Tàu tuần duyên Mỹ cùng Philippines và Nhật Bản diễn tập gần quần đảo Trường Sa
Một tàu tuần duyên của Mỹ đang tham gia đợt diễn tập hàng hải với các lực lượng quân sự Philippines và Nhật Bản gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông.
Inquirer cho hay, theo phát ngôn viên của lực lượng hải cảnh Philippines Tướng Arman Balilo, tàu tuần duyên bờ biển USCGC Stratton (WMSL-752) của lực lượng tuần duyên Mỹ đã tới tỉnh đảo Palawan vào hôm nay (16/10) để tham gia đợt diễn tập Sama-Sama.
Tàu tuần duyên bờ biển USCGC Stratton của Mỹ tới tỉnh đảo Palawan. (Ảnh: Lực lượng hải cảnh Philippines)
Cuộc diễn tập Sama-Sama là hoạt động thường niên được Mỹ và Philippines tổ chức nhằm tăng cường huấn luyện cho lực lượng hoạt động trên biển của hai nước.
Tỉnh đảo Palawan của Philippines nằm khá gần với quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông.
Tàu USCGC Stratton (WMSL-752) trở thành tàu chiến thứ hai được lực lượng tuần duyên Mỹ điều động tới vùng biển của Philippines trong vòng 6 tháng qua. Hồi tháng 5/2018, lực lượng tuần duyên Mỹ và hải cảnh Philippines đã tiến hành tập trận gần bãi cạn Scarborough.
Dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ nhiều lần lên tiếng khẳng định duy trì “khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở cửa và tự do”. Mỹ còn thường xuyên điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược.
Video đang HOT
Trong khi đó, lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Bên cạnh lực lượng hải quân, Mỹ cũng đang tăng cường sử dụng lực lượng tuần duyên để mở rộng phạm vi hoạt động trên Biển Đông, giữa lúc Trung Quốc không ngừng bành trướng trong khu vực.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila ở Biển Đông bùng phát trong những tháng gần đây. Hồi đầu tháng 10, Philippines đã gửi công hàm phản đối sự hiện diện trái phép của các tàu hải cảnh Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Kể từ năm 2013, các tàu hải cảnh Trung Quốc đã thực hiện giám sát ở khu vực khá gần với bãi Cỏ Mây, nơi tàu hải quân BRP Sierra Madre của Philippines mắc cạn vào năm 1999.
Manila từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích Trung Quốc có hành động ngăn cản không cho các tàu tiếp viện của hải quân Philippines chuyển hàng hóa cho thủy thủ trên tàu BRP Sierra Madre.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet
Sự hiện diện của tàu Trung Quốc không cản được Philippines tuần tra Biển Đông
Với sự hiện hiện của các tàu nước ngoài (Trung Quốc) trên Biển Đông, nhiều khả năng những hoạt động hàng hải thiếu thân thiện sẽ còn tiếp tục xảy ra.
Sự hiện diện ngày càng gia tăng của các tàu Trung Quốc tại Biển Đông sẽ không ngăn cản được Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) điều lực lượng tuần tra đến khu vực - đặc biệt là quanh nhóm đảo Kalayaan, thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) - để theo dõi và thực thi pháp luật.
Trong ít nhất hai lần kể từ đầu năm nay, các tàu hải cảnh Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn các hoạt động tiếp tế của Bộ Tư lệnh Phương Tây (Wescom) và các hoạt động luân chuyển quân đội tại 9 tiền đồn của Philippines ở nhóm đảo Kalayaan.
" Với sự hiện hiện của các tàu nước ngoài (Trung Quốc) trên Biển Đông, nhiều khả năng những hoạt động hàng hải thiếu thân thiện như vậy sẽ còn tiếp tục xảy ra" - một quan chức an ninh hàng hải Philippines cho biết.
Tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn tàu Philippines lại gần bãi Cỏ Mây hồi năm 2014. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, quan chức giấu tên này cũng cho biết quân đội Philippines - đặc biệt là Wescom có căn cứ tại thành phố Puerto Princesa - không hề nản lòng và sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra thường xuyên của mình.
" Chúng tôi có người tại đó. Chúng tôi cung cấp cho họ thực phẩm, nước và thuốc thông qua các hoạt động tiếp tế bằng đường biển hoặc đường không" - nguồn tin cho biết.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines, ông Arsenio Andolong, ngày 3/10, nhấn mạnh rằng AFP chắc chắn sẽ duy trì sự hiện diện của mình tại bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), cũng như tại 8 đảo nhỏ khác trên Biển Đông.
" AFP sẽ liên tục tuần tra và duy trì sự hiện diện ở bãi Cỏ Mây và một số đảo nhỏ khác trên Biển Đông" - ông Andolong nói.
Tàu đổ bộ BRP Sierra Madre của Hải quân Philippines đang đóng vai trò là tiền đồn cho một số thủy thủ và lính thủy đánh bộ canh giữ bãi Cỏ Mây. Theo dõi hàng hải mới nhất của Wescom cho thấy một tàu hải cảnh Trung Quốc đã tiếp cận bãi Cỏ Mây ở khoảng cách 10 hải lý.
" Chúng tôi luôn quan tâm đến sự di chuyển của các tàu trong khu vực và chúng tôi báo cáo tất cả các trường hợp hiện diện của tàu nước ngoài cho lực lượng đặc nhiệm trên biển và Bộ Ngoại giao (DFA) để có hành động thích hợp" - ông Andolong cho biết.
Trước đó, Tham mưu trưởng của AFP, Trung tướng Noel Clement tuyên bố rằng vấn đề tranh chấp hàng hải giữa Philippines và Trung Quốc sẽ tốt hơn nếu được giải quyết bởi DFA, chứ không phải bởi quân đội.
" Đây là một vấn đề của chính sách quốc gia" - ông Clement nói, đồng thời bày tỏ mong muốn tranh chấp này nên được giải quyết bằng phương diện ngoại giao hơn là quân sự.
Trung Quốc, thông qua yêu sách phi lý "đường 9 đoạn", hiện đang tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
" Chúng tôi không ở đây để đối đầu. Chúng tôi không đối đầu với bất cứ quốc gia nào. Theo như tôi biết có nhiều sự vi phạm và nhiều mối lo ngại, nhưng điều quan trọng là chúng tôi sẽ có thể báo cáo và xử lý các vi phạm này theo cách thức ngoại giao" - tướng quân đội Philippines khẳng định.
(Nguồn: Philstar)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Đặc vụ Philippines cứu hơn 90 phụ nữ Trung Quốc khỏi nhà thổ Đặc vụ Philippines đột kích một nhà thổ ở thủ đô Manila, giải cứu 91 người Trung Quốc bị ép "bán hoa" và bắt 14 nghi phạm buôn người. Cục Điều tra quốc gia Philippines hôm nay cho biết những phụ nữ này đã bị buôn lậu sang Philippines để làm gái mại dâm trong các nhà thổ chuyên phục vụ khách Trung...