Tàu vũ trụ NASA phát hiện điều lạ trên bầu trời Sao Hỏa
Tàu vũ trụ không người lái MAVEN của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã phát hiện một tia cực tím phát sáng bất thường giữa bầu trời đêm từ Sao Hỏa.
Tia cực tím phát sáng bất thường từ bầu trời Sao Hỏa được tàu vũ trụ MAVEN chụp lại
“Nhóm điều khiển tàu MAVEN đã rất ngạc nhiên khi thấy tia cực tím này phát sáng 3 lần trên bầu khí quyển của Sao Hỏa vào mỗi đêm, trong các thời điểm được cho là ‘mùa xuân’ và ‘mùa thu’ của hành tinh này”, Trung tâm điều hành các chuyến bay vào Vũ trụ Goddard của NASA giải thích trong một tuyên bố. “Hiện tượng này xảy ra khi những cơn gió theo chiều thẳng đứng mang theo khí gas xuống các vùng có mật độ khí gas cao hơn trên Sao Hỏa, giúp đẩy nhanh các phản ứng hóa học tạo ra nitric oxide và cung cấp năng lượng cho tia cực tím.”
Các hiện tượng tia sáng hình “bước sóng và xoắn ốc” cũng được phát hiện một cách bất ngờ ở các thời điểm “đông chí’ trên sao Hỏa. Theo Nick Schneider, giáo sư thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Không gian và Khí quyển của Đại học Colorado, Mỹ, “Hình ảnh của MAVEN cung cấp những kiến thức mang tính toàn cầu đầu tiên của chúng ta về chuyển động của các dòng khí trong bầu khí quyển giữa của sao Hỏa, một khu vực quan trọng nơi các dòng khí giữa các lớp khí quyển thấp nhất và cao nhất của hành tinh này được lưu thông.”
Video đang HOT
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Geophysical Research, Space Physics.
Robot thám hiểm Mars 2020 Perseverance Rover của NASA mới đây cũng đã khởi động sứ mệnh của mình trên Sao Hỏa, trong một cuộc hành trình dự kiến kéo dài 7 tháng. Robot này dự kiến sẽ đặt chân lên Miệng núi lửa Jezero trên sao Hỏa vào ngày 18.2.2021.
Thời gian của Mars 2020 Perseverance Rover trên bề mặt Sao Hỏa sẽ kéo dài ít nhất 1 năm của hành tinh này, tương đương khoảng 687 ngày trên Trái Đất.
Đầu tháng này, robot thám hiểm Curiosity Rover của NASA đã kỷ niệm tròn 8 năm thám hiểm trên bề mặt Sao Hỏa.
Mục tiêu dài hạn của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ là đưa con người lên sao Hỏa vào khoảng năm 2030. Tuy nhiên, cựu phi hành gia Buzz Aldrin cho rằng mục tiêu này nên được thực hiện muộn hơn một chút, ở thời điểm năm 2040.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào năm 2016, phi hành gia từng có mặt trong chuyến bay lịch sử lên Mặt Trăng vào năm 1969 cho biết ông tin rằng các phi hành gia có thể ghé thăm Phobos, Mặt Trăng của Sao Hỏa. vào năm 2040. Điều này có thể đóng vai trò như một bước tiến lớn trong sứ mệnh chinh phục hành tinh này.
NASA đưa thiết bị chuyển CO2 thành oxy lên sao Hỏa?
Tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA phóng lên vũ trụ mang theo một loạt công nghệ tiên tiến trong đó có thiết bị chuyển CO2 thành O2.
Hình minh họa Perseverance
Con tàu thám hiểm Sao Hỏa Perseverance của NASA phóng từ Cape Canaveral, Florida mang theo một loạt công nghệ tiên tiến bao gồm thiết bị video độ nét cao và máy bay trực thăng liên hành tinh đầu tiên do con người tạo ra.
Nhiều công cụ như những bước thử nghiệm hướng tới việc con người khám phá hành tinh đỏ. Đáng chú ý, tàu thăm dò được trang bị thiết bị mới Mars Oxygen In-Situ Resource Utilization Experiment, gọi tắt là Moxie, có nhiệm vụ 'sản xuất' ra oxy trong bầu khí quyển mà lượng O2 chỉ chiếm chưa tới 0,2%.
Oxy luôn là món hàng cồng kềnh trong một chuyến du hành không gian, rất tốn diện tích, rất dễ bắt lửa nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự sống của phi hành gia. Nếu không khéo léo tính toán để mang theo oxy trên chuyến hành trình tới Sao Hỏa, các phi hành gia e sợ oxy chẳng đủ dùng cho một chuyến khứ hồi.
Có hình dáng giống như một cái cây, Moxie hoạt động bằng cách hấp thụ CO2 sau đó tách các phân tử thành oxy và CO, cuối cùng sẽ kết hợp các phân tử oxy thành O2.
Sau khi phân tích chất lượng không khí và cố gắng đạt được mức O2 tinh khiết 99,6%, nó sẽ thải ngược O2 và carbon monoxide CO lại bầu không khí.
Theo Michael Hecht, điều tra viên chính của Moxie, độc tính của khí carbon monoxide tạo ra không phải là điều đáng lo ngại. Khi khí này quay trở lại bầu khí quyển sao Hỏa sẽ không làm thay đổi nhiều. Michael Hecht nói: "Nếu bạn giải phóng CO vào bầu khí quyển sao Hỏa, nó có thể sẽ kết hợp với một lượng rất nhỏ oxy dư ở đó và biến thành CO2".
Nếu mọi việc suôn sẻ nó sẽ sản sinh ra khoảng 10 gram oxy mỗi giờ, tương đương với lượng oxy trong 0.034 m2 không khí. Trong khi đó, ước tính, con người cần khoảng 0.54 m2 không khí mỗi ngày. Tuy nhiên, Moxie mới chỉ là phiên bản 'tí hon' của thiết bị NASA muốn đưa lên sao Hỏa vào thập niên 30 của thế kỷ này.
Theo NASA, Moxie sẽ tự kiểm tra khả năng của bản thân bằng cách sản xuất oxy trong suốt thời gian thực hiện sứ mệnh. Thiết bị sẽ sớm bắt đầu hoạt động sau khi tàu thám hiểm Perseverance hạ cánh vào 18/2/2021.
Phim ảnh khiến khán giả hiểu sai về vũ trụ như thế nào? Để đảm bảo độ hấp dẫn cho phim, nhiều đạo diễn thỏa sức sáng tạo, dẫn đến những tình tiết về vũ trụ xa rời thực tế. Ảnh: Lucasfilm. Vụ nổ ngoài không gian : Trong Star Wars, một vụ nổ lớn xảy ra khi tàu vũ trụ TIE bắn hạ X-Wing. Tuy nhiên, đây không phải cách các vật thể ngoài không...