Tàu tuần tra Nhật – Trung chỉ cách nhau nửa hải lý
Khi các tàu hải giám của Trung Quốc đến khu vực quần đảo tranh chấp, chúng được theo sát bởi ba tàu và ba trực thăng của lực lượng tuần duyên Nhật. Khoảng cách của tàu hai nước có lúc chỉ một nửa hải lý.
Các tàu Trung Quốc đến vùng nước tranh chấp gần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm Hải giám 50, 15, 26, 27, 51 và 66. Ảnh: Xinhua
Chi tiết chuyến đi của các tàu hải giám Trung Quốc ra khu vực Điếu Ngư/ Senkaku được Xinhua đưa chi tiết hôm qua, cùng lời khẳng định lực lượng này “đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ”.
Các tàu của Trung Quốc được điều ra vùng tranh chấp hôm 14/9, ba ngày sau khi Nhật công bố mua ba trong số 5 đảo thuộc quần đảo không người ở. Giới chức Trung Quốc cho hay tàu của Trung Quốc đến nơi cách đảo 1,55 hải lý.
Tàu của Nhật và Trung Quốc đã trao đổi những lời cảnh báo, xua đuổi. Sau một ngày, các tàu của Trung Quốc rời đi.
Video đang HOT
Lực lượng Hải giám Trung Quốc được thành lập từ năm 1998, với hơn 10.000 nhân viên và 300 tàu cùng 9 máy bay tuần tra. Các tàu và máy bay của CMS bắt đầu những chuyến tuần tra tại vùng biển của Trung Quốc từ năm 2006 và duy trì giám sát 24 giờ/ngày.
Sau khi Nhật mua đảo Senkaku/Điếu Ngư, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố “theo dõi chặt chẽ các diễn biến của tình hình và có quyền đưa ra hành động đáp trả”. Lực lượng Hải giám Trung Quốc cho hay cơ quan này đã lên một kế hoạch hành động, đồng thời sẽ có những việc làm cụ thể tùy thuộc vào diễn biến tình hình tại Senkaku/Điếu Ngư.
Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda khẳng định “sẽ duy trì sự cảnh giác cao nhất và áp dụng tất cả các biện pháp có thể nhằm đảm bảo an ninh” ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Koichiro Gemba kêu gọi đôi bên hãy bình tĩnh.
Ngoài những phản đối từ phía chính phủ, làn sóng biểu tình chống Nhật trong dân chúng nổi lên ở nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Xe ô tô của đại sứ Nhật Bản ở Bắc Kinh từng bị cướp cờ và hơn 20 cuộc biểu tình chống Nhật đã diễn ra ở nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc trong hơn một tháng qua.
Hàng chục nghìn người tham gia biểu tình tại hàng chục thành phố trên khắp Trung Quốc trong hai ngày 15-16/9. Những người này giận dữ tấn công các nhà hàng, trung tâm thương mại Nhật Bản và ô tô của Nhật sản xuất.
Trước tình hình những cuộc biểu tình chống Nhật ngày càng nhiều, Nhật Bản đã yêu cầu cơ quan an ninh Trung Quốc đảm bảo an toàn cho công dân Nhật trên lãnh thổ Trung Quốc. Cơ quan đại diện của Nhật ở Thượng Hải cũng phát đi lời cảnh báo công dân nước mình nên cảnh giác và tìm cách giữ gìn an toàn cho chính bản thân mình.
Theo VNE
Mỹ kêu gọi Nhật-Trung dùng "đầu lạnh"
Mỹ hôm qua 11/9 đã kêu gọi Nhật và Trung Quốc giữ bình tĩnh sau khi Bắc Kinh phái tàu hải giám tới quần đảo tranh chấp ở Hoa Đông để phản ứng trước động thái mua quần đảo của Tokyo.
Một nhóm người Trung Quốc biểu tình trước đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh ngày 11/9 để phản đối động thái quốc hữu hóa đảo tranh chấp giữa hai nước của Tokyo
"Chúng tôi cho rằng trong môi trường hiện nay chúng tôi thực sự muốn những cái đầu lạnh hơn thắng thế", trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Kurrt Campbell cho hay.
Quan điểm của ông Campbell phản ánh lại quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào cuối tuần qua, khi bà kết thúc chuyến công du châu Á. Theo ông Campbell giữ bình tĩnh là điều rất quan trọng bởi khu vực là "buồng lái của nền kinh tế toàn cầu".
"Căng thẳng không được phát triển lớn hơn", ông Campbell cho biết tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế. "Chúng tôi tin rằng đối thoại hòa bình và duy trì hòa bình cùng an ninh luôn là điều quan trọng nhất, nhưng đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay", ông nói.
Cũng phản ánh quan điểm trước đó của Mỹ, ông Campbell cho biếtWashington không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày càng tăng cao ở khắp châu Á.
Trong khi đó, Trung Quốc hôm qua cho biết nước này đã cử hai tàu hải giám tới "khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ" đối với quần đảo trên Hoa Đông mà họ gọi là Điếu Ngư trong khi Nhật gọi là Senkaku. Động thái của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi Nhật cho biết sẽ quốc hữu hóa quần đảo bằng cách mua từ những người chủ đất tư nhân của Nhật.
Châu Á hiện đang là một điểm nóng của thế giới bởi hàng loạt tranh chấp, trong đó có căng thẳng ở Biển Đông và căng thẳng giữa hai đồng minh của Mỹ (Nhật-Hàn) về quần đảo ở Biển Nhật Bản Takeshima/Dokdo.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Vladivostok, Nga, hôm chủ nhật vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã kêu gọi Nhật-Hàn "hạ bớt nhiệt và phối hợp cùng nhau" giải quyết tranh chấp.
Rộng hơn ở châu Á, bà Clinton cảnh báo "Mỹ hoặc thế giới không muốn nghi ngờ về sự ổn định và hòa bình ở khu vực tăng cao".
Theo Dantri
TQ đưa tàu hải giám tới quần đảo tranh chấp Trung Quốc đã gửi 2 tàu tuần tra tới vùng biển quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản, sau khi Nhật Bản tuyên bố đã đạt được thỏa thuận mua lại quần đảo này. Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết, 2 tàu tuần tra của nước này đã vào vùng biển gần quần đảo mà Nhật Bạn gọi...