Tàu tuần tra Hàn Quốc
Triều Tiên hôm 8/6 lần đầu tiên phóng thử tên lửa hành trình phòng vệ bờ biển Kumsong-3 từ bãi phóng ở thành phố Wonsan, phía đông nước này. Giới chuyên gia cho rằng, tên lửa này có những đặc điểm cải tiến đáng kể.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. (Ảnh: AFP)
Tên lửa hành trình phòng vệ bờ biển Kumsong-3 CDCM được Mỹ gọi là KN19 từng xuất hiện trong lễ duyệt binh hôm 15/4 của Triều Tiên. Nó được chế tạo dựa trên thiết kế của tên lửa hành trình chống hạm cùng tên Kumsong-3 hay tên lửa hành trình Zvedza Kh-35 của Liên Xô. Tuy nhiên, đặc điểm mới của hệ thống này đó là bệ phóng tên lửa có thể di chuyển trên mọi địa hình.
Được biết đến từ lâu, nhưng vụ phóng thử tên lửa Kumsong-3 CDCM hồi tháng 6 năm nay của Triều Tiên ít nhiều gây sự chú ý bởi bệ phóng di động. Tuy nhiên, thông tin về vụ phóng này tuy nhiên nhanh chóng chìm xuống do những tháng gần đây Bình Nhưỡng liên tục phóng thử tên lửa, trong đó có phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên Hwasong-14.
Tạp chí Diplomat dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng, tên lửa KN19 hay Kumsong-3 CDCM của Triều Tiên đáng chú ý hơn nhiều so với màn ra mắt của nó. Theo đó, tên lửa này có nhiều cải tiến so với các biến thể tên lửa Kh-35 hiện tại của Triều Tiên, với khả năng thực hiện đường bay gấp khúc và hệ thống tìm diệt mục tiêu được cải tiến đáng kể.
Đường bay của tên lửa Kumsong-3 hay KN19 mà Triều Tiên phóng thử hôm 8/6. (Ảnh: Google Earth)
Trong 4 tên lửa mà Triều Tiên phóng thử hôm 8/6, ít nhất 3 tên lửa đã đánh trúng mục tiêu một con tàu giả định gần quân cảng ở Mayang-do cách vị trí phóng khoảng 90km. Để đánh trúng mục tiêu, các tên lửa này được bắn vào vùng biển Nhật Bản vuông góc với bờ biển Wosan của Triều Tiên, bay chếch về phía đông so với mục tiêu ở tọa độ thấp. Sau đó tên lửa đã ít nhất 2 lần chuyển hướng sang trái thành công và trở lại vùng biển Triều Tiên, đánh trúng mục tiêu ở ngoài khơi căn cứ Mayang-do. Tổng hành trình bay của tên lửa này khoảng 240km.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA sau đó cho biết: “Các tên lửa hành trình đã phát hiện chính xác và đánh trúng mục tiêu trên vùng biển phía đông sau khi thực hiện các đường bay vòng”. Video và hình ảnh về vụ phóng được Triều Tiên công bố không cho bằng chứng về đường bay gấp khúc này, song cho thấy hình ảnh tên lửa đã đánh trúng mục tiêu. Tuy nhiên, trong các bức ảnh này có hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un cầm một tấm bản đồ đường bay tên lửa dự kiến gấp khúc.
Video đang HOT
Đây có thể coi là bước tiến đáng kể của tên lửa Triều Tiên. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra, vụ phóng thử thành công Kumsong-3 CDCM chưa thể nói lên tất cả bởi trong điều kiện tác chiến, tàu đối phương là mục tiêu di động và hơn nữa hoàn toàn có thể triển khai các biện pháp đối phó, chưa kể các tác động bên ngoài khác trong quá trình bay của tên lửa.
Minh Phương
Theo Diplomat
Loại chiến đấu cơ Nga đả bại mọi máy bay hiện đại nhất Mỹ
Các chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện đại nhất của không quân Nga đủ sức đánh bại mọi máy bay Mỹ, bao gồm cả chiến đấu cơ đắt giá nhất thế giới như F-35 hay F-22 Raptor.
Su-35 nổi lên trở thành một trong những mẫu chiến đấu cơ thành công nhất của không quân Nga.
Theo Sputnik, chiến dịch chống khủng bố của Nga ở Syria đã đúc kết được nhiều bài học giá trị. Đáng chú ý trong số đó là những trục trặc kỹ thuật trong quá trình vận hành chiến đấu cơ Su-35.
Những trục trặc này ngay lập tức được lực lực lượng không quân vũ trụ Nga khắc phục và để ngỏ khả năng trang bị cho chiến đấu cơ Su-35S loại radar và vũ khí mạnh mẽ hơn để đánh bại mọi mẫu máy bay chiến đấu Mỹ nếu cần thiết.
Nhận định về vấn đề này, chuyên gia quân sự Nga Vladimir Tuchkov nói: "Điểm mạnh nhất của Su-35S là khả năng vận hành đến mức siêu cơ động".
"Máy bay có thể dễ dàng thực hiện những động tác di chuyển cực khó mà không một máy bay nào khác trên thế giới làm được. Su-35S cũng có thể xoay vòng 360 độ mà không hề bị giảm tốc độ hay độ cao", ông Tuchkov phân tích.
F-22 Raptor hiện là tiêm kích mạnh nhất của quân đội Mỹ.
Khi chiếc Su-35S phô diễn năng lực tại triển lãm hàng không Paris, nhiều người đã phải thốt lên rằng, "đó là UFO của Nga".
Ông Tuchkov giải thích, khả năng vận hành siêu cơ động của Su-35S dựa vào hai yếu tố, động cơ phản lực cực mạnh và thiết kế khí động học ở mức cao. Su-35S đã kế thừa những ưu điểm của chiếc Su-27 và được các chuyên gia Nga thường xuyên cải tiến.
"Việc không ngừng nâng cấp, cải thiện năng lực chiến đấu của máy bay là điều mà các nhà thiết kế quân sự Mỹ không thể làm được so với Nga", ông Tuchkov nói.
Chuyên gia Nga cho rằng, ngay cả các chiến đấu cơ tàng hình mạnh nhất của Mỹ như F-35 hay tiêm kích F-22 Raptor cũng sẽ phải lộ diện nếu giao chiến với Su-35S.
Hệ thống radar Irbis các kỹ sư Nga phát triển riêng cho Su-35S làm gia tăng đáng kể khả năng nhận diện mục tiêu. "Hệ thống radar này hoạt động hết sức tuyệt vời. có thể xác định mục tiêu với tiết diện phản xạ radar chỉ 1m2 ở khoảng cách lên tới 300km".
Chiếc Su-35 đột ngột lộn vòng "phá vỡ mọi quy tắc vật lý".
Radar AN/APG-77 trang bị cho F-22 Raptor, chiến đấu cơ mạnh nhất trong kho vũ khí của không quân Mỹ, chỉ có thể ngắm bắn mục tiêu tương đương ở khoảng cách 225km.
Hệ thống kiểm soát và ngắm bắn mục tiêu của Su-35S vốn khá hạn chế so với các chiến đấu cơ thế hệ 5 như F-22. Chiếc F-22 đủ sức giám sát 100 mục tiêu và tấn công 20 mục tiêu độc lập trong khi phiên bản Su-30 chỉ giám sát 30 mục tiêu và tấn công 8 trong số này.
"Nếu cần thiết, vấn đề này sẽ được giải quyết bằng cách lắp đặt radar Zhuk-AE trên các tiêm kích MiG-35 cho phiên bản Su-35S", ông Tuchkov giải thích.
Về vũ khí tấn công, F-22 trang bị tên lửa đối không AIM-120C-7, tầm bắn 120km. Trong khi đó, Nga đã trang bị cho Su-35S tên lửa R-27, tầm bắn hiệu quả 110km.
Hiện tại, các máy bay Mỹ đã có thể sử dụng mẫu tên lửa AIM 120D cải tiến, tầm bắn lên tới 180km.
Nhưng các kỹ sư Nga luôn đi trước Mỹ một bước trong việc phát triển tên lửa đối không mạnh mẽ. "Mẫu tên lửa R-37M mới nhất có tầm bắn lên tới 300km. Tên lửa này hoàn toàn phù hợp với hệ thống của Su-35S và việc trang bị cho mẫu chiến đấu cơ 4 của Nga không phải là điều khó khăn", ông Tuchkov nói.
Mẫu tên lửa đối không tầm xa KS-172 mạnh nhất của Nga.
Dài 4,06 mét, nặng 510kg, tên lửa R-37M được trang bị đầu đạn nổ phân mảnh nặng 60kg. Tên lửa có hệ thống radar riêng, tự động kích hoạt và thay đổi hành trình phù hợp để tấn công mục tiêu ở góc 120 độ. Tốc độ của tên lửa cũng lên tới 6.100 km/giờ ở giai đoạn cuối.
"Né tránh R-37M là nhiệm vụ bất khả thi với mọi máy bay Mỹ, kể cả chiếc F-22 dù đây là mẫu chiến đấu cơ Mỹ có gia tốc lớn nhất", chuyên gia Nga phân tích.
Cuối cùng, Nga vẫn còn trong kho vũ khí tên lửa đối không KS-172, dự kiến được trang bị cho mẫu T-50 trong tương lai và cả Su-35S. Tầm bắn của tên lửa lên tới 400km, tầm cao 30.000 mét, tốc độ 4.000km/giờ.
"Su-35S chỉ cần phóng một quả tên lửa tầm xa KS-172 là đủ để chiếc F-22 Mỹ và mọi máy bay chiến đấu thế hệ 5 biến mất trong tích tắc", ông Tuchkov kết luận.
Theo danviet
Uy lực chiến hạm "quái vật" 3 thân của Mỹ đến Việt Nam Chiến hạm USS Coronado của Mỹ hiện đang neo tại cảng Cam Ranh là mẫu tàu chiến đấu ven biển (LCS) đầu tiên được trang bị tên lửa chống hạm Harpoon. Tàu chiến đấu ven biển USS Coronado của Mỹ. Nguồn tin của hải quân Mỹ cho biết, tàu USS Coronado có chuyến thăm kỹ thuật đến cảng quốc tế Cam Ranh của...