Tây Ban Nha bắt hai nghi phạm tuyển quân cho IS
Cảnh sát Tây Ban Nha hôm qua bắt hai người Morocco với cáo buộc sử dụng mạng Internet để tuyển mộ những kẻ ủng hộ nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo.
Đặc vụ Phòng vệ Dân sự Tây Ban Nha bắt kẻ nghi là phiến quân IS trong chiến dịch chống khủng bố hồi tháng 2 ở Barcelona. Ảnh: EPA,
Hai nghi phạm bị bắt tại vùng ngoại ô Cornella del Llobregat, Barcelona, sau một cuộc điều tra dài 8 tháng, AFP dẫn thông báo từ Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho biết.
“Hai kẻ này chịu trách nhiệm về một nhóm ở Tây Ban Nha chuyên biên soạn và đăng tải (trực tuyến) tài liệu tuyên truyền mang tính khủng bố, ca ngợi và ủng hộ nhóm phiến quân Daesh”, thông báo viết, sử dụng tên Arab của Nhà nước Hồi giáo (IS).
Theo đó, chúng “gài bẫy, cực đoan hóa rồi truyền thụ cho lính mới để họ phục vụ tổ chức trong tương lai”. Hai nghi phạm còn bị cáo buộc tổ chức nhiều cuộc gặp bí mật tại nhà và một nhà thờ với “mục tiêu duy nhất là tiêm nhiễm tư tưởng khủng bố cho những phiến quân tiềm năng”.
Cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, Tây Ban Nha đang tăng cường giám sát những cá nhân bị nghi hỗ trợ IS, nhóm khủng bố hoạt động ở Syria và Iraq, và trong những tháng gần đây triệt phá vài mạng lưới tuyển quân cho IS.
Madrid tháng trước bắt 11 người nghi có liên hệ với IS. Trong số này có những kẻ được cho là lên kế hoạch bắt cóc và tấn công nhằm vào các cửa hàng Do Thái và tòa nhà công cộng. Cảnh sát Tây Ban Nha trong tháng hai triệt phá một mạng lưới trực tuyến tuyển phụ nữ trẻ cho IS và bắt 4 nghi phạm.
Video đang HOT
Như Tâm
Theo VNE
IPU-132: Tìm lời giải cho việc IS có thể tuyển quân ở nhiều nước
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS hiện là một tổ chức khủng bố nguy hiểm hàng đầu thế giới, huy động nhiều thanh niên ở nhiều nước tham gia. Tại sao họ có thể tuyển được hàng triệu thanh niên từ các nước Châu Âu, Châu Á, Châu Phi?
Các đại biểu tại phiên thảo luận về vấn đề đối phó với khủng bố (ảnh: vov.vn).
Câu hỏi đó được đặt ra và tập trung thảo luận tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng IPU thảo luận về chủ đề khẩn cấp "Đối phó với nhóm khủng bố Pokoharam" diễn ra ngày 30/3.
20 người bị khủng bố bằng hình thức cắt cổ
Tại phiên thảo luận, các đại biểu cho rằng, thời gian qua có nhiều tội ác của các nhóm khủng bố đã gây ra trên thế giới. Các tổ chức khủng bố sử dụng bạo lực rất tàn bạo và gây tội ác với dân thường, thậm chí bắt cóc, đòi tiền chuộc và sử dụng Internet để thu hút và tuyển dụng những người trên thế giới vào mạng lưới của họ.
Trong một thời gian ngắn đã có hơn 20 người bị hành hình theo hình thức cắt cổ. Tháng 1 năm nay có 2 trẻ em nữ 10 tuổi trở thành nạn nhân thông qua cảm tử của tổ chức Pokoharam.
Chính vì thế, các nghị sĩ khẳng định, cần chống lại mọi loại hình khủng bố; cần có những hành động cụ thể khuyến khích Quốc hội và Chính phủ lên án các tổ chức, cá nhân giúp đỡ Pokoharam theo nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Vị đại diện đến từ quốc gia Tchard ở Châu Phi đưa ra vấn đề nhóm khủng bố Pokoharam tại Châu Phi để nói về vấn đề khủng bố. Hiện 5 quốc gia trong Châu Phi đã tham gia rất tích cức chống lại tổ chức khủng bố Pokoharam. Hiện Liên hợp quốc đã có nỗ lực lớn để chống lại, liên minh Châu Phi cũng có sáng kiến để chống lại.
"Chúng ta đã có hội nghị thượng đỉnh về chống khủng bố tại Paris, Nigeria và Cameroon. Đã đến lúc chúng ta ý thức lên án chống lại nạn khủng bố thảm sát hàng loạt phụ nữ và trẻ em. Đây là những hành động không thể tha thứ. Chúng tự xưng mình là thánh chiến nhân danh đạo Hồi, chúng coi đây là hành động có lý, xóa bỏ Châu Phi nơi mà chúng chiếm đóng, gây nên những hậu quả kinh tế lớn mà chúng ta không thể đo đếm được, người dân vô tội đã trở thành nạn nhân"- đại diện Tchard cho hay.
Theo vị đại diện đến từ Đoàn Bỉ, bất kể tổ chức nào đã giúp đỡ tài chính cho các tội phạm chống lại loài người hay những tổ chức có những hành động như vậy cần phải bị đưa ra tòa án tội phạm quốc tế. Đồng thời cần có chiến lược để cản trở các hình thức quảng cáo hay cung cấp thông tin của các tổ chức này.
Ông Richard Msowoya, Đoàn Malawi cho rằng, các nước ở Châu Phi đang bị cô lập trong cuộc chiến chống lại khủng bố. Những nước không có điều kiện chống lại khủng bố thì trẻ em không được đến trường. Ví dụ, tại Nigeria, Chính phủ nước này phải chi ra rất nhiều tiền để chống lại khủng bố, không có tiền để chống đói nghèo. Từ đó ông Richard Msowoya đề ra 4 biện pháp để chống lại khủng bố.
Thứ nhất, cần phải nỗ lực trao đổi để đi đến giải pháp cụ thể ngay tại diễn đàn IPU này. Thứ hai, các nước cần hợp tác với nhau để chống lại khủng bố. Thứ ba, cần hợp tác để ngăn chặn nguồn tiền tài trợ cho khủng bố. Thứ tư, cần đưa ra điều luật để chống lại khủng bố" - ông Richard Msowoya nói.
Có những thanh niên đã đi hàng nghìn cây số để tìm đến IS
Một vấn đề được ông Kwwasi Mutema, Đoàn Trinidad and Tobago đặt ra để các nước xem xét lại chính sách của mình là tại sao các tổ chức khủng bố như IS có thể tuyển quân tại nhiều nước?
Theo ông Kwwasi Mutema đây không phải lần đầu tiên chúng ta chống lại nạn khủng bố. Những năm 60, hàng triệu người đã bị giết 1 cách tàn độc thông qua các cuộc chiến tranh xung đột. Thế kỷ 19 đã có hàng triệu người Do Thái bị thảm sát do phát xít Đức.
Hành động nào chống lại con người là chống lại nhân loại, ông Kwwasi Mutema gay gắt nói: "Trong quá khứ chúng ta đã làm ngơ với hành động tàn ác của khủng bố, giờ đây lịch sử lặp lại trong thế giới hiện nay. Chúng ta gieo hạnh phúc cho tất cả mọi người trên thế giới, giờ không phải lúc chúng ta làm ngơ".
Nhấn mạnh việc "trước đây chúng ta đã có một nhà lãnh đạo vĩ đại trên thế giới để chống lại khủng bố, người luôn hướng đến hạnh phúc của mọi người, đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam", ông Kwwasi Mutema đề xuất, cần duy trì bền vững cuộc chiến chống khủng bố.
"Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS đang là 1 tổ chức khủng bố nguy hiểm hàng đầu thế giới, huy động nhiều thanh niên ở nhiều nước tham gia. Tại sao họ có thể tuyển được hàng triệu thanh niên từ các nước ở Châu Âu, rồi Châu Á, Châu Phi. Do vậy các nước cần xem xét lại chính sách của nước mình như thế nào? Từ đó cần tuyên truyền cho giới trẻ, nếu không giới trẻ sẽ bị lôi cuốn theo. Có những thanh niên đã đi hành nghìn cây số chỉ để tham gia gia nhập tổ chức Hồi giáo IS"- ông Kwwasi Mutema lưu ý.
Trong khi đó, ông Sen A Moruso, đoàn Italia phát biểu: "Quốc hội cần đóng vai trò quan trọng trong việc thông qua Luật chống khủng bố, Luật thu thập thông tin chống khủng bố".
Nói như lời bà Bronwyn Bishop, Chủ tịch Hạ viện Australia thì, "để đối phó hiệu quả với Pokoharam cần tiến hành nhiều biện pháp như ngăn chặn ủng hộ tài chính cho tổ chức này, đưa các cá nhân hay tổ chức ủng hộ Pokoharam ra Tòa án quốc tế, đồng thời ngăn chặn việc cung cấp thông tin cho tổ chức này. Chúng ta thấy trường hợp đó, tội ác rất khủng khiếp và không thể tha thứ được. Rất nhiều người đã ngã xuống và thậm chí quyền lực của chúng ta bị thách thức. Do đó, chúng tôi mong muốn chúng ta ủng hộ cho quyết tâm này. Thế giới sẽ không chấp nhận những hành vi và những chiến thuật của các kẻ khủng bố hiện nay đang sử dụng. Chúng ta có mặt tại đây để chúng ta cùng nhau thể hiện cam kết".
Chỉ ra việc khủng bố không chỉ gây ra nhiều cuộc khủng hoảng, tất cả các cuộc tấn công này gây ra nhiều hậu quả, tư tưởng loại bỏ văn hóa Châu Âu ra khỏi khu vực Châu Phi để truyền bá tư tưởng hung bạo, các cuộc thánh chiến gây ra hậu quả lớn khiến kinh tế các nước bị ảnh hưởng, khi số tiền dùng để chống khủng bố hoàn toàn có thể dùng để xóa đói giảm nghèo, đại diện Tchard nói: "Do đó khủng bố Pokoharam phải bị tấn công trên tất cả các mặt trận để bảo vệ người dân. Tôi muốn gióng lên một hồi chuông cảnh báo để chống lại nạn khủng bố, vì thế các quốc gia cần liên kết lại với nhau để chống lại sự hung bạo này".
P.Thảo
Theo Dantri
Pháp vây bắt đường dây tuyển quân IS quy mô Pháp vừa tiến hành cuộc vây bắt quy mô lớn trên khắp cả nước vào hôm nay nhằm triệt hạ các đường dây gửi những chiến binh Hồi giáo nước này đến Syria. Trong ngày đầu tiên, 10 người đã bị bắt, theo AFP. Cảnh sát Pháp trong một cuộc truy bắt - Ảnh chụp màn hình Theo Reuters, 10 nghi phạm đã...