Tàu vũ trụ của Mỹ hạ cánh thành công xuống trạm vũ trụ quốc tế
Tàu vũ trụ mang tên Crew Dragon mang theo hai phi hành gia kỳ cựu của Mỹ đã hạ cánh thành công xuống trạm vũ trụ quốc tế sau khoảng 19 giờ bay.
Sáng ngày 31/5 (theo giờ Mỹ), chiếc tàu vũ trụ mang tên Crew Dragon mang theo hai phi hành gia kỳ cựu của Mỹ đã hạ cánh thành công xuống trạm vũ trụ quốc tế sau khoảng 19 giờ bay.
Đúng 10h17′ sáng ngày 31/5 (theo giờ Mỹ), tàu vũ trụ Crew Dragon, nay đổi tên thành Endevour mang theo hai phi hành gia Dough Hurley và Bob Behnken đã hạ cánh thành công xuống trạm vũ trụ quốc tế, một vài phút sớm hơn kế hoạch ban đầu.
Tên lửa đẩy mang theo tàu vũ trụ SpaceX rời bệ phóng sáng 31/5. Ảnh: AP
Sau khi kiểm tra các thủ tục an toàn, hai phi hành gia này sẽ gia nhập người đồng nghiệp ở NASA là Chris Cassidy và hai phi hành gia người Nga tại trạm vũ trụ quốc tế.
Video đang HOT
Việc hạ cánh thành công là một trong những phần quan trọng đầu tiên của chuyến bay lịch sử của con tầu Endevour sau 19 giờ cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở bang Florida.
Sau khi kết thúc chương trình tàu con thoi vào năm 2011, NASA dựa hoàn toàn vào Nga để đưa các phi hành gia lên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) với chi phí từ 70-80 triệu USD cho mỗi ghế. Năm 2014, NASA đã trao hợp đồng trị giá nhiều tỉ USD cho Công ty SpaceX của tỉ phú công nghệ Elon Musk và hãng Boeing để phát triển tàu vũ trụ đưa các phi hành gia Mỹ lên trạm vũ trụ quốc tế.
Chuyến bay vào quỹ đạo vừa diễn ra của hai phi hành gia Mỹ cũng đánh dấu sự thành công của mối quan hệ hợp tác công tư giữa NASA và SpaceX.
Đây là chuyến bay đầu tiên chở các nhà du hành vũ trụ của Mỹ và được phóng từ lãnh thổ Mỹ bay lên quỹ đạo sau gần 1 thập kỷ đồng thời đánh dấu mối quan hệ đối tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy nỗ lực chinh phục không gia của Mỹ.
Đây cũng được coi là một trong những bước đi đầu tiên nhằm định hướng cho du lịch trong không gian, chuẩn bị dần cho các kế hoạch khám phá mặt trăng và tiến xa hơn vào vũ trụ trong tương lai.
Giám đốc NASA đột ngột từ chức trước chuyến bay lịch sử lên Mặt trăng
Ông Doug Loverro, người đứng đầu chương trình vũ trụ của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã đột ngột từ chức vài ngày trước khi cơ quan này lên kế hoạch phóng tàu vũ trụ đưa có con người đầu tiên kể từ năm 2011 đến nay.
Ông Doug Loverro đột ngột từ chức khỏi NASA
Không có lý do chính thức nào được công bố về sự ra đi của ông Loverro, nhưng hai nguồn tin thân thiết với Washington Post đề nghị giấu tên cho biết, điều này bị thúc ép khi ông Loverro đã phá vỡ qui tắc trong quá trình làm thủ tục của NASA để đưa con người lên Mặt trăng.
Trong một bức thư điện tử gửi cho các đồng nghiệp NASA, ông Loverro viết rằng, sứ mệnh của cơ quan này chắc chắn không hề dễ dàng, không dành cho người yếu tim và chấp nhận rủi ro.
Ông cho biết thêm, hồi đầu năm nay, ông đã mạo hiểm bởi vì ông đánh giá sự cần thiết để hoàn thành sứ mệnh của mình. "Giờ đây, sau một thời gian cân bằng, rõ ràng tôi đã phạm một sai lầm trong sự lựa chọn mà một mình tôi phải gánh chịu hậu quả", ông viết.
Mặc dù vậy, ông Loverro đã từ chối nói rõ lý do vì sao ông từ chức. Ông nói với tờ Washington Post khi được hỏi về chương trình của NASA trong việc đưa con người trở lại Mặt trăng: "Không có gì liên quan tới các phi hành đoàn thương mại. Nó liên quan tới việc thúc đẩy nhanh Artemis và tôi không muốn nói chi tiết hơn về nó".
Việc từ chức của Loverro diễn ra hai ngày trước khi ông phải đứng đầu một cuộc họp tổng kết về tính sẵn sàng của việc phóng tên lửa để xác định xem liệu hãng tư nhân SpaceX có nên thực hiện vụ phóng tên lửa mang theo hai phi hành gia của NASA trong một sứ mệnh thử nghiệm trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) ngày 27/5.
Trong tuyên bố ngày 20/5, NASA chỉ ra rằng, vụ phóng tên lửa này sẽ vẫn được tiến hành, chứ không bị hoãn. Tuy nhiên, NASA không nói về lý do ông Loverro từ chức.
NASA cho biết: "Tuần tới sẽ đánh dấu sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới cho chuyến bay tới vũ trụ của con người với việc đưa các phi hành gia Bob Behnken và Doug Hurley lên trạm không gian quốc tế.
Chuyến bay thử nghiệm này sẽ là một cơ hội lịch sử cho thấy sự trở lại của chuyến vào vũ trụ có con người và là sự dấn thân không thể tin được của NASA".
Các nhà khoa học đang muốn cô máu thành dạng bột pha như sữa, giúp bảo quản được lâu và tiện dụng hơn Có thể, bộ dụng cụ sơ cứu mà các nhà du hành mang lên Sao Hỏa sẽ chứa một bịch máu bột. Giống như sữa, máu cũng có hạn sử dụng. Khi một người hiến máu cho đi thứ chất lỏng quý giá của họ, các bác sĩ sẽ thu máu vào các bịch chứa và bảo quản chúng trong tủ lạnh. Nếu...