Tàu tuần dương của Hải quân Nga cập cảng Cam Ranh
Tàu tuần dương của Hải quân Nga được thiết kế với khả năng như một chiến hạm tấn công mặt đất và đối không hiện đại vừa cập Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa)
Sáng 27/4, được sự đồng ý của Thủ tướng và Bộ Quốc phòng Việt Nam, tàu tuần dương tên lửa cận vệ (GVRKR) Varyag – kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương (thuộc Hải quân Liên bang Nga), cùng tàu tiếp dầu (SMTN) Pechenga và tàu lai dắt cứu hộ (SBS) Fotiy Krylov cập Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa).
Trung tá Alexey Yurevich Ulyanenko, Thuyền trưởng tàu Varyag làm trưởng đoàn, cùng 642 thủy thủ bắt đầu chuyến thăm Việt Nam kéo dài 5 ngày.
Tàu tuần dương Varyag như một chiến hạm tấn công mặt đất cùng với khả năng đối không hiện đại. Ảnh: Lê Văn Sơn
Chiều cùng ngày, nhóm chỉ huy đoàn Hải quân Nga đã đến viếng tượng đài Tưởng niệm quân nhân Liên Xô/Liên bang Nga và Việt Nam (Tượng đài Cam Ranh), nơi tưởng nhớ các quân nhân đã hy sinh vì hòa bình, ổn định ở khu vực xây dựng tại TP Cam Ranh.
Trong 5 ngày thăm Việt Nam, đoàn thủy thủ Hải quân Nga sẽ thăm xã giao UBND tỉnh Khánh Hòa, giao lưu văn nghệ, thể thao với chiến sĩ Vùng 4 Hải quân và Cảng quốc tế Cam Ranh.
Tàu tuần dương tên lửa Varyag thuộc lớp Slava, hạ thủy tháng 7/1983, chính thức thuộc biên chế Hải quân Liên Xô tháng 10/1989. Tàu được thiết kế với mục đích sử dụng như một chiến hạm tấn công mặt đất cùng với khả năng đối không hiện đại. Kể từ năm 1996, tàu được đổi tên là Varyag và trở thành kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương – Hải quân Nga.
Tàu tuần dương Varyag có lượng giãn nước tiêu chuẩn 9.800 tấn, đầy tải 11.490 tấn; chiều dài 186,4 m, rộng 20,8 m, cao 8,4 m, có 4 động cơ turbin khí với tổng công suất 130.000 Hp, vận tốc tối đa 32 hải lý/h, phạm vi hành trình 7.500 hải lý (13.200 km) với tốc độ 18 hải lý/h.
Video đang HOT
Lãnh đạo Vùng 4 Hải quân tiếp đoàn thủy thủ Hải quân Nga. Ảnh: Lê Văn Sơn
Varyag được trang bị 16 tên lửa đối hạm siêu âm tầm xa P-500 Bazalt. Ngoài ra, Varyag còn được trang bị 2 cụm 2 ống tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M”, với cơ số 40 quả tên lửa. Tàu có sân đỗ và khoang chứa một trực thăng săn ngầm loại Ka-25/27/28.
Từ ngày 1/4/2017, tàu tuần dương Varyag cùng tàu tiếp dầu Pechenga rời căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương ở TP Vladivostok (Liên Bang Nga), thực hiện chuyến tuần tra kéo dài khoảng hai tháng ở Tây Thái Bình Dương. Từ ngày 11 đến 14/4, tàu ghé Busan (Hàn Quốc). Từ ngày 20 đến 24/4, tàu đến cảng Manila (Philippines).
Theo An Bình (Zing)
Hai tàu chiến Ấn Độ cập cảng Cam Ranh
Đôi tàu chiến của hải quân Ấn Độ được trang bị nhiều khí tài hiện đại, trong đó có tên lửa dẫn đường, ngư lôi chống tàu ngầm.
Ngày 30/5, khinh hạm tàng hình tên lửa dẫn đường INS Satpura và tàu hậu vệ tên lửa dẫn đường INS Kirch thuộc hải quân Ấn Độ đã tiến vào cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), bắt đầu chuyên thăm hữu nghị Việt Nam 4 ngày.
Tàu INS Satpura dài 142,5 m, rộng 16 m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 6.200 tấn, có tốc độ tối đa 32 hải lý/h, với 257 thủy thủ đoàn. Tàu được trang bị hệ thống radar, cảm biến và chiến tranh điện tử phong phú. Tàu được được mệnh danh là khu trục tàng hình bởi có kết cấu thân vỏ và hệ thống rađa giúp phát hiện những vật thể trên mặt đất, dưới biển để báo ngay về trung tâm chỉ huy tác chiến.
Phía dưới, ở boong trước trang bị ụ pháo cao xạ loại 67,2 mm, khả năng hoạt động linh hoạt, có thể tấn công đa dạng mục tiêu ở tầm cao và cả tầm thấp; tầm bắn 16 km với tốc độ 120 phát/phút.
INS Satpura còn được trang bị tên lửa hành trình, rocket, ngư lôi... Chuẩn đô đốc Soonil V Bhokare (Tư lệnh Hạm đội miền Đông, Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ) cho biết đây là chuyến thăm đầu tiên của tàu Hải quân Ấn Độ đến Cam Ranh. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước nói chung, quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ nói riêng đang phát triển rất tốt đẹp.
Xung quanh tàu, luôn có các trụ gác ở trên cao, dưới thấp để cảnh giác đối phương tiếp cận.
Còn tàu hậu vệ tên lửa dẫn đường INS Kirch sở hữu 8 bệ phóng tên lửa chống hạm Klub hoặc tên lửa chống hạm BrahMos, loại tên lửa ưu việt nhất. Về chống hạm và chống ngầm, tàu được trang bị 4 bệ phóng ngư lôi DTA-53-956, 2 bệ phóng rocket RBU-6000 (RPK-8), hệ thống phóng tên lửa Shtil-1 với 24 tên lửa tầm trung. Hệ thống tên lửa Barak của Israel, giúp bắn các mục tiêu trên không tầm ngắn.
Tàu INS Kirch dài 91,1 m, rộng 10,5 m, lượng giãn nước 1.400 tấn. Trên các điểm quan sát, tàu được trang bị nhiều khí tài hiện đại, súng giúp bắn hạ các đối phương khi bị áp sát.
Trên boong tàu còn có sân bay trực thăng, chỗ họp bàn phương án tác chiến và nơi giúp các chiến sĩ hải quân vận động thể lực.
Trên hai tàu có nhiều xuồng cao tốc phục vụ công tác huấn luyện cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Theo kế hoạch, ngày 3/6, khinh hạm tàng hình tên lửa dẫn đường INS Satpura và tàu hậu vệ tên lửa dẫn đường INS Kirch sẽ rời cảng quốc tế Cam Ranh.
Xuân Ngọc
Theo VNE
Người giữ cảng Cam Ranh Cảng Cam Ranh tên cũ là sông Ba Ngòi thuộc phường Cam Linh, phía Nam cách Nha Trang khoảng 45 km. Cam Ranh nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam, có quốc lộ 1A đi qua thành phố trên 40km và có sân bay quốc tế Cam Ranh với đường băng dài hơn 3.000m. Ngày 23-12-2010, Cam Ranh được Chính phủ chính thức...