Taxi, xe máy bị cấm giờ cao điểm để phục vụ xe buýt nhanh
Ngay 31/12, tuyên buyt nhanh đâu tiên ơ Ha Nôi đi vào hoat đông. Cơ quan chức năng đã lên phương án tổ chức lại giao thông trên tuyến Kim Mã – Yên Nghĩa theo hướng ưu tiên cho loại hình vận tải công cộng này.
Xe buyt nhanh se đon tra khach ơ lan ngoai cung, canh dai phân cach giưa, thay vi đon tra khach như xe buyt truyên thông hiên nay. Anh: Ba Đô
UBND TP Ha Nôi vưa đông y vơi nôi dung tơ trinh cua Công an thành phố và Sở Giao thông vận tải về phương án tổ chức giao thông để vận hành thử nghiệm tuyến xe buýt nhanh BRT (từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa).
Theo đo ngay 31/12, tuyên buyt nhanh đâu tiên ơ Ha Nôi đi vào hoat đông và được ưu tiên khi tham gia giao thông trên tuyến.
Xe tải, ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép từ 500 kg trở lên, xe khách, xe hợp đồng sẽ bị cấm hoạt động trong giờ cao điểm (sáng 6h-9h, chiều 16h30-19h30) trục đường phía Bắc Hà Đông (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến nút Tố Hữu – Vạn Phúc).
Hà Nội cũng câm xe taxi trong giờ cao điểm (sáng 6h-9h, chiều 16h30-19h30) trên tuyến Giảng Võ – Láng Hạ – Lê Văn Lương (trừ các xe chở bệnh nhân cấp cứu, người già, người tàn tật, xe khắc phục sự cố được hoạt động bình thường).
Các cơ quan, công ty, khách sạn, nhà hàng… trên hành lang BRT nếu có nhu cầu sử dụng xe taxi phải bố trí đầy đủ điểm đỗ và phải đăng ký logo phục vụ với Sở GTVT.
Câm xe may hoat đông trên cầu vượt Lang Ha, Lê Văn Lương vao giơ cao điêm khi xe buyt nhanh hoat đông. Anh: Ba Đô
Tất cả các phương tiện lưu thông dọc tuyến đường hoạt động của BRT bị cấm dừng đỗ; điểm dừng đỗ đón trả khách là trên các tuyến đường ngang giao cắt với hành lang vận hành BRT, hoặc tại các vị trí có bố trí sảnh đón trả khách.
Tại 2 cầu vượt (Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng và Lê Văn Lương – Láng) sẽ có tín hiệu đèn ưu tiên cho xe BRT lên cầu, nhằm giảm xung đột với các loại phương tiện cơ giới khác. Chính quyền thành phố cũng cấm các phương tiện môtô, xe gắn máy, xe thô sơ đi trên 2 cầu vượt trong giờ cao điểm (sáng 6h-9h, chiều 16h30-19h30); cấm toàn bộ xe tải, xe ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép từ 500 kg trở lên, lưu thông trên 2 cầu vượt
Trao đôi vơi VnExpress, ông Vũ Hà (Giám đốc Ban QLDA đầu tư phát triển giao thông đô thị) cho hay, đơn vi đa chay thư nghiêm vê măt ky thuât đê khơp nôi xe buýt nhanh tai cac điêm trung chuyên với kêt qua thanh công.
Vê viêc câm xe may hoat đông trên câu vươt giơ cao điêm, ông này giải thích đê han chê nhưng xung đôt giao thông trên câu, “vi xe may thương đi sat dai phân cach bên trai đương, sau đo đên đâu câu re cheo lên gây ra hiên tương un tăc ơ cac đâu câu”.
Video đang HOT
Xe buyt nhanh ban ve ơ nha chơ, gia toàn tuyến la 7.000 đông.
Tuyến buýt nhanh thí điểm đầu tiên của Hà Nội là Kim Mã – Yên Nghĩa khởi công đầu năm 2013, dự kiến khai thác vào quý II/2015 nhưng đã chậm tiến độ hơn một năm.
Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa – Ba La – Lê Trọng Tấn – Lê Văn Lương kéo dài – Láng Hạ – Giảng Võ – bến xe Kim Mã. Theo tính toán của đơn vị quản lý, xe buýt nhanh di chuyển cả chặng Kim Mã – Yên Nghĩa dài 14 km, mất khoảng 30 phút, thay vì mất hơn một giờ như xe buýt thường hiện nay.
Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện… là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.
Ba Đô
Theo VNE
Cảnh khó tin ở nhà chờ xe buýt 5 sao
Chỉ còn 2 ngày nữa là tuyến xe buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa (Hà Nội) sẽ được vận hành thử. Tuy nhiên, nhiều nhà chờ "5 sao" đang trong cảnh phủ bụi, ngổn ngang.
Được khởi công xây dựng từ tháng 3/2014, dự án xe buýt nhanh Hà Nội (BRT) được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Tuyến xe buýt nhanh Hà Nội BRT Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa có tổng mức đầu tư 55 triệu USD.
Chỉ còn 2 ngày nữa (15/12), tuyến buýt nhanh BRT sẽ được vận hành thí điểm, thế nhưng, nhiều nhà chờ vẫn đang trong cảnh bụi phủ dày đặc.
Dự án này được coi là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đô thị, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng của TP Hà Nội.
Bên trong nhà chờ trên đường Lê Văn Lương vẫn trống trải
Bụi bẩn bám kín
Hệ thống đèn chưa hoàn thiện
Hệ thống đường ray cửa chưa được lắp đặt hết
Cửa vào nhà chờ xe buýt nhanh Hoàng Đạo Thúy với dòng chữ "Khôg mở, cửa hỏng"
Hộp chữa cháy chưa có bình cứu hỏa
Ống tiêm vứt la liệt
Vật liệu xây dựng ngổn ngang, dang dở trên đoạn đường dẫn đến nhà chờ đường Lê Trọng Tấn
Cảnh tương tự diễn ra tại nhà chờ trên đường Tố Hữu
Một nhà chờ trên đường Quang Trung có lối đi của hành khách bị chắn ngang bởi cột trụ của tuyến đường sắt trên cao
Tấm biển báo của tuyến xe buýt nhanh trên đường đã bị hư hỏng
Một số hạng mục bị xuống cấp
Tuyến Xe buýt nhanh Hanoi BRT có chiều dài khoảng 14,7 km, với 21 nhà chờ (12 nhà chờ 4m và 9 nhà chờ 5m), 1 trạm chung chuyển bến xe Kim Mã, 1 trạm đầu cuối Yên Nghĩa, 4 cầu đi bộ tiếp cận nhà chờ và 1 trạm sửa chữa, bảo dưỡng trong bến xe Yên Nghĩa.
(Theo Vietnamnet)
Đòi đối xử công bằng trong vận tải Ngày 27.2, tại TP.HCM, Bộ GTVT tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện Nghị định (NĐ) 86/2014/NĐ-CP ngày 10.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Ảnh minh họa Tham dự hội nghị ngoài lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Tổng cục Đường bộ, Vụ Vận tải - Bộ...