Tàu tuần dương nguy hiểm nhất của Nga
Sau khi hiện đại hóa, Đô đốc Nakhimov sẽ trở thành tàu tuần dương hiện đại nhất thế giới với các loại vũ khí công nghệ cao cực kỳ chính xác.
Tạp chí Military Watch đánh giá cao việc hiện đại hóa tàu tuần dương tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân Đô đốc Nakhimov.
Tạp chí cho rằng, tàu chiến được hiện đại hóa sẽ được trang bị kho vũ khí tên lửa hành trình ấn tượng, hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến, hệ thống tác chiến điện tử mới, cũng như hệ thống tên lửa phòng không Kortik và hệ thống phòng không Redut.
Tàu tuần dương Đô đốc Nakhimov của hải quân Nga.
Trong kho vũ khí tên lửa hành trình có sự xuất hiện của tên lửa siêu thanh Zircon, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở tốc độ khoảng 8 Mach với khoảng cách lên tới 1.000 km.
Tạp chí nhấn mạnh rằng, tên lửa này có thể vượt qua hệ thống tên lửa chống hạm chính của hải quân Mỹ Harpoon. Hiện tại, tên lửa Zircon đang trải qua các quá trình thử nghiệm. Chúng có thể trang bị cho tàu ngầm và tàu mặt nước của hải quân Nga.Trong kho vũ khí tên lửa hành trình có sự xuất hiện của tên lửa siêu thanh Zircon, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở tốc độ khoảng 8 Machvới khoảng cách lên tới 1.000 km.
Loại vũ khí này được Tổng thống Vladimir Putin nhắc đến lần đầu tiên trong thông điệp gửi tới Hội đồng Liên bang.
Tên lửa Zircon được phát triển bởi công ty NPO Mashinostroeniya, được NATO gọi là SS-N-33. Tên lửa bay ở độ cao 30 đến 40 km, nơi sức cản không khí thấp, độ cao bay có thể làm tăng đáng kể phạm vi và tốc độ của tên lửa. Theo kế hoạch, loại vũ khí này sẽ thay thế tên lửa chống hạm hạng nặng P-700 Granit.
Theo tạp chí Military Watch, Đô đốc Nakhimov có khả năng đe dọa các mục tiêu của kẻ thù bằng tên lửa siêu thanh ở khoảng cách cực xa, khiến tàu chiến này trở thành tàu chiến nguy hiểm nhất của hải quân Nga. Ngoài ra, các lò phản ứng hạt nhân sẽ cho phép tàu tuần dương hoạt động trong một thời gian dài cách xa bờ biển Nga.
Việc hiện đại hóa con tàu sẽ cho phép con tàu tăng tuổi thọ và tăng sức mạnh chiến đấu. Theo báo cáo phương tiện truyền thông, sau khi hiện đại hóa tàu tuần dương sẽ có thể mang 96 khẩu pháo phòng không, vì vậy các cuộc tấn công trên không thực tế sẽ không gây ra mối đe dọa cho con tàu này.
Video đang HOT
Ngoài ra, tàu tuần dương còn được trang bị hệ thống Pantsir-ME và hệ thống Redut, cũng như vũ khí tấn công mạnh mẽ – tên lửa hành trình có khả năng tiêu diệt tàu địch lớn.
Tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng Đô đốc Nakhimov thuộc dự án 1144 Orlan đã được khởi công xây dựng vào ngày 17/5/1983 tại Nhà máy đóng tàu Baltic và sau đó được đặt tên là Kalinin.
Nó được hạ thủy vào ngày 25/4/1986 và cuối năm 1988 đi vào phục vụ trong lực lượng hải quân Nga. Đến năm 1992 nó nhận tên gọi là Đô đốc Nakhimov.
Trọng tải của tàu tuần dương 25,8 nghìn tấn, chiều dài 250 m, chiều rộng tối đa 28,5 m và thủy thủ đoàn bao gồm 760 người. Tàu được trang bị 20 bệ phóng tên lửa chống hạm P-700 Granit, hệ thống phòng không tầm ngắn Osa-M và hệ thống phòng không tầm xa S-300F.
Ngoài ra, tàu còn sử dụng pháo phòng không Kortik và AK-630, tên lửa chống ngầm và ngư lôi Metel và Waterfall, cũng như súng tự động hai nòng AK-130.
Theo tạp chí The National Interest, Đô đốc Nakhimov nằm trong danh sách những con tàu nguy hiểm nhất thế giới cùng với các tàu tuần dương Nga Peter Đại đế, Kirov và Đô đốc Lazarev. Tạp chí này lưu ý rằng, trước khi hiện đại hóa Đô đốc Nakhimov có thể theo dõi và tiêu diệt các tàu sân bay Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.
Hiện tại, Đô đốc Nakhimov đang trải qua quá trình hiện đại hóa tại Sevmash. Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Alexei Krivoruchko cho biết, việc hiện đại hóa tàu tuần dương đã hoàn thành một nửa và sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2022.
Ông lưu ý rằng, Đô đốc Nakhimov sẽ trở thành tàu tuần dương hiện đại nhất và được trang bị những loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao.
Theo Nguyễn Đông/Báo Đất Việt
Thông điệp TQ gửi đến thế giới trong lễ duyệt lớn nhất trong 7 thập kỷ
Lễ duyệt binh quy mô lớn của Trung Quốc năm nay nhằm phô diễn các trang thiết bị vũ khí tối tân nhất, mang ý nghĩa răn đe chiến lược, đánh dấu bước chuyển mình của quân đội Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình.
Tên lửa đạn đạo chiến lược DF-41 sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh năm nay của TQ.
Theo SCMP, lễ duyệt binh của Trung Quốc kỷ niệm 70 năm quốc khánh vào ngày 1.10 tới sẽ là buổi lễ duyệt binh lớn nhất sau 14 lần trong quá khứ.
Theo các chuyên gia quân sự, cuộc tập trận nhấn mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là năng lực răn đe hạt nhân dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Lễ duyệt binh sẽ có 48 đội hình, trong đó 35 là "đội hình vũ khí". Số còn lại là lục quân Trung Quốc đến từ 5 chiến khu, nguồn tin giấu tên cho biết.
Tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-17.
Đây là lần đầu tiên phi đội tiêm kích tàng hình J-20 tham gia duyệt binh, kết hợp với cả các chiến đấu cơ hiện tại của Trung Quốc như J-20 và J-11B.
Nội dung lễ duyệt binh phản ánh chiến lược cắt giảm binh sĩ quân đội, hướng đến đội quân có quân số ít hơn nhưng khả năng sẵn sàng chiến đấu luôn ở mức cao.
Dấu ấn của ông Tập cũng thể hiện ở Lực lượng Tên lửa Chiến lược. Lực lượng này hiện đang sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 (ICBM) trang bị đầu đạn hạt nhân. Đây là tên lửa chiến lược tối tân nhất của Trung Quốc hiện nay.
Số lượng vũ khí chiến lược, tầm xa của Trung Quốc trong lễ duyệt binh vượt trội hoàn toàn so với các đội hình khác.
Các tên lửa khác đáng chú ý như tên lửa chống hạm DF-21D, tên lửa siêu thanh DF-17 và tên lửa phóng từ tàu ngầm JL-2.
Adam Ni, nhà nghiên cứu tại Đại học Macquarie, Úc, nói Trung Quốc sẽ phô diễn cả tên lửa phóng từ đất liền và tên lửa phóng từ tàu ngầm, cho thấy năng lực răn đe hạt nhân giống như Mỹ.
Ni nói tên lửa DF-41 của Trung Quốc rất đáng gờm vì có tầm bắn bao phủ toàn bộ nước Mỹ. "Đó là vũ khí mang tính biểu tượng của Trung Quốc, giống như vũ khí hạt nhân của Nga hay Mỹ".
Lễ duyệt binh thể hiện chiến lược hiện đại hóa quân đội Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình nắm quyền.
Tên lửa phóng từ tàu ngầm JL-2 có tầm bắn ngắn hơn, khoảng 7.000km nhưng vẫn có thể tấn công nước Mỹ nếu tàu ngầm Trung Quốc đạt cự ly cần thiết. Trung Quốc hiện đang phát triển tên lửa JL-3 với tầm bắn 9.000km, nhưng vẫn ngắn hơn mẫu tên lửa Trident II của Mỹ (12.000km).
Lễ duyệt binh cũng khẳng định chiến lược mà lãnh đạo Trung Quốc đề ra trong Sách trắng Quốc phòng hồi tháng 7. Đó là "duy trì an ninh chiến lược quốc gia bằng cách răn đe các quốc gia khác có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào Trung Quốc".
Zhou Chenming, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, nói lễ duyệt binh năm nay là cơ hội để Trung Quốc "phô trương sức mạnh" trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
"Trung Quốc sẽ phô diễn các vũ khí chiến lược tầm xa, chứ không phải vũ khí chiến thuật trong lễ duyệt binh lần này", Zhou nói.
Theo danviet
Tên lửa Kh-29 của Su-30SM Nga bị kích hoạt khi máy bay chưa cất cánh Thao tác với vũ khí công nghệ cao là điều luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người thực hiện bỏ qua các quy tắc an toàn cần thiết. Kh-29 (AS-14 Kedge) là một gia đình tên lửa không đối đất tầm ngắn mang đầu đạn lớn do Liên Xô/Nga chế tạo, có thể trang bị cho máy bay ném bom tiền tuyến...