Tàu vận tải hàng nghìn tấn không người lái trôi trên biển
Ngư dân đang đánh cá trên vùng biển Quảng Bình bất ngờ phát hiện chiếc tàu vận tải chở theo hàng nghìn tấn hàng trôi dạt trên biển. Ở thời điểm được phát hiện, trên tàu không một bóng người.
Rạng sáng 27/1, hàng chục tàu đánh cá của ngư dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa sau hơn hai ngày đêm lai dắt, đã đưa được con tàu này vào bờ và neo đầu tại khu vực Sụp, thuộc bờ biển xã Hoằng Trường, chờ cơ quan chức năng khám nghiệm.
Vùng biển nơi con tàu hoang được neo đậu sau khi đưa về Thanh Hóa. Ảnh: Lê Hoàng
Video đang HOT
Trước đó hai ngày, nhiều ngư dân phát hiện con tàu này đang trôi dạt trên biển. Anh Lê Văn Trình, thuyền trưởng tàu TH 90425, một trong những ngư dân đầu tiên phát hiện con tàu hoang cho biết, vào khoảng 13h30 phút ngày 25/1, khi đang đánh cá ở tọa độ 18,07 độ vĩ Bắc, 107,07 độ kinh đông, thuộc vùng biển tỉnh Quảng Bình, nhiều ngư dân phát hiện một chiếc tàu vận tải cỡ lớn đang trôi dạt trên biển, nước ngập ngang thân tàu. Vỏ tàu màu đỏ đen, trên thân có ghi dòng chữ HaiDong 27.
Sau khi phát hiện con tàu có dấu hiệu bất thường, ngư dân đã lên tiếng gọi nhưng không có người lên tiếng. Thuyền trưởng cho tàu áp sát rồi cử một số ngư dân leo lên boong tàu kiểm tra nhưng không có người ở trong. Nhiều đồ nghề, cùng sổ sách bay lộn xộn khắp trên sàn và boong tàu. Ngay sau đó, các ngư dân đã bàn nhau huy động hơn chục chiếc tàu đang đánh cá ở khu vực gần đó tổ chức lai dắt chiếc tàu hoang về quê ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa.
“Trên suốt dọc hành trình hơn 140 hải lý từ nơi phát hiện, cứ lần lượt 7 con tàu thay nhau kéo con tàu vì nó rất nặng. Mỗi giờ chúng tôi chỉ di chuyển được khoảng 5 hải lý”, một ngư dân tham gia lai dắt thuật lại và cho biết, rạng sáng nay đã đưa tàu vào gần bờ, tuy nhiên do nước cạn nên tàu đang được neo đậu ở khu vực Sụp, thuộc bờ biển xã Hoằng Trường.
Ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường cho biết, sau khi nhận được tin báo từ ngư dân, sáng cùng ngày, chính quyền địa phương đã chỉ đạo công an xã phối hợp với lực lượng biên phòng tiến hành lập biên bản xác minh lai lịch đồng thời cử lực lượng bảo vệ con tàu hoang này.
Trước đó, TTXVN đưa tin, đêm 20/1, tàu Hải Đông 27, thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Đông (Hải Phòng), quốc tịch Việt Nam trên đường chở hơn 3.000 tấn hàng từ Cù Lao Chàm về Hải Phòng đến vùng biển Quảng Bình (cách bờ khoảng 73 hải lý về phía Đông Bắc) thì bị thủng buồng máy, khiến nước tràn vào tàu. Sau khi gặp nạn, toàn bộ 13 thuyền viên trên tàu này đã may mắn được tàu Phú Sơn 26 đi ngang qua khu vực trên cứu sống.
Theo VNE
Chìm tàu cá, 15 ngư dân mất tích trên biển
Khoảng 5 giờ sáng qua, Hải đội 2 Bộ đội biên phòng (BĐBP) Quảng Bình nhận được tin báo tàu cá mang số hiệu QB 93714 TS, do ông Nguyễn Phong (ở xã Quảng Lộc, H.Quảng Trạch) làm thuyền trưởng cùng 14 ngư dân bị sóng đánh chìm cách cửa Gianh (H.Quảng Trạch) khoảng 6-7 hải lý về phía đông bắc. Hải đội 2 đã điều 2 tàu ra ứng cứu, nhưng vì gió to cấp 8-9, sóng biển quá lớn nên tàu không thể tiếp cận được khu vực tàu chìm. Hai tàu cá khác đang neo đậu gần đó cũng không chạy được vì sóng quá to.
Đến cuối chiều qua, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1 cho biết tàu SAR 411 đã tiếp cận được khu vực tàu cá bị chìm. Tuy nhiên, hiện chưa tìm thấy các ngư dân; tàu tiếp tục tìm kiếm về phía nam theo hướng gió và dòng chảy, đồng thời phối hợp lực lượng BĐBP ven biển để hỗ trợ tìm kiếm và cứu nạn khi phát hiện ngư dân. Trong khi đó, thời tiết tại khu vực Quảng Bình đang rất lạnh.
Trong một diễn biến khác, sáng qua đài canh của Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà (đóng tại H.Núi Thành), thuộc BĐBP tỉnh Quảng Nam cho biết đã trực tiếp liên lạc được với tàu QNa 95555 TS (32 ngư dân) của ông Phạm Phú Đức và tàu QNa 94079 TS (30 ngư dân) của ông Phạm Văn Trung (cùng trú xã Bình Minh, H.Thăng Bình, Quảng Nam). Theo thượng úy Nguyễn Đức Hòa, người trực đài Icom, hiện 2 tàu cá trên vẫn đang trú gió tại đảo Bông Bay (thuộc quần đảo Hoàng Sa). Hai tàu cá này là của hai cha con, ra khơi ngày 9.12 và bị mất liên lạc với lực lượng BĐBP tỉnh Quảng Nam vào chiều 26.12 khi cơn bão Ngộ Không (bão số 10) đang hoành hành trên biển. "Nguyên nhân không liên lạc được là do 2 tàu này khi vào đảo trú tránh bão xong thì tắt máy Icom vì nghĩ đã bình yên. Khoảng 18 giờ 45 phút ngày 29.12, tổng đài Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà đã nhận được thông tin từ hai tàu cá này", thượng úy Hòa cho biết.
Cùng trong ngày 30.12, Đài thông tin duyên hải Việt Nam cho hay tàu Royal Prime (trọng tải 2.141 tấn của Công ty TNHH vận tải và thương mại Hoàng Gia, Hải Phòng) đã thoát khỏi chỗ mắc cạn, đang neo đậu ở tọa độ 8,6 độ vĩ bắc, 114,3 độ kinh đông. Trước đó, hồi 15 giờ ngày 29.12, tàu Royal Prime trên đường vào đảo San Hô, quần đảo Trường Sa để tránh thời tiết xấu trên biển đã đâm vào đá ngầm khiến tàu bị thủng, nằm trên bãi đá san hô, nước vào hầm hàng và hầm ballast 2 làm nghiêng tàu. Nhận được tín hiệu cấp cứu, Đài thông tin duyên hải Việt Nam đã thông báo ngay tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn. Đến tối cùng ngày, 7 thuyền viên của tàu đã được đơn vị tìm kiếm cứu nạn Philippines hỗ trợ đưa vào bờ an toàn, 6 thuyền viên còn lại ở lại tàu để theo dõi sự cố.
Theo Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung - Tây nguyên, từ sáng sớm 30.12, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Tây Bắc bộ và một số nơi ở Trung Trung bộ, vịnh Bắc bộ có gió đông bắc mạnh cấp 9, giật cấp 10. Do ảnh hưởng của không khí lạnh ở vịnh Bắc bộ và vùng biển ngoài khơi Trung bộ, khu vực bắc và giữa biển Đông (gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động rất mạnh. Hiện khu vực quần đảo Trường Sa và khu vực giữa Trường Sa với Hoàng Sa vẫn còn 22 tàu cá cùng 217 ngư dân đang hành nghề.
Theo TNO
Thuyền viên kêu cứu đã nửa năm nhưng không ai giúp Tối 13-12, ông Trần Đình Dục (quê Bình Định, thuyền phó 1 tàu Anh Sơn đang neo đậu tại cảng Chittagong, Bangladesh) tiếp tục gọi điện thoại kêu cứu. Ông Dục cho biết sức khỏe ông đang rất nguy kịch, bệnh dạ dày hành hạ nhưng không ai cứu chữa. Ông Dục nhiều lần gọi điện thoại về Công ty TNHH Thương mại...