Tàu vũ trụ Thường Nga 5 của Trung Quốc bắt đầu trở về Trái Đất
Ngày 13/12, tàu vũ trũ Thường Nga 5 (Chang’e-5) của Trung Quốc đã điều chỉnh quỹ đạo thành công, sẵn sàng mang theo mẫu đất đá Mặt Trăng trong hành trình trở về Trái Đất.
Tàu thăm dò Thường Nga 5 bay trên bề mặt Mặt Trăng ngày 3/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Tân hoa xã, tàu Thường Nga 5 đã hoàn thành quy trình trên vào hồi 11h13 (theo giờ Bắc Kinh) khi các động cơ trên mô đun quỹ đạo (Orbiter) và mô đun tàu chứa (Returner) khởi động trong 28 giây để chuẩn bị di chuyển khỏi quỹ đạo Mặt Trăng. Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho hay toàn bộ hệ thống của hai mô đun này đều hoạt động tốt. Dự kiến, tàu Thường Nga 5 sẽ tới quỹ đạo giao thoa giữa Mặt Trăng và Trái Đất vào ngày 20/12 tới sau đó, tàu chứa và tàu quỹ đạo sẽ tách khỏi nhau. CNSA nêu rõ theo kế hoạch, tàu chứa sẽ hạ cánh xuống một địa điểm ở Khu tự trị Nội Mông, phía Bắc Trung Quốc.
Sứ mệnh của tàu Thường Nga là một trong những sứ mệnh phức tạp và thử thách nhất trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc.
Tàu Thường Nga 5 được tên lửa Trường Chinh 5 đưa lên vũ trụ ngày 24/11 sau 4 lần trì hoãn kể từ năm 2017. Tàu thám hiểm này của Trung Quốc có nhiệm vụ khảo sát bề mặt Mặt Trăng trong 2 ngày và thu thập khoảng 2kg mẫu đất đá trước khi quay trở về.
Video đang HOT
Để thực hiện sứ mệnh này, tàu được trang bị camera để khảo sát bãi đáp và khu vực lấy mẫu, một máy đo phổ hồng ngoại để phát hiện thành phần vật chất của khu vực lấy mẫu và thiết bị thăm dò cấu trúc dưới bề mặt. Thường Nga 5 có tổng cộng 4 mô đun, gồm một tàu quỹ đạo (Orbiter), một tàu đổ bộ mang theo các dụng cụ chuyên dụng để thu thập mẫu vật (Lander), một tàu lấy mẫu vật (Ascender) và một tàu chứa nhỏ để mang các mẫu vật thu được về trái đất an toàn (Returner). Vào ngày 1/12, tàu Thường Nga 5 đã hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng.
Trung Quốc trở thành nước thứ 2 sau Mỹ cắm cờ trên Mặt trăng
Trung Quốc đã trở thành nước thứ 2 trên thế giới cắm được quốc kỳ trên Mặt trăng, hơn 50 năm sau khi Mỹ lần đầu tiên thực hiện kỳ tích này.
Quốc kỳ Trung Quốc do tàu thăm dò Thường Nga 5 cắm trên Mặt trăng ngày 3/12. Ảnh: CNSA/CLEP
Các bức ảnh từ Cơ quan vũ trụ quốc gia Trung Quốc cho thấy, quốc kỳ nước này vẫn đứng yên trên bề mặt lặng gió của Mặt trăng. Một máy ảnh gắn trên tàu thăm dò vũ trụ Thường Nga 5 đã chụp những bức hình này trước khi rời khỏi Mặt trăng hôm 3/12, mang theo các mẫu đất đá trở về Trái đất nghiên cứu.
Một bức ảnh chụp từ góc nhìn trên tàu Thường Nga 5 cho thấy lá cờ Trung Quốc được cắm ở mạn bên phải tàu. Ảnh: CNSA/CLEP
Trong hai sứ mệnh thăm dò Mặt trăng trước đây, Trung Quốc chỉ cho in quốc kỳ lên lớp sơn phủ bên ngoài tàu vũ trụ nên đây là lần đầu tiên nước này thực sự cắm cờ trên vệ tinh của Trái đất.
Sứ mệnh Thường Nga 5 là lần hạ cánh thành công thứ 3 của Trung Quốc trên Mặt trăng trong vòng 7 năm qua. Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn lời trưởng dự án Li Yunfeng tiết lộ, lá quốc kỳ được sử dụng trong sứ mệnh làm bằng vải, cao 90cm, rộng 20m và nặng khoảng 1kg. Nhóm đã gia cố thêm nhiều đặc tính nhằm giúp lá cờ chống chịu trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, cực lạnh trên Mặt trăng.
Phi hành gia Buzz Aldrin đứng cạnh lá quốc kỳ Mỹ đầu tiên được cắm trên bề mặt Mặt trăng năm 1969. Ảnh: NASA
Theo BBC, Mỹ cắm lá quốc kỳ đầu tiên trên Mặt trăng trong sứ mệnh thăm dò có con người tham gia Apollo 11 năm 1969. Thêm 5 lá quốc kỳ của Mỹ được cắm trên bề mặt hành tinh này trong các sứ mệnh tiếp theo tới tận năm 1972.
Năm 2012, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trích dẫn các hình ảnh vệ tinh cho thấy 5 lá cờ nói trên dường như vẫn đứng yên ở vị trí ban đầu. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn báo chí, các chuyên gia cho rằng đó nhiều khả năng đây chỉ là những hình ảnh bị ánh sáng phát tỏa từ Mặt trời tẩy trắng.
Phi hành gia Mỹ Buzz Aldrin kể, lá cờ đầu tiên được cắm trên Mặt trăng ở vị trí quá gần tàu vũ trụ Apollo nên nó có khả năng bị thổi bay mất khi tàu cất cánh trở về Trái đất.
Ấn Độ phóng thành công vệ tinh quan sát Trái Đất mới nhất Ngày 7/11, Ấn Độ đã phóng thành công vệ tinh quan sát Trái Đất mới nhất EOS-01 và 9 vệ tinh của khách hàng quốc tế bằng tên lửa đẩy PSLV-C49. Tên lửa đẩy PSLV-C43 mang theo vệ tinh quan sát HysIS rời bệ phóng từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan (SDSC), đảo Sriharikota, ngoài khơi vịnh Bengal, Ấn Độ ngày 29/11/2018....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mất GPS, người lái UAV tập 'dò đường bay' trên tiền tuyến Ukraine

Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump

Giải pháp của Mỹ cho xung đột Ukraine có hiệu quả ?

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga cảnh cáo đòn hạt nhân với châu Âu

Indonesia nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong giữ vững hòa bình và cân bằng khu vực

Giáo hoàng Francis về với thánh đường Vatican lần cuối

Ý nghĩa cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Quốc vương Oman

Thất bại trong đàm phán tái cấu trúc 2,6 tỷ USD, Ukraine đối mặt nguy cơ vỡ nợ lịch sử

Indonesia có thêm cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Trung Quốc thúc đẩy hợp tác không gian quốc tế với Mỹ

Tìm ra nguyên nhân khiến loài chuột túi khổng lồ thời tiền sử diệt vong

Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ
Có thể bạn quan tâm

Một số thuốc dùng trị viêm quanh khớp vai
Sức khỏe
05:06:29 25/04/2025
Xe máy va chạm ô tô khách trong cơn mưa tầm tã, nam sinh viên tử vong
Tin nổi bật
02:32:31 25/04/2025
Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn
Hậu trường phim
23:37:42 24/04/2025
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian
Sao châu á
23:34:25 24/04/2025
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt
Sao việt
23:19:40 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt
Phim âu mỹ
22:24:36 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025