Tàu tuần tiễu xa bờ của Ấn Độ đến Đà Nẵng
Ngày 20.10, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng cho hay, ngày 23.10 tới đây, tàu tuần tiễu xa bờ Samrat của Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ sẽ có chuyến thăm hữu nghị TP. Đà Nẵng
Theo đó, đến thăm Đà Nẵng lần này, tàu tuần tiễu Samrat của Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ sẽ mang theo thủy thủ đoàn gồm 120 người do Đại tá DS Saini chỉ huy.
Tàu tuần tiễu Samrat của Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ sắp thăm Đà Nẵng.
Đây là lần đầu tiên tàu Samrat thăm Đà Nẵng. Dự kiến trong 5 ngày lưu lại Đà Nẵng, đoàn sĩ quan thủy thủ tàu Samrat cùng với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 Việt Nam sẽ tổ tức diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển, trình diễn sử dụng trang thiết bị kiểm soát ô nhiễm trên tàu…Ngoài ra, đoàn sĩ quan thủy tàu Samrat sẽ có các hoạt động giao lưu văn hóa thể thao, tham quan các danh thắng TP. Đà Nẵng.
Được biết, tàu Samrat là loại tàu tuần tiễu xa bờ của Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ, có chiều dài 105 mét, rộng 12,9 mét, trọng tải 2.300 tấn. Tàu được trang bị một trực thăng Chetak và nhiều trang thiết bị vũ khí hiện đại khác.
Chuyến thăm lần này của tàu Samrat góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa hai quân đội nói chung và Cảnh sát biển hai nước nói riêng.
Theo Dân Việt
Thay đổi cán cân Trung-Nhật biển Hoa Đông: Bắc Kinh mạnh hơn?
Không chỉ trên Biển Đông, tương quan lực lượng tàu tuần tiễu TrungNhật trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông đang nghiêng về phía Bắc Kinh.
Biển Hoa Đông: Ổn định giả tạo, cán cân đang nghiêng về Trung Quốc
Trong vài năm gần đây, khu vực Biển Hoa Đông dường như có vẻ ổn định hơn so với Biển Đông, nhưng thực ra đây chỉ là sự ổn định miễn cưỡng và "giả tạo", còn thực chất, tình hình tranh chấp chủ quyền thực chất vẫn rất căng thẳng.
Tương quan lực lượng hải cảnh giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang có sự "chuyển biến ngược chiều", không ngừng kéo giãn khoảng cách theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Đó là những bình luận mang tính cảnh báo trên tờ "Tin tức Kinh tế Nhật Bản" ngày 6 tháng 6 vừa qua.
Theo thống kê của Cục An ninh biển Nhật Bản, sau năm 2014, bình quân mỗi tháng tàu hải giám (Giám sát biển) Trung Quốc tiến vào gần khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư 2 đến 3 ngày.
Video đang HOT
Sau khi Nhật Bản thực thi chính sách "Quốc hữu hóa" đối với Senkaku/Điếu Ngư, năm 2013 bình quân mỗi tháng tàu hải giám Trung Quốc tiến vào gần Senkaku/Điếu Ngư là 7 đến 8 ngày.
Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) đã có những tuyên bố khiến các nhà chức trách bảo đảm an ninh Nhật Bản phải quan ngại là trong tương quan lực lượng trên biển Hoa Đông, ưu thế đang nghiêng dần về phía Bắc Kinh và hải cảnh là lực lượng làm nên ưu thế đó.
Về vấn đề tuần tra lãnh hải và các vùng biển gần, phía Nhật Bản do Cục An ninh biển đảm trách, phía Trung Quốc thì do Cục Hải cảnh (Cảnh sát biển) chịu trách nhiệm. Nếu xảy ra xung đột, lực lượng quân sự sẽ đóng vai trò quyết định, tuy nhiên rất ít khả năng xảy ra tình hình này.
Như vậy là trong điều kiện hòa bình, không có xung đột vũ trang, lực lượng hải cảnh sẽ tác động rõ rệt đến vấn đề trật tự an ninh trên biển. Trong tương lai, lực lượng tấn công và phòng thủ của Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế trước Nhật Bản ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu hải cảnh đóng theo thiết kế tàu hộ vệ Type 056 của Trung Quốc
So sánh lực lượng hải cảnh của hai nước, mấu chốt của vấn đề là Trung Quốc có nhiều tàu cỡ lớn, trọng tải trên nghìn tấn và có khả năng tiếp cận nhanh và dài ngày ở khu vực quần đảo đang tranh chấp giữa hai nước.
Tổng hợp tư liệu từ phía Trung Quốc cho thấy, đến hết năm 2013 Nhật Bản vẫn còn chiếm ưu thế về các tàu chấp pháp biển. Thế nhưng đến năm 2014, đã có sự thay đổi đáng kể khi Nhật Bản chỉ có 54 tàu tuần duyên cỡ lớn, còn Trung Quốc đã có tới 82 tàu hải cảnh hạng nặng.
Đến năm 2015, Nhật Bản nâng số tàu tuần duyên cỡ lớn lên con số 62 tàu, nhưng Trung Quốc cũng đã tăng vọt lên 111 chiếc. Hết năm 2016, dự kiến sự chênh lệch sẽ còn lớn hơn nữa, khoảng cách này đã tạo nên sự "chuyển biến ngược", có lợi cho Bắc Kinh.
Hải cảnh cỡ lớn Trung Quốc tăng cường xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư
Cục hải cảnh Trung Quốc còn phải gánh vác trách nhiệm ở khu vực Biển Đông, chưa thể đưa hết tàu lớn đến biển Hoa Đông. Tuy nhiên, theo thời gian, khi lực lượng hải cảnh nước này càng ngày càng mạnh, sự chuyển biến ngược này đã bắt đầu ảnh hưởng tới vùng biển Đông Hải.
Theo tiết lộ của nhiều quan chức Nhật Bản, các tàu hải cảnh Trung Quốc một năm trở lại đây ngày càng tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư nhiều hơn. Các tàu đều có lượng giãn nước lớn, chịu được thời tiết khắc nghiệt, có khả năng hoạt động trên biển dài ngày và tốc độ cũng cao hơn.
Tàu hải cảnh đóng theo thiết kế tàu hộ vệ Type 054A của Trung Quốc
Trung tâm Nghiên cứu vấn đề quốc tế và chiến lược Mỹ cũng cho biết, những tàu hải giám Trung Quốc tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư trong thời gian gần đây ngày càng lớn hơn và những tàu lớn hiện diện ở đây đang có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Năm 2014, các tàu tiếp cận quần đảo tranh chấp có lượng giãn nước bình quân là 2200 tấn, năm 2015 tăng lên 3200 tấn. Trong khi đó, Cục an ninh biển Nhật Bản hiện chỉ có 17 tàu tuần tra lớp 3000 tấn. Như vậy, so sánh về tương quan lực lượng thì Nhật Bản đang dần vào thế bị động.
Một bài viết trên tờ "Tin tức kinh tế Nhật Bản" ngày 6 tháng 6 đưa tin, qui mô kinh tế của Trung Quốc đã vượt và tăng gấp đôi Nhật Bản. Và trên thực tế, ngoài vấn đề qui mô kinh tế ra, giữa Bắc Kinh và Tokyo còn những khác biệt mới.
Một vấn đề rất quan trọng là không chỉ mình lực lượng hải quân, Trung Quốc hiện đang nhanh chóng tăng cường hoàn thiện thể chế của Cục Hải cảnh nước này, với sự sáp nhập và thống nhất chỉ huy 5 lực lượng chấp pháp biển là Hải cảnh, Hải giám, Hải tuần, Hải quan và Ngư chính.
Tàu Hải cảnh 3901 (Tổng đội Hải cảnh Nam Hải), lớp 10.000 tấn của Trung Quốc
Trung Quốc đã nỗ lực đóng hàng loạt tàu hải cảnh có lượng giãn nước trên 10.000 tấn và biên chế đều cho 3 Tổng đội Hải cảnh Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Ngoài ra, các loạt tàu Hải cảnh mới có lượng giãn nước 4000, 6000 tấn cũng ồ ạt được đóng mới.
Đồng thời, nước này còn sử dụng mẫu thiết kế các tàu hộ vệ thuộc Type 056 và 054A để đóng các phiên bản giản hóa của tàu hải cảnh để tăng cường khả năng chống sóng gió và chịu va đập, nhằm chiếm ưu thế trước lực lượng tàu công vụ của Nhật Bản trên biển Hoa Đông và các nước Đông Nam Á trên Biển Đông.
Cùng với đó, Bắc Kinh còn ồ ạt hoán cải các tàu hộ vệ và tàu khu trục đã loại biên để gia tăng sức mạnh cho lực lượng hải cảnh.
Tất cả những điều này đã giúp Trung Quốc tăng nhanh số lượng và chất lượng tàu chấp pháp biển với tốc độ chóng mặt, khiến không chỉ các quốc gia nhỏ bé trên Biển Đông lo lắng, mà cả những nước có tiềm lực mạnh như Nhật Bản cũng phải quan ngại.
Nhật Bản làm gì để đối phó?
So sánh lực lượng ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang nghiêng về phía Trung Quốc. Sự "chuyển biến ngược" về tương quan lực lượng cảnh sát biển đã bắt đầu tạo nên bóng đen u ám trong bảo đảm an ninh của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu tuần tra thế hệ mới PLH-32 Akitsushima lớp 9300 tấn của Nhật Bản
Sự thực thì trước đây 4 năm, chính quyền Tokyo đã quan tâm đến vấn đề "chuyển biến ngược chiều" này và đề ra chiến lược đối phó toàn diện, với hàng loạt động thái tăng cường lực lượng theo chiều hướng ngày càng cứng rắn.
Vừa qua, Tokyo đã có động thái tăng cường sức mạnh phòng vệ tại khu vực biển Hoa Đông, như điều thêm máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát-giám sát biển và thành lập một biên đội hải sự mới, được bổ sung thêm nhiều tàu tuần tra cỡ lớn.
Ngày 24/2/2016, cảnh sát biển Nhật Bản đã đưa vào thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại khu vực biển Hoa Đông hai chiếc tàu tuần tiễu siêu lớn mới nhất của họ. Lượng giãn nước của mỗi chiếc lên tới 15.000 tấn, đều được trang bị trọng pháo 20mm và súng bắn nước cực mạnh.
Trước đó, các tàu tuần tiễu siêu lớn kiểu PLH cũng đã được biên chế cho lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Các tàu này có lượng giãn nước lên tới 9300 tấn, thời gian tuần tiễu rất dài, trên những vùng biển rộng, xa căn cứ. Các tàu này có thể chạy thẳng từ Nhật tới châu Âu mà không cần tiếp liệu.
Tokyo cũng đã thành lập một biên đội hải sự lớn, có thực lực vượt qua biên đội tàu biên phòng trên biển khu vực vịnh Tokyo và quần đảo Ogasawara, trước đây là lực lượng mạnh nhất của nước này. Biên đội này được xây dựng trên cơ sở nòng cốt là 14 tàu tuần tiễu cỡ lớn.
Tàu tuần tra hạng nặng thế hệ mới PLH-31 Shikishima của Nhật Bản
Trước đó, ngày 31-1, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tăng cường gấp đôi số chiến đấu cơ đa năng hạng nặng F-15J tại đảo Okinawa - căn cứ quân sự có khoảng cách gần nhất tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - được giao nhiệm vụ bảo vệ khu vực này trước sự xâm lấn của Trung Quốc.
Hiện tại, Tokyo đã triển khai ở căn cứ không/hải quân Naha ở Okinawa tới 40 chiếc F-15J, sau khi vừa bổ sung 20 chiếc từ căn cứ Tsuiki trên đảo Kyushu, đồng thời quân số đồn trú ở đây cũng đã tăng lên tới 1.500 người, biến căn cứ này trở thành một cứ điểm rất mạnh bảo vệ Senkaku/Điều Ngư.
Ngoài ra, Tokyo cũng triển khai lực lượng máy bay giám sát biển đông đảo, bao gồm các máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, P-1 Kawasaki hay máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm Boeing 737, E-2 Hawkeye..., nhằm nâng cao năng lực giám sát các động thái xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc.
Việc tăng cường máy bay, tàu chiến và các lực lượng giám sát biển mạnh cho thấy Tokyo đang nỗ lực tăng cường sức mạnh tại khu vực biển phía nam của mình, nhằm đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng Hải quân 2 (tức lực lượng hải cảnh) Trung Quốc.
Minh Quang
Theo_Báo Đất Việt
Tàu Đài Loan tấn công tàu cá Quảng Ngãi ở Trường Sa Khi đang hành nghề tại quần đảo Trường Sa, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị 2 tàu tuần tiễu của Đài Loan tấn công, phun vòi rồng. Vào khoảng 14h, ngày 23/1, tàu cá mang số hiệu QNg 90649 Ts, do ngư dân Nguyễn Thành Biên (sinh 1984), ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, làm...