Taxi ngoại tỉnh không được kinh doanh cố định trên địa bàn Hà Nội
Đó là ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với UBND TP Hà Nội về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và an toàn giao thông sáng 14-8.
Nhiều taxi ngoại tỉnh đăng ký biển số Hà Nội
Trước nhiều ý kiến phản ứng việc Hà Nội cấm taxi ngoại tỉnh hoạt động, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết: “Taxi ngoại tỉnh có quyền đưa đón, trả khách trên địa bàn Hà Nội và ngược lại, taxi Hà Nội cũng được hoạt động ở tỉnh khác như vậy, nhưng không được kinh doanh cố định, vì muốn kinh doanh phải có điều kiện và nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp”.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Hà Nội hiện có hơn 2.000 taxi “đeo” biển của Hà Nội hoạt động nhưng do doanh nghiệp ở địa phương lân cận đăng ký kinh doanh nên không có bến bãi, điểm dừng đỗ, không tổ chức giao ca… Năm 2012, Hà Nội đã quy hoạch phát triển taxi phù hợp với kết cấu hạ tầng để đảm bảo an toàn giao thông và nhu cầu của nhân dân nhưng tình trạng xe taxi hoạt động như trên đã gây khó khăn cho công tác quản lý.
“Doanh nghiệp có điều kiện thì được phát triển bình thường, còn doanh nghiệp không đủ điều kiện phát triển thì cương quyết không cấp giấy phép kinh doanh. Từ đó, Hà Nội sẽ tránh được trường hợp không đủ điều kiện sang địa phương khác đăng ký, sau đó đem về hoạt động”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đánh giá cao phương án quản lý taxi của Hà Nội, ông Khuất Việt Hùng- Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia nói: “Hà Nội đã chủ động đưa ra phương án quản lý taxi, gắn phù hiệu riêng, tôi rất đồng tình. Hình thức hoạt động này liên quan trực tiếp đến khách du lịch nên ý nghĩa ngoại giao lớn”.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Hà Nội tiếp tục thực hiện xiết chặt hoạt động kinh doanh vận tải và năm trật tự văn minh đô thị.
Theo ANTD
Đưa ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe tải, xe khách thông dụng và một số loại xe chuyên dụng; phấn đấu trở thành nhà cung cấp kinh kiện, phụ tùng và một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.
Theo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến tỷ trọng số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước so với tổng nhu cầu nội địa; dự kiến sản lượng xe; dự kiến xuất khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng, cụ thể như sau:
Ngành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển
Về dự kiến tỷ trọng số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước so với tổng nhu cầu nội địa: Xe ô tô đến 9 chỗ ngồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 60%; đến năm 2025 chiếm 65% và đến năm 2030 chiếm 70%. Xe ô tô trên 10 chỗ ngồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 90% và đến 2030 chiếm 92%. Xe ô tô tải đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 78% và đến năm 2030 chiếm 80%. Xe chuyên dùng đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 15% và đến năm 2030 chiếm 20%.
Về dự kiến sản lượng xe, dự kiến đến năm 2020 đạt hơn 227.000 chiếc; đến năm 2025 là hơn 466.000 chiếc và đến năm 2030 là gần 863.000 chiếc (trong đó ô tô dưới 9 chỗ ngồi hơn 452.000 chiếc, ô tô tải hơn 356.000 chiếc).
Về dự kiến xuất khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng, dự kiến đến 2020 xuất khẩu 20.000 chiếc và đến 2030 xuất khẩu 30.000 chiếc; xuất khẩu linh kiện, phụ tùng đến năm 2020 đạt 4 tỷ USD, đến năm 2030 đạt 6 tỷ USD.
Về công nghiệp hỗ trợ, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô. Phấn đấu đáp ứng 30-40% (về giá trị) nhu cầu linh kiện, phụ tùng của sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước, từng bước tham gia hệ thống cung ứng các linh kiện, phụ tùng trong chuỗi giá trị toàn cầu của công nghiệp ô tô thế giới. Đến giai đoạn 2021-2025, tiếp tục phát triển công nghiệp hỗ trợ, đảm bảo cung ứng 40-45% và đến giai đoạn 2026 - 2030 đảm bảo cung ứng trên 50% (về giá trị) nhu cầu linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước; phấn đấu trở thành nơi cung cấp quan trọng một số loại kinh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô khu vực và thế giới.
Về giải pháp chính sách, Đề án định hướng áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất đối với các dự án sản xuất xe thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp trong nước tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng và xe nguyên chiếc được áp dụng ổn định chính sách tín dụng xuất khẩu; được hưởng các chế độ ưu đãi của Chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia, ưu đãi theo Chương trình cơ khí trọng điểm; dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với lãi suất thấp.
Đối với khu vực tiêu dùng, Đề án yêu cầu rà soát, điều chỉnh chính sách thuế, phí theo hướng tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ô tô để đáp ứng nhu cầu sử dụng ô tô của nền kinh tế và của người dân, đồng bộ với phát triển của hạ tầng giao thông và yêu cầu bảo vệ môi trường. Theo đó sẽ áp dụng mức thuế thấp nhất đối với các loại xe khách tầm trung và tầm ngắn từ 16 đến dưới 24 chỗ; áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với các loại xe thân thiện với môi trường; áp dụng mức thuế suất cao nhất đối với các loại xe chở người đến 9 chỗ, có dung tích động cơ trên 3.0 lít đồng thời ban hành phí môi trường cao đối với xe có dung tích động cơ trên 3.0 lít.
Đề án yêu cầu thực hiện nhất quán hệ thống chính sách đã và sẽ ban hành trong thời gian tối thiểu 10 năm, phù hợp với xu thế hội nhập, tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất./.
Lê Quang
Theo Vietbao
Phạt mũ bảo hiểm rởm, tít mù rồi lại...vòng quanh? CSGT mà không phải phân biệt thật giả thì làm sao họ có quyền đưa ra kết luận là cái mũ này là mũ bảo hiểm rởm để xử phạt người dân? Những chiếc mũ bảo hiểm này đang khiến cơ quan chức năng lúng túng Tìm trong Nghị định 171, người tham gia giao thông chỉ có thể bị xử phạt 2...