Tàu tuần duyên khổng lồ Trung Quốc đe dọa khu vực
Với việc triển khai hai tàu tuần duyên lớn nhất thế giới, Trung Quốc có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh ở Biển Đông và Hoa Đông.
Tàu hải cảnh “Quái thú” số hiệu 3901 của Trung Quốc. Ảnh: Sina
Tàu Hải cảnh 2901 và Hải cảnh 3901 mà Trung Quốc chuẩn bị triển khai có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn, lớn hơn cả tàu tuần dương lớpTiconderoga của hải quân Mỹ và tàu Shikishima nặng 6.500 tấn của Nhật Bản, hai con tàu vốn được coi là tàu tuần duyên lớn nhất thế giới, trang mạng Asia Sentinel hôm 22/1 cho biết.
Hai tàu mới này không trang bị quá nhiều vũ khí. Theo các bức ảnh được đăng tải tới nay, các con tàu trên đều không có tháp pháo. Tuy nhiên, hỏa lực không phải yếu tố khiến chúng trở nên đáng sợ, thay vào đó kích cỡ của chúng mới là điều khiến người ta phải cảnh giác, bình luận viên Todd Crowell nhận định.
Video đang HOT
Tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, từng tuyên bố các tàu này có thể đâm chìm một tàu 9.000 tấn mà không bị hư hại gì. Nếu thông tin trên là chính xác thì tàu hải cảnh mới của Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa đối với các tàu hải quân thông thường của Mỹ và Nhật Bản.
Tàu chiến đấu ven biển USS Forth Worth của hải quân Mỹ hiện đóng tại Singapore, thực hiện sứ mệnh tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, chỉ có lượng giãn nước là 1.200 tấn. Một chiến hạm như Forth Worth hoàn toàn có thể tự phòng vệ trong tình huống xảy ra va chạm với tàu Trung Quốc nhưng phải nổ súng trước.
Dùng tàu đâm va từ lâu đã là chiến thuật được Bắc Kinh sử dụng trong các tranh chấp trên Biển Đông và Hoa Đông. Hồi năm 2011, một tàu đánh cá lớn của Trung Quốc cũng va chạm với tàu tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Tàu tuần duyên thực chất không phải chiến hạm. Nếu muốn trang bị vũ khí, chúng thường được gắn súng máy hay có thể là súng tầm trung gắn trên boong.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nhật tố tàu vũ trang Trung Quốc đi vào lãnh hải
Một tàu tuần duyên Trung Quốc có vũ trang ngày 26.12 đã đi vào vùng biển mà Nhật Bản cho là lãnh hải của nước này, theo lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.
Tàu tuần duyên Trung Quốc tại biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày 22.12 - Ảnh: Reuters
Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp nhau về chủ quyền đối với các đảo không người ở tại biển Hoa Đông. Các tàu Trung Quốc, chủ yếu là tàu tuần duyên, và máy bay nước này thường tiếp cận các đảo này để bảo vệ lập trường của Bắc Kinh, đồng thời thử phản ứng của Nhật Bản, theo AFP ngày 26.12.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một tàu tuần duyên có vũ trang Trung Quốc đi vào "vùng lãnh hải" gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi đây là Điếu Ngư), theo lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.
Hôm 22.12, Nhật Bản cũng nói rằng đã phát hiện một tàu tuần duyên có vũ trang của Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo trên.
Con tàu hôm đó được thấy có trang bị 4 bệ vũ khí, 2 ở trước 2 ở sau và trông giống như khẩu pháo, theo người phát ngôn lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.
Cũng cùng con tàu đó đã đi vào vùng biển mà Nhật cho là lãnh hải của mình vào lúc 9 giờ 30 ngày 26.12, cùng với đó là 2 tàu tuần duyên khác nhưng không có vũ khí. Các tàu này lưu lại khu vực trong 70 phút, theo Reuters.
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc xuống mức thấp nhất từ khi Tokyo tăng cường các hoạt động nhằm quốc hữu hóa một số hòn đảo vào tháng 9.2012. Tuy nhiên cả 2 nước đã có những bước cải thiện mối quan hệ trong những năm qua.
Hai bên vẫn thừa nhận rằng dù có các quan điểm khác biệt về những căng thẳng nhưng đồng ý rằng cần phải giữ điều đó trong tầm kiểm soát. Tuy vậy, hai bên khó mà tin tưởng nhau khi Trung Quốc vẫn giận dữ về động thái nâng cao vị thế quân đội Nhật của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong khi đó, Nhật thì khó chịu về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh trong khu vực lẫn trên quy mô toàn cầu.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Nhật tố tàu tuần duyên Trung Quốc xâm nhập gần Senkaku/Điếu Ngư Tàu tuần duyên của Trung Quốc bị cho đã xâm nhập trái phép và lưu trú 2 giờ liền trong vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà 2 bên đang tranh chấp. Một hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp - Ảnh minh họa: Reuters Kênh truyền hình NHK của Nhật Bản ngày...