ngày 24/10, chính quyền thủ đô Madrid của Tây Ban Nha đã cấm tất cả các loại scooter điện ( e-scooter) lưu thông trên các vỉa hè.
E-scooter lưu thông trên vỉa hè là mối lo ngại về an toàn với người đi bộ. Ảnh: straitstimes.com
Biện pháp này được đánh giá là “một mũi tên trúng hai đích” khi vừa có thể loại bỏ các mối đe dọa an toàn với người đi bộ lại vừa cho phép quản lý các phương tiện giao thông thay thế hiện đang ngày càng gia tăng trong nỗ lực cắt giảm khí thải gây ô nhiễm không khí từ các phương tiện truyền thống.
Hiện Madrid đang nỗ lực cải thiện chỉ số ô nhiễm không khí được xếp vào loại cao nhất châu Âu. Tuy nhiên, việc gia tăng đột biến các loại hình e-scooter lại dấy lên không ít quan ngại về sự an toàn với người đi bộ.
Tuy nhiên, việc cấm e-scooter di chuyển trên vỉa hè lại có thể gây nguy hiểm cho các loại xe di chuyển dưới lòng đường và cho chính những người điều khiển xe e-scooter vì một số xe dạng này có tốc độ tối đa lên tới 60km/h.
Theo các biện pháp mới nhằm quản lý giao thông công cộng và tư nhân, xe đạp, xe gia đình và e-scooter chỉ được phép đạt tốc độ tối đa là 30km/h khi di chuyển trên đường phố Madrid.
Trước đó, Pháp cũng áp dụng một quy định tương tự sau khi các công ty công nghệ giao thông như Lime tung ra thị trường châu Âu hàng nghìn xe e-scooter trong vài tháng gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dùng.
Lê Ánh
Video đang HOT
Theo TTXVN
Thủ hiến Catalan đòi độc lập, ra tối hậu thư cho Thủ tướng Tây Ban Nha
Ngày 2.10, Thủ hiến Torra dọa rút sự ủng hộ cần thiết của ông ở Quốc hội Tây Ban Nha dành cho chính phủ thiểu số của Thủ tướng Pedro Sanchez, trừ phi chính phủ có kế hoạch mới để vùng Catalan được độc lập khỏi chính quyền trung ương ở thủ đô Madrid vào cuối tháng 10 này.
Thủ hiến Torra phát biểu - Ảnh: AP
Chính phủ Thủ tướng Sanchez lập tức bác tối hậu thư cho Catalan độc lập của Thủ hiến Quim Torra.
Thủ hiến dùng lá phiếu để dọa chính quyền trung ương
Ngày 2.10, Thủ hiến Torra dọa rút sự ủng hộ cần thiết của ông ở Quốc hội Tây Ban Nha dành cho chính phủ thiểu số của Thủ tướng Sanchez, trừ phi chính phủ có kế hoạch mới để vùng Catalan được độc lập khỏi chính quyền trung ương ở thủ đô Madrid vào cuối tháng 10 này.
Thủ hiến Torra được ghi nhận là người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn, đã phát biểu tại trụ sở Quốc hội Catalan chiều 2.10, rằng sự kiên nhẫn chờ đợi của vùng Catalan "không phải vô hạn", và đề nghị sớm có cuộc gặp với chính phủ: "Nếu tháng 11 không đạt được một cơ chế thỏa thuận cho sự độc lập và được quốc tế công nhận, thì các đảng ủng hộ độc lập sẽ không bảo đảm cho Thủ tướng Pedro Sanchez có bất kỳ sự ổn định nào ở Quốc hội Tây Ban Nha".
Thủ hiến Torra nói rõ là sẽ có thể không cho Thủ tướng Sanchez lá phiếu cần thiết để thông qua ngân sách quốc gia năm 2019. Không thông qua được ngân sách có thể buộc chính quyền 4 tháng tuổi của ông Sanchez phải giải tán và tổ chức bầu cử sớm.
Tại Madrid, chính phủ chống ly khai của Thủ tướng Mariano Rajoy bị bỏ phiếu bất tín nhiệm hồi tháng 5, và ông Sanchez lên làm Thủ tướng.
Ông Sanchez thuộc đảng Công nhân Xã hội trung tả. Đảng này chỉ có 84/350 ghế trong Quốc hội Tây Ban Nha, thuộc phe thiểu số trong chính phủ và phần nào lệ thuộc các nghị sĩ Catalan theo chủ nghĩa dân tộc ở Quốc hội Tây Ban Nha trong việc thông qua ngân sách và các vấn đề chính trong chương trình hoạt động của Quốc hội Tây Ban Nha.
Chính quyền trung ương không chấp nhận Catalan độc lập
Tối hậu thư của ông Torra được đưa ra một ngày sau khi bùng nổ kỷ niệm 1 năm ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về Catalan độc lập (ngày 1.10.2017).
Nhưng chính phủ Tây Ban Nha bác lời dọa của Thủ hiến Torra. Người phát ngôn chính phủ, nữ Bộ trưởng Giáo dục Isabel Celaa cho ông Torra biết: Đàm phán về chính quyền Catalan tự trị vẫn được đặt trên bàn, chính phủ chưa giải quyết.
Bà Celaa nói: "Lãnh đạo chính quyền Catalan không cần phải chờ câu trả lời của chúng tôi đến tháng 11. Chúng tôi sẽ cho ông ấy câu trả lời ngay lúc này. Câu trả lời là một chính quyền tự trị nhưng không độc lập, đề xuất là cùng sốn chung và không độc lập. Chính phủ Tây Ban Nha không chấp nhận tối hậu thư, và duy trì quyết tâm tiến hành đối thoại".
Bà Celaa còn nói Thủ hiến Torra phạm sai lầm khi "ca ngợi nhóm cấp tiến" khi người biểu tình đánh nhau với cảnh sát Catalan trong ngày 1.10, và "hôm nay ông ấy phạm sai lầm khác khi tung ra lời dọa nạt chỉ nhằm phá hoại cho sự cùng sống chung giữa người Catalan".
Trong ngày kỷ niệm 1 năm cuộc trưng cầu dân ý 1.10, khoảng 180.000 người tụ họp ở thành phố Barcelona, thể hiện sự ủng hộ Catalan độc lập và trương biểu ngữ "Ngày 1.10, không tha thứ và không quên". Thủ hiến Torra ca ngợi người biểu tình, kêu gọi họ "duy trì sức ép".
Nhưng cuộc biểu tình hòa bình khiến đường sá bị chặn, và kết thúc bằng việc cảnh sát chống bạo loạn ngăn chặn người biểu tình bao vây toan trụ sở quốc hội vùng và sở cảnh sát quốc gia ở Barcelona.
Cảnh sát vùng Catalan, lực lượng Mossos d'Esquadra, nói 30 cảnh sát bị thương khi họ cố gắng chặn người biểu tình xông vào trụ sở quốc hội vùng và biểu tình bên ngoài sở cảnh sát.
"Dùi cui và nắm đấm luôn là giải pháp tệ hại nhất"
Thủ tướng Sanchez yêu cầu Thủ hiến Torra kiềm chế những người gây ra bạo lực. Ông viết Twitter sáng 2.10: "Chính trị Catalan phải quay vào trụ sở quốc hội Catalan. Thủ hiến Torra cần tuân thủ các nghĩa vụ bắt buộc, không cản trở sinh hoạt chính trị trở lại bình thường bằng cách kích động người bao vây các cơ quan đại diện toàn thể dân Catalan. Bạo lực không là câu trả lời".
Vụ gây rối sẽ gây hại cho phong trào đòi độc lập cho Catalan vốn luôn tự hào là hòa bình và dân chủ, ngay cả khi đối mặt với sự bạo lực do cảnh sát Tây Ban Nha thực hiện nhằm ngăn chặn cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 10.2017.
Nhưng khi phong trào này càng bị chia rẽ, tiến trình chính trị bị hạn chế, phe cấp tiến đang dần mất kiên nhẫn với lãnh đạo không giữ được lời hứa, và họ đòi Thủ hiến Torra từ chức, vì đã kêu gọi người Catalan lập "một nước cộng hòa độc lập" cho vùng Catalan, tuyên bố ông sẽ không chấp nhận các phán quyết của Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha nữa.
Chính cựu Thủ hiến Carles Puigdemont từ Bỉ đã chỉ trích những người biểu tình đeo mặt nạ toan xông vào trụ sở quốc hội vùng: "Nếu họ đeo mạng và gây bạo lực, thì họ không phải là người của ngày 1.10. Chúng tôi không giấu mặt khi thực hiện trưng cầu dân ý trong hòa bình. Đó là cách chúng tôi vượt qua một nhà nước độc tài, hồi một năm trước". Cựu Phó Thủ hiến Oriol Junqueras - đang bị giam chờ ngày hầu tòa về tội phản loạn - cũng viết Twitter kêu gọi người biểu tình ủng hộ độc lập trong hòa bình: "Ngày 1.10 dạy chúng ta rằng dùi cui và nắm đấm luôn là giải pháp tệ hại nhất, không thể là cách hành xử của chúng ta. Các vết thương của chúng ta còn hở, nhưng chúng ta là người của hòa bình và luôn là một tổ chức yêu chuộng hòa bình".
Ngày 1.10.2017, ông Puigdemont đơn phương tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, bất chấp những lời cảnh báo từ Madrid. Sau đó, chính ông Puigdemont tuyên bố độc lập, vài ngày sau lại rút tuyên bố. Nhưng cuộc trưng cầu dân ý bị Madrid cho là vi hiến, các hành vi của ông Puigdemont cùng cộng sự bị coi là nổi loạn.
Ngày 30.10.2017, tòa án Tây Ban Nha ra lệnh yêu cầu bắt nhóm của Puigdemont. Ngay trong ngày, Puigdemont và 5 cộng sự đã rời khỏi Tây Ban Nha và ít ngày sau xuất hiện tại Bỉ xin tị nạn.
Bảo Vĩnh ( theo AP, Guardian)
Theo motthegioi
Tây Ban Nha điều tra vụ tấn công đồn cảnh sát theo hướng khủng bố Ngày 20/8, cảnh sát Tây Ban Nha tuyên bố điều tra vụ tấn công bằng dao xảy ra trước đó cùng ngày tại một đồn cảnh sát ở khu vực phía Đông Bắc vùng Catalonia theo hướng đây là vụ tấn công khủng bố. Cảnh sát chuyển thi thể đối tượng tấn công đồn cảnh sát tại Cornella, Tây Ban Nha ngày 20/8....