Tàu tuần tra tìm 22 thủy thủ mất tích vẫn ‘án binh bất động’
Dù đã sẵn sàng xuất bến để tìm kiếm nạn nhân tàu Vinalines Queen mất tích nhưng tàu tuần tra cỡ lớn của Hải quân Philippines vẫn chưa thể rời cảng do biển động mạnh. Việc tìm kiếm bằng máy bay cũng chưa thể triển khai.
Chiều 4/1, 10 ngày sau vụ tàu Vinalines Queen bị chìm khiến 22 thuyền viên mất tích, công tác tìm kiếm, cứu hộ nạn nhân vẫn gặp khó khăn do sóng to, gió lớn.
Giám đốc Công ty Vận tải biển Vinalines Nguyễn Văn Hạnh cho biết, ngày 1/1, công ty đã liên hệ với nhiều công ty có tàu, thuyền tại Philippines để thuê tìm kiếm thuyền viên nhưng không có tàu biển cứu hộ nào có thể chạy do biển động. Việc nhờ Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản tìm kiếm tàu cứu nạn bằng tàu chuyên dụng lớn và hiện đại cũng không thành do phía Nhật thông báo không có phương tiện cho thuê và chưa có kế hoạch cử phương tiện đến hiện trường tìm kiếm.
Mũi tên trắng là nơi tàu Vianlines Queen chở hơn 54.000 tấn quặng Nikel rời Indonesia hôm 22/12/2011. Chấm xanh là nơi tàu gặp nạn lúc 7h sáng 25/12. Chấm đỏ là nơi thủy thủ Đậu Ngọc Hùng được tàu London Courage cứu hôm 29/12/2011. Ảnh: exactEarth.com
Tiếp đó ngày 3/1, cơ quan này liên hệ với công ty Harbor Star (Philippines) để thuê tàu tìm kiếm cứu nạn nhưng tốc độ của tàu này không vượt quá 12 hải lý một giờ và chỉ hoạt động trong điều kiện sóng biển cấp 3. Vùng biển tìm kiếm thuyền viên hiện tại động rất mạnh, cấp 7-8 nên tàu cứu hộ không thể hoạt động.
Với sự giúp đỡ của Phủ tổng thống Philippines, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Vinalines đã làm việc với lực lượng hải quân Philippines đề nghị giúp đỡ điều động phương tiện tìm kiếm. Hải quân Philippines điều tàu tuần tra cỡ lớn di chuyển 500 hải lý, lên căn cứ San Fernando để tìm kiếm trong khu vực.
“Tuy nhiên, do ngày 3/1 biển động rất mạnh và tầm nhìn bị hạn chế nên tàu chưa thể rời cảng. Lực lượng hải quân Philippines cam kết cho tàu khởi hành ngay khi điều kiện thời tiết biển cho phép”, ông Hạnh cho hay.
Video đang HOT
Máy bay của lực lượng bảo vệ bờ biển Philiipines sẽ khởi hành bay tìm kiếm nạn nhân mất tích khi điều kiện thời tiết cho phép. Ảnh: Vinalines.
Theo Chỉ huy trưởng Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, ngay khi nhận được thông tin tàu Vinalines Queen bị nạn, cơ quan này đã triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, phát bản tin thông báo tới Trưởng bộ phận phụ trách bảo vệ bờ biển khu vực Bắc Luzon, các ngư dân, tàu bè qua lại trong khu vực trực cảnh giới tìm kiếm.
Lực lượng này cũng sử dụng máy bay cùng cán bộ đoàn công tác của Vinalines đi tìm kiếm, nhưng do thời tiết mây mù nên chưa bay được. Máy bay sẽ xuất phát bay tìm kiếm ngay nếu điều kiện thời tiết cho phép.
Ông Hạnh cho biết thêm, Công ty Vận tải biển Vinalines đang phối hợp với các trung tâm tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan liên quan thực hiện công tác tìm kiếm 22 thuyền viên còn lại của tàu Vinalines Queen.
Trước đó ngày 25/12, đang trên đường vận chuyển 54.400 tấn quặng Nikel từ Indonesia sang Trung Quốc, khi tới Đông Bắc đảo Luzon (Philippines), Vinalines Queen thông báo bị nghiêng 18 độ rồi mất liên lạc cùng 23 thuyền viên.
Ngày 29/12, sau 3 ngày dùng trực thăng tìm kiếm mà không tìm được dấu vết gì ngoài vệt dầu loang ở khu vực tàu Vinalines Queen mất tín hiệu, lực lượng cứu nạn của Nhật Bản, Philippines và Đài Loan đã dừng công tác tìm kiếm.
Diễn biến vụ chìm tàu Vinalines Queen
Vinalines Queen cùng 23 thuyền viên vận chuyển 54.400 tấn quặng Nikel từ Indonesia sang Trung Quốc, với tình trạng kỹ thuật và trang thiết bị bình thường. – 5h48 ngày 25/12, trong gió cấp 8-9, tàu thông báo nghiêng trái 20 độ, chưa rõ nguyên nhân. Thuyền trưởng chuyển hướng về vị trí an toàn gần Philippines. – Một giờ sau, tàu báo độ nghiêng trái còn 18 độ, đang chạy về gần bờ biển Phillipines, rồi mất liên lạc. – Hai phút sau, do nghiêng trái quá lớn kết hợp với sóng to, Vinalines Queen bị chìm. Một thủy thủ kịp bám vào phao cứu sinh, các thuyền viên khác mất tích. – Chiều 26/12, thông tin Vinalines Queen mất tích cùng 23 thuyền viên được phát đi. Lực lượng cứu hộ Đài Loan 2 lần điều phương tiện ra hiện trường tìm kiếm nhưng do khu vực đó sóng gió rất lớn nên không hoạt động được. – Chiều 27/12, Cục phòng vệ bờ biển Nhật Bản tìm kiếm và phát hiện vệt dầu loang gần tọa độ tàu báo nghiêng rồi mất tín hiệu. – Sáng 28/12, trực thăng của Cơ quan phòng vệ bờ biển Nhật Bản lại bay suốt 3 giờ quanh khu vực tàu Việt Nam mất tích nhưng vẫn chỉ thấy vệt dầu loang. – Ngày 29/12, việc tìm kiếm bằng trực thăng tạm ngừng. Nhiều chuyên gia cho rằng tàu chìm do quặng hóa lỏng không ổn định, gây mất thăng bằng trong điều kiện thời tiết xấu. – Sáng 30/12, 5 anh Đậu Ngọc Hùng, thủy thủ trên tàu Vinalines Queen bị chìm đã được tàu của Anh cứu vớt. 22 thuyền viên còn lại hiện vẫn chưa có tung tích.
Theo Tiến Dũng
VNE
Thuê tàu biển tìm thuyền viên Vinalines Queen
Làm việc với Vinalines và Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải, người thân các thuyền viên đề nghị thuê tàu chuyên dụng có máy bay trực thăng để tìm kiếm ở khu vực tàu Vinalines Queen mất tích.
Chiều và tối 1/1, đại diện gia đình nhiều thuyền viên tàu Vinalines Queen từ nhiều tỉnh, thành đã về Hà Nội tìm gặp lãnh đạo Công ty vận tải biển Vinalines và Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Việt Nam MRCC).
Trao đổi với các gia đình, ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng giám đốc Việt Nam MRCC, cho biết ngay từ khi tàu mất liên lạc ngày 25/12 đơn vị đã xác định và hành động theo tình huống xấu nhất và đề nghị các cơ quan tìm kiếm cứu nạn trong khu vực triển khai tìm kiếm với hình thức tàu bị tai nạn chứ không chỉ đơn thuần là mất liên lạc. Đến ngày 30/12/2011, khi tàu London Courage tìm thấy thủy thủ Đậu Ngọc Hùng, Việt Nam MRCC đã phát tin tàu chìm và yêu cầu tìm kiếm với mức độ cứu nạn ở cấp độ quốc gia chứ không còn là tìm kiếm thông thường.
Người thân thuyền viên tàu Vinalines Queen từ nhiều tỉnh, thành đã tìm về Hà Nội để nhờ cậy sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trong cuộc họp cùng ngày với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Việt Nam MRCC cũng đã đề nghị chỉ đạo Công ty vận tải biển Vinalines (Vinalines Shipping) tiếp tục thuê máy bay hoặc tàu biển để tìm kiếm các thuyền viên. Trong đó phương án thuê tàu biển là phù hợp nhất vì máy bay khó phát hiện những vật thể nhỏ. Tại cuộc họp này, lãnh đạo Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã giao Vinalines Shipping thuê phương tiện tiếp tục tìm kiếm.
Tuy nhiên, bà Trần Thị Thắng (vợ của máy trưởng Lê Bá Trúc) cho rằng việc Vinalines Shipping tiếp tục thuê máy bay để tìm kiếm sau khi phát hiện thấy thuyền viên Đậu Ngọc Hùng là không phù hợp vì đã nhiều lần tìm bằng máy bay mà không thấy. Theo bà Thắng, nếu thuê tàu biển tìm sẽ hiệu quả hơn.
Trao đổi với các gia đình, đại diện Vinalines Shipping cho biết, chỉ đạo của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn là tiếp tục tìm kiếm bằng các phương tiện có thể và công ty đã sang Philippines thuê máy bay tìm kiếm. Không phủ nhận nỗ lực của công ty nhưng bà Thắng và nhiều những người thân khác của các gia đình thuyền viên cho rằng việc thuê máy bay không những chậm mà còn không phù hợp bằng thuê tàu để tìm kiếm.
Trong khi đó, ông Lê Bá Hợp (anh trai máy trưởng Lê Bá Trúc) đề nghị chưa bàn tới trách nhiệm của chủ tàu mà cần bàn giải pháp tìm kiếm tiếp theo. Từng là người có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, ông đề nghị Vinalines Shipping khẩn cấp thuê tàu từ Philippines tìm kiếm các thuyền viên còn lại trong thời gian trước mắt. Đồng thời kiến nghị thuê tàu chở máy bay tầm xa có thiết bị chuyên dụng của Nhật Bản tiếp tục tìm kiếm.
Thống nhất phương án này, ông Nguyễn Anh Vũ đề nghị đại diện Vinalines Shipping ghi nhận ý kiến của các gia đình thuyền viên. Trong trường hợp thuê được tàu, cơ quan này sẽ phối hợp với các tàu để tìm kiếm.
Trong ngày 1/1, trực thăng cứu hộ vẫn chưa phát hiện thêm dấu hiệu gì của các thuyền viên.
Theo ông Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc công ty vận tải biển Vinalines, trong ngày 2/1, công ty đang triển khai phương án này. Tuy nhiên, phía Lực lương phòng vệ bờ biển Nhật Bản thông báo không có phương tiện để cho thuê và cũng chưa có kế hoạch cử phương tiện đến hiện trường tìm kiếm (do Việt Nam MRCC hỗ trợ liên hệ). Vì vậy, công ty đang liên hệ tiếp với Đại sứ quán Việt Nam và đại lý tại Philippines để triển khai phương án thuê tàu thuyền của nước này thực hiện tìm kiếm cứu nạn bằng tàu.
Đồng thời, công ty cũng thông báo sẽ thưởng cho bất cứ đơn vị, cá nhân này tìm được thuyền viên đang mất tích của tàu Vinalines Queen (bất kể còn sống hay đã chết)
Trước đó, chỉ đạo việc tìm kiếm thuyền viên tàu Vinalines mất tích, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng khẳng định, ngoài phương án thuê máy bay có thể thuê cả tàu biển để tiếp cận vị trí tàu mất tích. Ông Thăng yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam, Việt Nam MRCC, Vinalines tăng cường phối hợp với các lực lượng, tổ chức quốc tế và bằng mọi cách thuê phương tiện tìm kiếm 22 thủy thủ dù chỉ còn chút hy vọng.
Tính đến tối 2/1, sau gần 9 ngày xảy ra sự cố với tàu Vinalines Queen, ngoài thủy thủ Đậu Ngọc Hùng được cứu vớt, 22 thuyền viên còn lại vẫn mất tích.
Theo VNE
22 thuyền viên Vinalines Queen vẫn mất tích Sau nửa ngày tìm kiếm, trực thăng của Philippines và tàu cứu nạn của Đài Loan vẫn chưa phát hiện thêm dấu hiệu nào của các thuyền viên mất tích trên tàu Vinalines Queen bị đắm sáng 25/12/2011. Chiều 31/12/2011, Giám đốc Công ty Vận tải biển Vinalines Nguyễn Văn Hạnh cho biết, trên cơ sở tính toán hướng, tốc độ và vị...