Taxi ngoại tỉnh vẫn được đưa khách vào Hà Nội
Taxi ngoại tỉnh có quyền đưa khách vào Hà Nội và đón khách về nhưng không được kinh doanh cố định trên địa bàn vì khi đã kinh doanh thì phải có điều kiện Đại diện UBDN thành phố Hà Nội khẳng định.
Thông tin trên được đưa ra trong buổi làm việc của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với UBND thành phố Hà Nội về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và an toàn giao thông ngày 14/8.
Đa số taxi lừa đảo có phù hiệu tỉnh khác
Mấy ngày vừa qua, dư luận Thủ đô đang đặc biệt quan tâm đến thông tin Hà Nội sẽ cấm taxi ngoại tỉnh hoạt động trên địa bàn Thành phố. Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, từ năm 2012, Hà Nội đã quy hoạch phát triển taxi theo kết cấu hạ tầng để đảm bảo an toàn giao thông cũng như phù hợp với nhu cầu của nhân dân. Vì thế, một số doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký hoạt động taxi ở Hà Nội đã đem xe biển số Hà Nội sang tỉnh khác đăng ký kinh doanh, sau đó về Hà Nội hoạt động.
“Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô có hơn 2.000 xe taxi đăng ký kinh doanh tại địa phương khác nhưng lại đưa về Hà Nội hoạt động. Vì không đăng ký ở Hà Nội nên những taxi này không có bến bãi, điểm đỗ điểm dừng, cơ quan chức năng cũng không kiểm soát được lái xe, không biết được đạo đức cũng như không kiểm soát được lái xe có nghiện hút không”, ông Hùng nói và cho biết thêm, Hà Nội đã phát hiện hơn 50 lái xe taxi nghiện hút và đã loại ra.
Trong kế hoạch siết chặt quản lý hoạt động của taxi mà Thành phố sắp triển khai, taxi hoạt động trên địa bàn sẽ có phù hiệu riêng để phân biệt với taxi các vùng khác. Những taxi không đảm bảo tiêu chuẩn, không được cấp phù hiệu sẽ không được phép hoạt động thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc đổi phù hiệu sẽ được thực hiện miễn lệ phí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và không gây ảnh hương đến hoạt động của doanh nghiệp.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng nhận định, những lái xe taxi ngoại tỉnh thường lợi dụng tăng giá cước, bắt chẹt hành khách vì họ không phải chịu sự quản lý của ai, bởi taxi đăng ký ở ngoại tỉnh nhưng không hoạt động, rồi đến hoạt động tại Hà Nội nhưng không đăng ký.
Video đang HOT
“Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã xử lý một số trường hợp xe taxi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách, và đa số những xe đó đều có phù hiệu ở tỉnh khác. Vì thế, Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT báo cáo Bộ GTVT cho phép sử dụng 1 loại phù hiệu riêng cho taxi Hà Nội để nhằm phân biệt taxi được phép kinh doanh trên địa bàn Thành phố, từ đó quản lý được chất lượng, số lượng phương tiện, chất lượng người lái và hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố”, ông Linh phân tích.
Thông tin Hà Nội cấm taxi ngoại tỉnh đưa đón khách vào hàng lang bệnh viện, khách sạn là không chính thức
Không có chuyện cấm taxi ngoại tỉnh đưa khách vào Thành phố
Những ngày vừa qua, phản ứng về việc Hà Nội sẽ cấm taxi ngoại tỉnh hoạt động trên địa bàn Thành phố, nhiều ý kiến đã e ngại quy định này gây khó khăn cho người dân khi phải dừng taxi ở cửa ngõ Thành phố để đón taxi của Hà Nội. Ngoài ra, còn có thông tin cho rằng Hà Nội cũng cấm luôn taxi ngoại tỉnh đưa đón khách vào hàng lang bệnh viện, khách sạn.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Hoàng Linh khẳng định, đó không phải là một thông tin chính thống mà chỉ là một đề xuất được đưa ra trong hội nghị nhưng đã không được thông qua.
Ông Linh cũng cho biết, kế hoạch cấp đổi phù hiệu cho xe taxi đã được lập từ tháng 6, dự kiến cuối tháng 8 sẽ bắt đầu cấp đổi và hết tháng 9 sẽ cấp đổi xong phù hiệu. Trong quá trình cấp đổi phù hiệu sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng tình với việc siết chặt hoạt động taxi, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, Hà Nội đã có quy hoạch taxi từ năm 2012 nên phải quyết thực hiện theo quy hoạch đó. Phó Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông cho biết, ông đánh giá cao việc Hà Nội đề xuất có phù hiệu taxi riêng để siết chặt hoạt động hình thức kinh doanh vận tải hành khách này.
Chỉ đạo tại buổi làm việc với Hà Nội về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và an toàn giao thông, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thành phố siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải, đặc biệt xử lý nghiêm taxi “dù” và hơn 2.000 taxi đăng ký kinh doanh ở ngoại tỉnh sau đó lại ngược về Hà Nội hoạt động.
Theo_VnMedia
Hà Nội lý giải vì sao cấm taxi ngoại tỉnh
"Taxi địa phương có quyền đưa khách vào Hà Nội và đón khách về nhưng không được kinh doanh cố định trên địa bàn vì khi đã kinh doanh thì phải có điều kiện", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng nói.
Ngày 14/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Hà Nội về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và an toàn giao thông. Trong buổi làm việc, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - đã giải thích lý do tại sao siết chặt hoạt động taxi trên địa bàn; vì sao Hà Nội thống nhất phù hiệu của tất cả các hãng taxi là "Taxi Hà Nội" để phân biệt với taxi ngoại tỉnh.
Hà Nội siết chặt hoạt động taxi để phục vụ hành khách tốt hơn
Trước những thông tin phản ứng về việc cấm taxi ngoại tỉnh hoạt động trên địa bàn Hà Nội, ông Hùng nói: "Xe địa phương có quyền đưa và đón khách về và ngược lại xe của Hà Nội cũng có quyền như vậy ở ngoại tỉnh. Thế nhưng xe đăng ký kinh doanh ở các tỉnh khách thì không được kinh doanh cố định trên địa bàn Hà Nội vì kinh doanh cố định thì phải có điều kiện".
Theo ông Hùng, sở dĩ có quyết định như vậy vì từ năm 2012, Hà Nội đã quy hoạch phát triển taxi theo kết cấu hạ tầng để đảm bảo an toàn giao thông cũng như phù hợp với nhu cầu của nhân dân. Từ đó, một số doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký hoạt động taxi ở Hà Nội đã đem xe (biển số Hà Nội) sang ngoại tỉnh đăng ký kinh doanh, sau đó về Hà Nội hoạt động.
Theo thống kê sơ bộ, hiện trên địa bàn có hơn 2.000 xe taxi hoạt động theo hình thức trên. Ông Hùng cho biết, điều này gây ra rất nhiều vấn đề phức tạp trong hoạt động taxi. Vì các xe đăng ký ở tỉnh khác hoạt động ở Hà Nội thì không có bến bãi, điểm dừng đỗ. Hơn nữa, thành phố cũng không thể kiểm soát được hành vi của lái xe taxi.
Để phục vụ nhân dân tốt hơn, Hà Nội đưa ra biện pháp tăng cường quản lý taxi. Ông Hùng cho rằng siết chặt hoạt động taxi cũng để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
"Doanh nghiệp có điều kiện thì được phát triển bình thường, còn doanh nghiệp không đủ điều kiện phát triển thì cương quyết không cấp giấy phép kinh doanh. Từ đó, Hà Nội sẽ tránh được trường hợp không đủ điều kiện sang địa phương khác đăng ký, sau đó đem về hoạt động", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh.
Đề cập vấn đề siết chặt hoạt động taxi, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - cho rằng, Hà Nội đã có quy hoạch taxi từ năm 2012 thì phải quyết thực hiện theo quy hoạch đó. "Tôi đánh giá cao Hà Nội đề xuất có phù hiệu taxi riêng để siết chặt hoạt động hình thức kinh doanh vận tải hành khách này", ông Khuất Việt Hùng nói.
Chỉ đạo tại buổi làm việc với Hà Nội về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và an toàn giao thông, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thành phố siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải, đặc biệt xử lý nghiêm taxi "dù" và hơn 2.000 taxi đăng ký kinh doanh ở ngoại tỉnh sau đó lại ngược về Hà Nội hoạt động.
Quang Phong
Theo Dantri
Dự án Đường sắt đô thị trên cao chậm tiến độ, phải cùng nhau tháo gỡ Để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường sắt trên cao, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu lãnh đạo 2 quận Hà Đông, Đống Đa phải giải quyết dứt điểm công tác GPMB trong vòng 2 tháng...cùng nhau tháo gỡ, không nên đổ lỗi cho nhau. Ông Phạm Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND...