Tàu vũ trụ thử nghiệm Starship SN8 của SpaceX phát nổ khi hạ cánh
Trong một chuyến bay thử nghiệm tiến tới mục tiêu chế tạo phương tiện tái sử dụng đưa con người lên Mặt trăng và sao Hỏa, nguyên mẫu tàu vũ trụ Starship SN8 của SpaceX đã phát nổ khi hạ cánh sáng sớm 10/12 giờ Việt Nam.
Nguyên mẫu tàu vũ trụ Starship mới nhất, mang tên SN8 đã bùng nổ khi hại cánh sau khi thực hiện chuyến bay thử nghiệm.
Starship SN8 (Serial No.8) cất cánh lúc 22h45′ GMT ngày 9/12 (5h45′ ngày 10/12 giờ Việt Nam) từ cơ sở của SpaceX gần làng Boca Chica, Nam Texas, Mỹ và phát nổ gần 7 phút sau đó khi tiếp đất trong quá trình hạ cánh.
Mục tiêu vụ phóng thử nghiệm là đưa tàu vũ trụ đạt đến độ cao 12,5 km; đồng thời thực hiện một số thao tác trên không phức tạp sau đó quay trở lại Trái đất, hạ cánh an toàn gần bệ phóng.
Tàu vũ trụ Starship SN8 cất cánh lúc 22h45′ GMT ngày 9/12 (5h45′ ngày 10/12 giờ Việt Nam) từ cơ sở của SpaceX gần làng Boca Chica, Nam Texas, Mỹ. Ảnh: Space.
SN8 cao 50m, được nói đã đạt được các mục tiêu đề ra, ngoại trừ mục tiêu cuối cùng là hạ cánh an toàn. Con tàu đã tiếp cận điểm hạ cánh, tuy nhiên tiếp đất quá nhanh, dẫn đến phát nổ, ở thời điểm 6 phút 42 giây sau khi cất cánh .
Dù thử nghiệm chưa hoàn hảo, tuy nhiên người sáng lập và Giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk vẫn đánh giá vụ phóng thành công và đạt được bước tiến quan trọng.
Elon Musk chia sẻ, ông không mong đợi một kết quả vụ thử thành công mỹ mãn bởi chuyến bay này phức tạp và khắt khe hơn nhiều so với bất kỳ cuộc thử nghiệm nguyên mẫu Starship nào khác. Kỷ lục độ cao trước đó của các nguyên mẫu Starship là khoảng 150m, trong vụ phóng thử nguyên mẫu Starship SN5 ngày 4/8.
Video đang HOT
Tàu Starship SN8 cơ bản đạt được những mục tiêu đặt ra trong chuyến bay thử nghiệm. Ảnh: Handout/AFP/Getty.
SpaceX đang phát triển mẫu tàu vũ trụ tái sử dụng Starship để chở người và hàng hóa lên Mặt trăng, tiếp theo là sao Hỏa cũng như các điểm đến xa xôi khác trong không gian sâu. Hệ thống này bao gồm hai yếu tố: một tàu vũ trụ bằng thép không gỉ được gọi là Starship 6 động cơ và một tên lửa khổng lồ được gọi là Super Heavy 30 động cơ.
Cả hai phương tiện này sẽ được tái sử dụng, có khả năng thực hiện nhiều chuyến đi từ Trái đất đến sao Hỏa và quay trở lại, thực hiện nhiều lần phóng trong suốt vòng đời của nó.
Quá trình hạ cánh trở lại trái đất, Starship SN8 đã phát nổ khi tiếp đất. Ảnh: Space.
Elon Musk tỏ ra khá nôn nóng trong sứ mệnh chinh phục sao Hỏa với việc đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu phát triển tàu vũ trụ, song song là thực hiện các cuộc phóng thử dày đặc. Trong một trao đổi với báo chí vài ngày trước, Elon Musk cho biết ông tin tưởng rằng SpaceX sẽ khởi động sứ mệnh đưa phi hành gia lên sao Hỏa lần đầu tiên vào năm 2026.
SpaceX đặt mục tiêu đáp ứng dòng thời gian đầy tham vọng này bằng cách lặp lại nhanh chóng và bay thường xuyên. Công ty đang chế tạo nhiều nguyên mẫu Starship tại địa điểm Nam Texas của mình và chúng ta nên mong đợi những phương tiện sắp tới sẽ sớm cất cánh – đặc biệt là SN9, dường như sắp hoàn thành.
Trong khi vừa phóng nguyên mẫu SN8, Musk cho biết đã sắp hoàn thành chế tạo nguyên mẫu tiếp theo SN9, giống với mẫu tiền nhiệm, tuy nhiên với những cải tiến nhỏ.
NASA công bố hình ảnh thu thập mẫu vật trên tiểu hành tinh Bennu
Tàu vũ trụ OSIRIS-REx của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa lần đầu tiên hạ cánh xuống tiểu hành tinh Bennu gần Trái Đất.
Hình ảnh minh họa của NASA cho thấy tàu đang tiếp cận tiểu hành tinh. Mẫu vật được thu thập bởi tàu này sẽ được đưa về Trái Đất vào năm 2023.
Sau khi hạ cánh xuống tiểu hành tinh Bennu tối 20/10, tàu vũ trụ OSIRIS-REx đang ở trong "tình trạng tốt", theo thông tin từ đội ngũ phụ trách sứ mệnh. Dữ liệu và hình ảnh được gửi về trung tâm kiểm sát trong đêm 20/10 và được NASA công bố hôm 21/10.
Dữ liệu từ tàu vũ trụ cho thấy tàu đã chạm xuống vị trí cách địa điểm được nhắm tới trước đó khoảng 1 m. Tất cả quá trình này được triển khai tự động thông qua các lệnh được lập trình sẵn, sử dụng hệ thống định vị tiên tiến giúp tàu hạ cánh mà không cần có sự hỗ trợ từ Trái Đất.
Hình ảnh chụp từ tàu cho thấy khoảnh khắc chân robot của tàu chạm vào bề mặt tiểu hành tinh Bennu.
Hình ảnh khác cho thấy tàu vũ trụ OSIRIS-REx bắn túi khí nit-tơ nén, sử dụng khí này để làm bắn lên các loại vật chất và đá cuội, nhờ đó tàu có thể thu thập chúng làm mẫu vật.
Ảnh chụp từ tàu vũ trụ OSIRIS-REx cho thấy khu vực lấy mẫu vật có tên Nightingale trên tiểu hành tinh Bennu. Đội ngũ phụ trách sứ mệnh của tàu OSIRIS-REx sẽ mất khoảng một tuần để xác định lượng mẫu vật thu được.
Ảnh chụp bốn khu vực dự kiến lấy mẫu vật trên tiểu hành tinh Bennu. Cuối cùng, chỉ có khu Nightingale (trên cùng bên trái) được chọn. Khối lượng mẫu vật tàu cần thu được là khoảng 60 gram, tương đương với một thanh kẹo cỡ vừa.
Hình ảnh tiểu hành tinh Bennu được ghép lại từ 12 hình ảnh nhỏ do tàu OSIRIS-REx thu được, chụp từ khoảng cách 24 km so với bề mặt tiểu hành tinh. Bennu nằm cách Trái Đất khoảng 321,8 triệu km, có hình dạng như một con quay và cao ngang tòa nhà Empire State (khoảng 381 m).
Tiểu hành tinh Bennu được mô tả như "đống gạch vụn". Bennu không phải là một cấu trúc nguyên khối mà cấu thành từ những tảng đá được kết dính với nhau bằng trọng lực. Tiểu hành tinh này cũng phóng những tảng đá, sỏi và hạt nhỏ vào không gian. Bennu hiện được lập bản đồ chi tiết hơn Mặt Trăng và bất kỳ thiên thể nào khác trong Hệ Mặt Trời.
Tàu vũ trụ OSIRIS-REx được công ty Lockheed Martin Space Systems ở Denver sản xuất. Tàu dài 6,2 m, rộng 2,4 m, cao 3,15 m và hoạt động bằng pin Mặt Trời. OSIRIS-REx quay quanh tiểu hành tinh Bennu gần hai năm để quan sát nó một cách chi tiết. Quỹ đạo của tàu quanh Bennu là khoảng cách gần nhất của một tàu vũ trụ quay quanh một vật thể, được công nhận trong kỷ lục Guinness thế giới. Bennu cũng là vật thể nhỏ nhất có tàu vũ trụ NASA quay quanh.
Tàu vũ trụ tiếp cận thành công thiên thạch có thể 'gây họa' cho Trái đất Tàu vũ trụ OSIRIS-REx hạ cánh thành công xuống bề mặt tiểu hành tinh Bennu trong một sứ mệnh mà NASA tin rằng sẽ giúp mở khóa những bí mật của hệ mặt trời. OSIRIS-REx hạ cánh xuống Bennu vào khoảng 5h11 sáng 21/10 (giờ Hà Nội). Khu vực mà tàu vũ trụ của NASA đáp xuống là miệng núi lửa có kích...