Tàu vũ trụ chở hàng Nga nổ tung vài phút sau cất cánh
Tàu vũ trụ chở hàng không người lái Nga gặp phải sự cố chỉ sau 383 giây cất cánh, hướng đến Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).
Tàu chở hàng cất cánh từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.
Theo Daily Mail, vụ nổ xảy ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liên bang, tuyên bố Nga đã thành công trong việc khẳng định vị thế với thế giới, bất chấp lệnh cấm vận phương Tây.
Tàu vũ trụ phóng đi ngày 1.12 dự kiến sẽ đến ISS sau đó 2 ngày. Tàu vũ trụ chở hàng cất cánh từ sân bay Vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.
Tàu vũ trụ Nga mất liên lạc với trung tâm chỉ huy và phát nổ trên bầu trời gần Biysk, Siberia. Những mảnh vỡ của tàu vũ trụ có thể rơi xuống Siberia, quốc gia láng giềng Mông Cổ, Trung Quốc hay thậm chí là Thái Bình Dương.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin hồi tuần này nói rằng, Moscow “đã vượt qua một loạt những thất bại, tai nạn đáng buồn và thảm họa trong việc phóng tên lửa”.
Video đang HOT
Tàu vũ trụ chở hàng gặp sự cố chỉ vài phút sau khi cất cánh.
Nhưng cơ quan vũ trụ Nga ngày 1.12 tuyên bố: “Tàu vận tải Progress MS-04 trang bị tên lửa Soyuz-U đã mất liên lạc chỉ sau 383 giây phóng lên vũ trụ”. Các chuyên gia Nga đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân vì sao tàu vũ trụ phát nổ.
NASA ngay sau đó phát đi tuyên bố: “Phi hành gia Mỹ và Nga an toàn trên ISS. Lượng hàng tiêu dùng trên trạm vẫn ở mức tốt”. Interfax nói ISS có đủ lượng lương thực dự trữ cho đến khi có tàu chở hàng thay thế “.
Nguồn tin giấu tên của Nga nói Soyuz có thể đã tách tầng tên lửa quá sớm. Sự cố này đánh dấu 18 tháng sau khi một tàu vũ trụ chở hàng khác của Nga phóng đi thất bại.
Vụ việc đã khiến Nga ngừng mọi hoạt động du hành không gian trong 3 tháng còn các phi hành gia phải ở lại lâu hơn trên ISS.
Tên lửa đẩy Soyuz là cách duy nhất để phi hành gia lên được ISS vì chương trình tàu con thoi Mỹ đã bị hủy bỏ năm 2011.
Theo Đăng Nguyễn – Daily Mail (Dân Việt)
Cách xa 250 dặm so với Trái đất, các phi hành gia người Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu cử như thế nào?
Không chỉ người ở mặt đất mà cả các phi hành gia sống bên ngoài vũ trụ cũng có thể tham gia bỏ phiếu.
Cứ bốn năm một lần, hàng triệu cử tri Mỹ lại tiến hành bỏ phiếu bầu cử nhằm chọn ra vị Tổng thống kế nhiệm.
Tất nhiên, ở khoảng cách 250 dặm, thể thức bầu cử dành cho các phi hành gia cũng rất khác người.
Các phi hành gia sẽ tham gia bầu cử như thế nào?
Như phi hành gia Shane Kimbrough là một ví dụ. Năm nay, anh này được tham gia bỏ phiếu nhờ một dự luật ra đời năm 1997, đã được bang Texas (nơi đặt trụ sở NASA) thông qua.
Quá trình bỏ phiếu của phi hành gia sẽ bắt đầu cách đây 1 năm, khi tàu vũ trụ đưa anh tới Trạm quốc tế ISS. Khi đó, Shane sẽ phải đưa ra quyết định có tham gia bỏ phiếu hay không.
Nếu câu trả lời là có, 6 tháng trước khi thời điểm bầu cử 8/11 đến, phi hành gia này sẽ nhận được một lá đơn "Ghi danh cử tri và yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt".
Phi hành gia Shane Kimbrough
Tới trước thời điểm bầu cử vài ngày, phi hành gia Shane Kimbrough sẽ nhận được lá phiếu điện tử của mình. Sau khi đã lựa chọn xong, lá phiếu điện tử sẽ được gửi trở lại mặt đất.
Tất nhiên, mọi đơn từ, phiếu bầu cử liên lạc giữa Trái Đất và Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đều được thực hiện bằng phương thức email điện tử có độ bảo mật cao.
Trước Shane Kimbrough, vào năm 1997, David Wolf là phi hành gia đầu tiên của NASA tham gia bỏ phiếu từ vũ trụ khi đang công tác tại trạm vũ trụ Mir của Nga.
Không chỉ các phi hành gia, cả lính Mỹ đóng quân tại nước ngoài, nhất là các vùng có điều kiện khắc nghiệt cũng có thể tham gia bầu cử theo hình thức này.
Theo CafeBiz
Trung Quốc phóng trạm vũ trụ thứ hai vào quỹ đạo Trái Đất Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 của Trung Quốc bay vào quỹ đạo Trái Đất và chuẩn bị thực hiện những thí nghiệm quan trọng về sự sống. Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 rời khỏi bệ phóng. Ảnh: BBC. Trạm Thiên Cung 2 khởi hành từ sa mạc Gobi ở Mông Cổ vào khoảng 22 giờ hôm qua theo giờ địa phương....