Tàu tuần duyên Mỹ sẽ lại vào Biển Đông
Một tàu tuần duyên của Mỹ sẽ đến Biển Đông nhưng không rõ nhiệm vụ chính của tàu ở vùng biển đang rất nóng này là gì.
Tàu tuần duyên của Mỹ trên hành trình vào Biển Đông – Ảnh minh họa: Hải quân Mỹ
Hãng AP cho biết ngày 26.11, tàu tuần duyên USS Milwaukee sẽ bắt đầu hải trình từ cảng Detroit đến Biển Đông và sẽ trở về cảng ở San Diego (Mỹ).
Tuy nhiên, khi ghé Biển Đông, không rõ USS Milwaukee có đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông như tàu khu trục USS Lassen hồi tháng 10 hay không.
Video đang HOT
Trang mạng JSonline cho biết tàu chiến tuần duyên USS Milwaukee có thể chạy dọc vùng duyên hải và chạy với tốc độ nhanh hơn những tàu khác. Tàu chiến tuần duyên của Mỹ có nhiệm vụ thăm dò mìn dưới biển, tham gia chiến đấu với các tàu khác và tàu ngầm.
Tuần trước, Reuters dẫn nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết trước khi kết thúc năm 2015 Washington sẽ điều tuần tra đến quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc rất tức tối khi Mỹ điều tàu chiến tuần tra ở Biển Đông, gọi đó là hành động khiêu kích. Hồi đầu tuần này, Bắc Kinh đã đưa tàu hậu cần lớn nhất dài 90 m và nặng 2.700 tấn ra Biển Đông, nói rằng để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho “thành phố Tam Sa”.
Động thái điều tàu tiếp tế ra Biển Đông của Bắc Kinh được giới quan sát cho rằng để án ngữ tàu chiến Mỹ.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ điều chiến hạm mới nhất đến tuần tra ở Biển Đông
USS Milwaukee, chiến hạm ven biển mới nhất của Hải quân Mỹ, cuối tuần qua đã nhận lệnh đi tới Biển Đông để cùng tham gia hoạt động tuần tra.
Chiến hạm Milwaukee đến Biển Đông để tuần tra. Ảnh: US Navy
Thiếu tướng hải quân Mỹ Brian Antonio, sĩ quan chỉ huy các tàu chiến ven biển xác nhận thông tin này, sau khi tiết lộ chiếc USS Fort Worth, chiến hạm cùng dòng với Milwaukee, đang thực thi nhiệm vụ ở Biển Đông, theo AP.
Đây là nhiệm vụ đầu tiên của Milwaukee. Với hai động cơ tuốc bin khí kết hợp với hai động cơ diesel và 4 động cơ phản lực nước tạo ra tổng công suất tới 113.710 mã lực, tàu đạt vận tốc tối đa hơn 83 km/h, tầm hoạt động 3.000 hải lý.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Lassen của Mỹ cuối tháng trước di chuyển vào trong phạm vi 12 hải lý của ít nhất một trong các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chuyến tuần tra đầu tiên của Mỹ kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp trái phép cuối năm 2013 đã khiến Bắc Kinh phản ứng.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hôm qua ngang nhiên nói rằng nước này sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, đồng thời chỉ trích Mỹ "khiêu khích chính trị" khi đến Malaysia tham dự các cuộc họp giữa ASEAN và các đối tác. Ông Lưu biện minh rằng các cơ sở là "cần thiết để bảo vệ" đảo nhân tạo.
Bắc Kinh sau khi công bố đường lưỡi bò phi lý đã bồi đắp, xây dựng ở ít nhất 7 đá thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa. Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hoạt động phi pháp này.
Khánh Lynh
Theo VNE
Mỹ điều thêm tàu chiến đến tuần tra Biển Đông Mỹ đã biên chế tàu tác chiến cận bờ USS Milwaukee vào lực lượng hải quân nước này hôm 21.11 và sẽ điều đến Biển Đông để làm nhiệm vụ tuần tra. Tàu tác chiến cận bờ USS Milwaukee trong một lần chạy thử trên biển ở tốc độ cao - Ảnh: Hải quân Mỹ Chỉ huy trưởng Kendall Bridgewater của tàu USS...