Taxi Uber Việt Nam phát triển nhanh thứ hai thế giới
Chỉ trong 1 năm qua, đã có hơn 10.000 lái xe tại Việt Nam tham gia vận chuyển hành khách bằng ứng dụng Uber.
Chỉ trong 1 năm qua, đã có hơn 10.000 lái xe tại Việt Nam tham gia vận chuyển hành khách bằng ứng dụng Uber.
Tại cuộc họp đánh dấu 1 năm hoạt động tại Hà Nội vào ngày 16/12 vừa qua, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Uber Việt Nam, cho biết, trong 1 năm qua, Uber đã góp phần mang đến 4 triệu chuyến đi an toàn và Việt Nam trở thành thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, đứng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc). Trong đó, riêng tại Hà Nội, đã có hơn 1,5 triệu chuyến đi an toàn trong năm qua, với thời gian chờ trung bình chỉ dưới 4 phút.
Mức tăng trưởng của Uber Hà Nội (tính bằng số lái xe tham gia Uber) sau một năm đã vượt qua mức tăng trưởng của các thành phố khác như London, Paris, San Francisco và Singapore trong cùng thời gian, trong đó Hà Nội gấp hơn 3 lần London, hơn 5 lần San Francisco.
Việt Nam đã trở thành thị trường phát triển dịch vụ xe Taxi Uber nhanh thứ hai thế giới.
Video đang HOT
Theo Uber Việt Nam, trong 1 năm qua đã có hơn 10.000 lái xe tham gia Uber, một con số mà một hãng taxi truyền thống có tên tuổi phải mất có khi hàng vài chục năm mới có được. Tất nhiên, trong số này chỉ khoảng 55% lái xe hoạt động thường xuyên, phần còn lại tham gia bán thời gian. Anh Hải Phong, một lái xe cho Uber ngay từ những ngày đầu tại Hà Nội, cho biết, hiện anh có thu nhập khoảng 5-10 triệu đồng/tuần. Tuy nhiên, xe của anh Phong là xe đa dụng 8 chỗ và quãng đường chạy hàng ngày khoảng 180 km, cao gấp rưỡi mức khoảng 120-130 km/ngày của nhiều lái xe Uber tại Hà Nội.
Sự bùng nổ của Uber tại Việt Nam trong 1 năm qua, theo tính toán của Uber Việt Nam, tiết kiệm cho người dân khoảng 60 tỷ đồng (tính theo giá cước giảm 20-30% so với taxi truyền thống), tiết kiệm thời gian chờ đợi; mang lại thu nhập tốt hơn cho lái xe, đặc biệt hiệu suất sử dụng xe Uber lên tới 63%, cao gấp hơn 3 lần so với taxi thông thường và gấp 10 lần xe cá nhân. Uber kỳ vọng đẩy hiệu suất này lên tới 90% trong thời gian ngắn sắp tới.
Theo Uber Việt Nam, trong 1 năm qua đã có hơn 10.000 lái xe tham gia.
Cũng theo ông Đặng Việt Dũng, trong năm 2016, Uber sẽ phát triển 100% lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt từ khoảng 70% hiện nay, bên cạnh hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Cùng với đó, ứng dụng dành riêng cho lái xe Uber sẽ được nâng cấp mạnh, được bắt đầu ngay từ tháng 12 này. Theo đó, ứng dụng mới phân tích thông số cá nhân giúp lái xe theo dõi thu nhập hàng ngày hàng tuần, gợi ý khu vực có nhu cầu cao hiện tại và trong tương lai gần…
Về tính pháp lý, Uber Việt Nam cho biết đang hoàn thiện đề án thí điểm để trình lên Bộ Giao thông Vận tải theo 2 hướng, vừa dựa trên hoạt động của Uber hiện nay, vừa đề xuất khung pháp lý mới chung cho những đơn vị kết nối vận tải như Uber, Grab…
Trong năm 2016, Uber sẽ phát triển 100% lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt từ khoảng 70% hiện nay.
“Công ty Uber Việt Nam cũng tiết lộ trong thời gian rất gần công ty sẽ triển khai một sáng kiến xã hội nhằm hỗ trợ hàng ngàn người lao động không có điều kiện có được thu nhập chính đáng, nuôi sống gia đình và làm chủ cuộc sống của mình,” ông Dũng cho biết thêm.
Nguyễn Anh (TH)
Theo_Kiến Thức
Uber tự nhận mình đã 'khổng lồ'
Chiều 9-12, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Uber Việt Nam, cho biết Uber đã trình Bộ Giao thông vận tải một đề án thí điểm nhưng đã bị Bộ trả lại vào cuối tháng 11. Hiện Uber đã có các chỉnh sửa theo hướng dẫn của Bộ, cụ thể nhất là gọi đúng tên dịch vụ này là "hỗ trợ vận tải", tin chắc sẽ được Bộ chấp thuận.
Cụ thể, Uber đã trình đề án thí điểm với hai nội dung, một là thí điểm kết nối vận tải bằng ứng dụng Uber, hai là xây dựng khung pháp lý cho các hoạt động hỗ trợ vận tải.
Về nguyên nhân của đề án thí điểm này, ông Dũng cho biết: "Vào thời gian trước, Uber định vị mình là doanh nghiệp mới trên thị trường, công nghệ mới trên thị trường và không làm gì sai luật. Tuy nhiên, khoảng 7 tháng gần đây, công ty này đã định vị mình không còn tí hon nữa mà đã là "người khổng lồ", có tác động lớn đến xã hội nên đặt trách nhiệm xã hội của chính doanh nghiệp lên tầm cao hơn và cần hợp tác với các chính phủ các nước để thực hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội này".
Ông Dũng cũng cho biết mỗi tuần Uber chấm dứt hợp tác với khoảng vài chục tài xế để "thanh lọc" đối tác, dựa trên các đánh giá, chấm điểm, phản hồi của khách hàng. Các vi phạm mà tài xế phạm phải là cãi nhau với khách hàng, gian lận khi tạo giả cuốc xe.
QUỲNH NHƯ
Theo_PLO
Uber Việt Nam: "Chúng tôi không có ý định lách luật" Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc điều hành Uber Việt Nam cho biết công ty này hoạt động trên nền tảng công nghệ xuyên biên giới và không có ý định lách luật khi vận hành ở Việt Nam. - Hiện nay, nhiều tài xế của Uber làm dịch vụ vận chuyển nhưng không bị giới hạn bởi các quy định như taxi...