Tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam: Công lý đứng về phía Việt Nam!

Theo dõi VGT trên

Hành vi của tàu Trung Quốc là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Ngày 19/7/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7/2019 liên quan đến diễn biến ở khu vực biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam biển Đông”.

Để xác định tính chất và mức độ vi phạm tại hiện trường gây ra bởi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc ở khu vực Nam biển Đông cần xem xét đến những căn cứ pháp lý, qua đó đánh giá lập trường của các bên liên quan.

TS Trần Công Trục – nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, một trong những người đầu tiên tham gia biên dịch các tài liệu và nội dung Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển ( UNCLOS) 1982 ra tiếng Việt, chia sẻ với VTC News những vấn đề giúp độc giả hiểu rõ hơn về vụ việc.

- Thưa Tiến sĩ, căn cứ pháp lý nào để Việt Nam có thể khẳng định đó là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình?

Tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam: Công lý đứng về phía Việt Nam! - Hình 1

Đối chiếu với những quy định của UNCLOS 1982, Luật Biển Việt Nam năm 2012, cũng như các tiền lệ pháp, đặc biệt là Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế The Hague năm 2016, khẳng định nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam biển Đông. TS. Trần Công Trục

Qua nghiên cứu, đối chiếu với những quy định của UNCLOS 1982, Luật Biển Việt Nam năm 2012, cũng như các tiền lệ pháp, đặc biệt là Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế The Hague năm 2016, chúng tôi đánh giá rằng lời khẳng định nói trên của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam là khá thuyết phục, vì nó có căn cứ pháp lý rõ ràng.

Bởi vì, khu vực phía Nam biển Đông được đề cập là khu vực bãi cạn Tư Chính, Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân… ở cách đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam công bố năm 1982 dưới 200 hải lý, thậm chí có khu vực ở cách đường bờ biển ven bờ lục địa đối diện cũng xấp xỉ khoảng trên dưới 200 hải lý.

Chúng tôi nhấn mạnh đến khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý; bởi vì còn có ranh giới ngoài của thềm lục địa có thể mở rộng ra đến 350 hải lý, nếu chứng minh được bờ ngoài của thềm lục địa kéo dài ra ngoài giới hạn 200 hải lý .

Vì vậy, Việt Nam đã và đang tiến hành thăm dò khai thác dầu khí, xây dựng các cụm dịch vụ mang tên DK, phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo Điều 60, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế và Điều 80 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa.

Việt Nam có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 của UNCLOS 1982 hoặc các mục đích kinh tế khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Việt Nam tuyên bố không cố ý biến các bãi ngầm ở thềm lục địa phía Nam thành đảo nổi và không ghép chúng vào quần đảo Trường Sa, đồng thời bác bỏ sự gán ghép này.

Tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam: Công lý đứng về phía Việt Nam! - Hình 2

Nhà giàn DK1/18. (Ảnh: VOV)

- Vậy cơ sở nào mà Trung Quốc lại nguỵ biện rằng khu vực mà nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 đang hoạt động nằm trong phạm vi “quần đảo Nam Sa” thuộc lãnh thổ của Trung Quốc?

Trung Quốc xem bãi Tư Chính là một phần của quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc “ chủ quyền bất khả xâm phạm” của Trung Quốc. Nhưng lập luận ngụy biện này hoàn toàn trái ngược với những quy định của UNCLOS 1982, và đặc biệt là đã bị Phán quyết Tòa Trọng tài quốc tế The Hague năm 2016 bác bỏ.

Cụ thể, liên quan đến quy chế pháp lý của các cấu trúc địa lý của quần đảo Trường Sa, Tòa trọng tài đã tuyên:

- Các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý, trong khi các cấu trúc chìm khi thủy triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy;

- Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc. Các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa, nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”;

- Không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Tòa cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.

Theo đó, các bãi cạn Vành Khăn, Cỏ Mây, Cỏ Rong… là những rạn san hô, bãi cát ngầm ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển được Tòa xác định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế theo đề nghị của Philippines. Tuy nhiên, Tòa đã nói rất rõ: Phán quyết của Tòa không giải quyết vấn đề chủ quyền/phân định biển.

- Có thể hiểu là riêng vấn đề chủ quyền đối với Vành Khăn, Cỏ Mây, Cỏ Rong…, toà không ra phán quyết. Vậy các bên liên quan sẽ phải giải quyết về vấn đề chủ quyền lãnh thổ theo nguyên tắc nào, thưa ông?

Theo nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ. Và, lúc đó, các bên liên quan sẽ phải chứng minh bãi cạn Vành Khăn, Cỏ Mây, Cỏ Rong… về mặt địa chất, địa mạo là một phần của quần đảo Trường Sa hay chỉ là một bộ phận cấu thành thềm lục địa của một quốc gia ven biển liên quan theo quy định của UNCLOS 1982.

Tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam: Công lý đứng về phía Việt Nam! - Hình 3

Tàu Haijing 35111 của Trung Quốc. (Ảnh: SOCIAL MEDIA)

Tất nhiên, khi bàn thảo về nội dung này, người ta không thể không đề cập đến quần đảo Trường Sa bao gồm những thực thể nào, phạm vi của nó đến đâu. Liên quan đến phạm vi quần đảo Trường Sa, hiện nay chưa có bên liên quan nào công bố chi tiết, chính thức. Nếu nghiêm túc dựa vào các quy định của UNCLOS, đối chiếu với trạng thái tự nhiên của chúng trên thực tế và với một thái độ thật sự cầu thị, thiện chí, khách quan, chắc chắn sẽ tìm ra được những đáp số chuẩn xác nhất.

Bởi vì, Phán quyết của Tòa trọng tài đã cung cấp và giải thích cho chúng ta những khái niệm pháp lý rất chính xác và rõ ràng; có thể được xem như là một Phụ lục của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982; giúp cho chúng ta có căn cứ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong biển Đông trước những tính toán giải thích và áp dụng sai các quy định của UNCLOS 1982 của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông, không chỉ những nội dung mà Phán quyết Tòa trọng tài đã tuyên, mà còn các nội dung khác nữa.

- Xin ông cho biết cụ thể Trung Quốc có những hành động gì để thực hiện hóa yêu sách ngang ngược của mình? Và Việt Nam có những phản đối mạnh mẽ ra sao với các hành động ngang ngược đó?

Để hiện thực hóa yêu sách của mình, ngày 8/5/1992, một công ty nhỏ của Mỹ, Crestone Energy Corporation, được Trung Quốc cấp quyền thăm dò dầu khí trên một phạm vi biển rộng đến 25.155 km mà Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc, cạnh khu vực bãi ngầm Tư Chính. Đồng thời, Trung Quốc cũng ký hợp đồng giao 5.076 km biển tại bãi Tư Chính cho doanh nghiệp này.

Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ động thái này của Trung Quốc, trong khi vẫn tiến hành cấp quyền một lô dầu khí cạnh đó cho hãng Mobil của Mỹ. Đến năm 1994, Crestone lại có kế hoạch thăm dò lô Vạn An Bắc 21 (theo cách gọi của Trung Quốc) nhưng Việt Nam đã kiên quyết ngăn cản nên Công ty này phải dừng hoạt động. Cũng trong năm này, Việt Nam thuê Công ty Vietsovpetro tìm cách khoan một giếng dầu trong khu vực.

Hai năm sau, vào năm 1996, Việt Nam đã ký hợp đồng với hãng Conoco của Mỹ thăm dò dầu khí tại hai lô 133 và 134, bao trùm diện tích 14.000 km tại vùng biển hầu như trùng khớp với vùng biển mà Trung Quốc giao cho Crestone năm 1992. Trung Quốc xem hành động của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị, đồng thời cảnh cáo trực tiếp Công ty Conoco. Việt Nam cho rằng, không cần phải thảo luận với Trung Quốc về hợp đồng dầu khí, bởi lẽ vùng khai thác thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

- Thưa ông, vậy chủ chương và phương thức ứng xử của Việt Nam là như thế nào?

Nội dung tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho thấy lập trường pháp lý và chủ trương chính trị của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, rõ ràng, thể hiện thiện chí của một quốc gia thành viên có trách nhiệm của UNCLOS 1982. Chúng tôi đánh giá cao và xin nhấn mạnh đến biện pháp đấu tranh ngoại giao và phương thức ứng xử trên thực tế của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam khi phát hiện những hoạt động phi pháp của nhóm tàu Hải Dương 8.

Về đấu tranh ngoại giao, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Căn cứ vào tính chất, mức độ và phạm vi xảy ra vi phạm và xuất phát từ thiện chí, tinh thần trách nhiệm của Việt Nam trước Công đồng khu vực và quốc tế, Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam đã cân nhắc một cách thận trọng trước khi áp dụng những hình thức đấu tranh chính trị, pháp lý, truyền thông thích hợp, khá mạnh mẽ và đúng thủ tục pháp lý hiện hành.

Nội dung các văn kiện ngoại giao theo chúng tôi cũng đã phản ánh đầy đủ lập trường nói trên của Việt Nam. Tuy nhiên, có thể vì lý do nào đó, chúng không nhất thiết phải được công bố công khai. Đó là một thực tế thông thường trong cách ứng xử giữa cac quốc gia trong quan hệ quốc tế. Dù công bố hay không, giá trị pháp lý vẫn không thay đổi.

- Còn những ứng xử của các lực lượng chấp pháp tại hiện trường, thưa ông?

Về những động thái ứng xử của các lực lượng chấp pháp tại hiện trường, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết: “Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”. Chúng tôi xin được bình luận sâu hơn về thông tin này:

Như chúng tôi đã phân tích, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định phù hợp với quy định của UNCLOS 1982, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình,Nghiên cứu khoa học về biển, Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.

Các quốc gia khác, có biển và không có biển, có 3 quyền khi đi vào vùng 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của quốc gia ven biển, bao gồm: quyền tự do hàng hải, hàng không, quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn dầu ở đáy biển của vùng thềm lục địa.

Tuy nhiên, nếu các quốc gia thực hiện những quyền này mà ảnh hưởng đến các hoạt động thăm dò khai thác, kinh tế hoặc nghiên cứu khoa học của quốc gia ven biển thì phải được sự cho phép của quốc gia ven biển. Nếu không được phép là vi phạm EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Hơn nữa, cũng xin được lưu ý rằng, theo UNCLOS 1982, việc phát hiện và xử lý các sai phạm có khả năng xảy ra hay đã xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, các lực lượng chấp pháp trên biển của quốc gia ven biển cũng phải tuân thủ các thủ tục pháp lý chặt chẽ, không được phép xử lý một cách tùy tiện, đặc biệt là hạn chế hoặc thậm chí nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp bằng sức mạnh để cưỡng bức, không qua xét xử của các cơ quan tư pháp… Chẳng hạn, Điều 73, UNCLOS 1982, quy định:

- Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước;

- Khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho đoàn thủy thủ của chiếc tàu này;

- Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác;

- Trong trường hợp bắt hay giữ một tàu thuyền nước ngoài, quốc gia ven biển thông báo ngay cho quốc gia mà tàu mang cờ biết, bằng các con đường thích hợp, các biện pháp được áp dụng cũng như các chế tài có thể sẽ được tuyên bố sau đó.

- Như vậy, khi áp dụng các biện pháp đấu tranh tại hiện trường xảy ra vụ việc, để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên biển, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam phải lưu ý điều gì, thưa ông?

Có thể thấy rằng, khi áp dụng các biện pháp đấu tranh tại hiện trường xảy ra vụ việc để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên biển, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam cũng phải hết sức thận trọng và phải cân nhắc kỹ trước khi áp dụng một biện pháp nào đó, chứ không thể xử lý theo cảm xúc, chủ quan. Nếu không cẩn thận, chúng ta có thể bị mắc bẫy của đối phương khi họ kiếm cớ để gây khủng hoảng dẫn tới đụng độ, nhằm nhanh chóng rút ngắn thời gian thực hiện mục tiêu chiến lược của họ.

Điều này còn là bài học, lời cảnh tĩnh đối với chúng ta, với tư cách là những công dân bình thường, khi tiếp cận với những thông tin không được kiểm chứng hòng kích động dư luận, gây bất ổn về chính trị, vì những động cơ chính trị; còn với tư cách là những cán bộ, chiến sỹ trên mặt trận đấu tranh chính trị, pháp lý, tuyên truyền, giáo dục, trước hết, phải nâng cao kiến thức pháp lý của mình để chỉ đạo hay trực tiếp tham gia quá trình xử lý đúng đắn và thích hợp, đồng thời, có trách nhiệm thông tin kịp thời, chuẩn xác, rõ ràng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, trong bối cảnh có nhiều thông tin thiếu kiểm chứng đang tràn ngập trên các mạng xã hội ở thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

- Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện!

Video: Mỹ phản đối Trung Quốc cản trở hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông. (Video: truyền hình Thông tấn).

VĂN ĐỨC

Theo VTC

Trung Quốc cố ý gây sự và bất chấp luật pháp quốc tế trên Biển Đông

Từ đầu tháng 7 đến nay, Trung Quốc lại gây chuyện ở khu vực Biển Đông khiến Việt Nam và thế giới phải lên tiếng thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đòi phía Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động đó.

Bởi chúng không chỉ vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng luật pháp quốc tế mà còn gây lo ngại thật sự về an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông.

Trung Quốc cố ý gây sự và bất chấp luật pháp quốc tế trên Biển Đông - Hình 1

Việt Nam đề nghị mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Trung Quốc thậm chí còn mâu thuẫn với tinh thần và lời văn của những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc về thúc đẩy phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung cũng như về định hướng cho việc giải quyết những vấn đề liên quan đến khu vực Biển Đông mà hai bên vẫn còn bất đồng quan điểm.

Cho tới nay, Trung Quốc đã nhiều lần đưa tàu thuyền vũ trang cũng như không vũ trang vào khu vực thuộc chủ quyền quốc gia và quyền tài phán của Việt Nam được xác định và quy định theo luật pháp của Việt Nam, theo luật pháp quốc tế và theo Công ước của LHQ về luật biển. Lần này, Trung Quốc đưa tầu thăm dò địa chất Hải Dương 8 cùng một số tầu có vũ trang và không vũ trang vào hoạt động dài ngày ở bãi biển Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Theo Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 (UNCLOS), các quốc gia ven biển có vùng nội thuỷ, sau đó là vùng lãnh hải 12 hải lý, sau đấy và vùng tiếp giáp 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và vùng thềm lục địa 350 hải lý. Từ ranh giới giữa vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế trở ra được coi là không phận quốc tế, nhưng ở trên biển thì lại được quy định đặc biệt và cụ thể trong UNCLOS.

Theo UNCLOS, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có các quyền về chủ quyền cụ thể về thăm dò và khai thác, về quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nơi đây phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội. Các quốc gia khác trên thế giới khi đi vào khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển chỉ có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không và tự do đặt đường ống dẫn dầu hay đặt dây cáp ngầm ở vùng thềm lục địa.

Soi vào những quy định rất cụ thể và rõ ràng này thì chẳng hề khó khăn gì đối với người bình thường thôi chứ chưa nói đến đối với các chuyên gia về luật pháp quốc tế để thấy tàu thuyền Trung Quốc không phải không hiểu biết về luật pháp quốc tế nói chung và về UNCLOS nói riêng mà chủ ý vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS, không phải lần đầu tiên mà có hệ thống và bài bản cũng như gây sự như thế không phải là biện pháp duy nhất và cách thức duy nhất của Trung Quốc trong việc theo đuổi và thực hiện những mưu tính chiến lược và sách lược ở khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Tham vọng của Trung Quốc ở khu vực này biểu lộ rất rõ và Trung Quốc cũng không hề che đậy bởi mọi biện luận của Trung Quốc đều không có cơ sở, đều luôn phi lý và bên ngoài không thể chấp nhận được. Dù vậy, Trung Quốc hành xử rất nhất quán và kiên định, càng ngày càng quyết liệt và tinh vi. Một trong những cách thức được Trung Quốc thực hiện thường xuyên nhất là xua tàu đánh cá và tầu thăm dò tài nguyên đi trước, được hộ tống bởi tàu thuyền có vũ trang và khi cần thì tất cả đều cùng nhau xung trận. Tàu Hải Dương 8 là động thái mới đây nhất và chắc chắn sẽ không phải cuối cùng của Trung Quốc.

Ở đây có thể thấy Trung Quốc càng đuối về pháp lý quốc tế thì càng cố tình bất chấp pháp lý quốc tế. Trung Quốc duy trì việc gây chuyện ở khu vực Biển Đông để nuôi cuộc tranh chấp chủ quyền với các nước trong khu vực, để tạo tiền lệ và sự đã rồi ở khu vực và dùng chúng để chống chế với tình trạng bị phản đối và cô lập trên thế giới vì vi phạm và bất chấp luật pháp quốc tế ở khu vực. Trung Quốc chủ ý làm cho khu vực này luôn bắt an và bất ổn vì như thế mới có lợi nhất cho Trung Quốc trong việc duy trì và thúc đẩy tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở khu vực, vì như thế giúp Trung Quốc phân rẽ nội bộ Asean và đánh tỉa từng bên bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trực tiếp.

Trung Quốc thừa biết rằng tất cả các bên này đều không thể đối phó và đáp trả Trung Quốc như Mỹ có thể và đang đối phó và đáp trả Trung Quốc. Những hành động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông cho thấy DOC hay rồi đây cả COC thuần tuý không thôi chưa thể đủ để buộc Trung Quốc chấm dứt những hoạt động phi pháp, xâm hại trực tiếp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông. Một khi Trung Quốc luôn sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế như thế thì DOC hay cả COC nữa đâu có thể là trở ngại đáng kể gì đối với tham vọng của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.

Việt Nam có quan hệ hợp tác tốt với Trung Quốc và luôn mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Nhưng chuyện nào ra chuyện đấy. Việt Nam không thể không thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ và kiên quyết khi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị bên ngoài xâm hại, khi hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông bị đe doạ và làm cho trở nên tồi tệ đi. Trung Quốc phải chấm dứt ngay mọi hành động đi ngược lợi ích chính đáng của các nước trong khu vực và của các đối tác bên ngoài ở khu vực này, chấm dứt ngay và hoàn toàn mọi hành vi vi phạm UNCLOS và bất chấp luật pháp quốc tế ở khu vực này.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabinTai nạn trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tài xế mắc kẹt trong cabin
13:44:51 20/01/2025
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
12:16:17 21/01/2025
Cháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCMCháy lớn căn nhà 5 tầng bán máy hàn ở TPHCM
11:00:57 20/01/2025
Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18
07:07:07 20/01/2025
Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?Xe container lao vào trạm thu phí: Tài xế có phải đền bù?
14:24:57 20/01/2025
Bé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nướcBé trai 3 tuổi mất tích ở Tiền Giang đã tử vong do đuối nước
11:10:41 21/01/2025
Đình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắnĐình chỉ 3 nhân viên đường sắt chậm kéo gác chắn
11:16:55 20/01/2025
Tiền Giang: Xe tải bốc cháy đang lưu thông trên đường cao tốcTiền Giang: Xe tải bốc cháy đang lưu thông trên đường cao tốc
11:06:24 21/01/2025

Tin đang nóng

Ngày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưngNgày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưng
11:23:34 21/01/2025
Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoátClip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát
09:29:11 21/01/2025
Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?
10:17:44 21/01/2025
"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức
09:36:48 21/01/2025
Nghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũNghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũ
13:07:45 21/01/2025
Các thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏCác thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏ
14:43:55 21/01/2025
Mẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 ngườiMẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 người
11:25:07 21/01/2025
Chuyện gì đang xảy ra với "bạn gái tin đồn" của HIEUTHUHAI?Chuyện gì đang xảy ra với "bạn gái tin đồn" của HIEUTHUHAI?
11:13:27 21/01/2025

Tin mới nhất

Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

19:53:19 19/01/2025
Sáng 19/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết, đang điều tra vụ một người đàn ông tử vong dưới mương nước.
Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong

Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong

13:32:41 19/01/2025
Ô tô va chạm với xe khách và xe container khi chạy trên quốc lộ 1 qua tỉnh Khánh Hòa, gây tai nạn liên hoàn khiến 1 nạn nhân tử vong, 12 người bị thương.
Phát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ An

Phát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ An

13:30:39 19/01/2025
Ngày 19/1, lãnh đạo thị trấn Hưng Nguyên (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết, cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân một nam bảo vệ tử vong trong phòng gác của trường học trên địa bàn.
Cháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹt

Cháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹt

13:25:37 19/01/2025
Ngôi nhà 3 tầng có địa chỉ ở số 79, ngõ 95 Bạch Đằng (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội.
Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên

Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên

08:27:05 19/01/2025
Tối 18/1, Công an TP Hà Nội thông tin, Công an huyện Phú Xuyên đang phối hợp các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy khiến 2 người tử vong ở khu phố Cầu Giẽ (xã Đại Xuyên).
Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

08:25:20 19/01/2025
Trong lúc đang dừng chờ đèn đỏ ở thị trấn Đô Lương (Nghệ An), nhiều phương tiện giao thông bị xe tang tông từ phía sau. Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.
Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

08:23:23 19/01/2025
Ngày 18/1, lãnh đạo UBND phường Quán Bàu (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, một phụ nữ đã tử vong thương tâm sau khi không may rơi từ tầng cao của một chung cư xuống sân.
Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

16:56:15 18/01/2025
Trước đó, vào khoảng 18h30 chiều 16/1, gia đình Elvin trình báo với cảnh sát về việc con trai mất tích. Theo đó, cậu bé đạp xe rời khỏi nhà vào khoảng 14h30 chiều cùng ngày. Một nhóm cảnh sát đã tìm kiếm Elvin cho đến tận đêm khuya.
Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

16:53:51 18/01/2025
Theo đó, khoảng 10 giờ cùng ngày, người dân lưu thông trên đường D2 trong khu Công Nghệ cao (TP Thủ Đức), theo hướng từ quận 7 thì nhìn thấy một người đàn ông nằm tử vong trong làn ô tô ở dốc cầu.
Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương

Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương

16:50:31 18/01/2025
Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt để phân luồng, điều tiết giao thông, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên

Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên

16:47:25 18/01/2025
Trong lúc đỗ ô tô để vào ăn cưới, xe bất ngờ tăng ga rồi lao thẳng xuống hồ Cô Tiên ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, Quảng Ninh), sau đó lật ngửa bụng.
Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

16:44:56 18/01/2025
Tại hiện trường, toàn bộ thiết bị tại trạm thu phí bị hư hỏng, không thể sử dụng tiếp, chiếc xe container lật nghiêng giữa lòng đường. Vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Có thể bạn quan tâm

Quán quân American Idol hát nhậm chức của ông Trump, gặp sự cố âm thanh ê chề?

Quán quân American Idol hát nhậm chức của ông Trump, gặp sự cố âm thanh ê chề?

Sao âu mỹ

15:32:54 21/01/2025
Carrie Underwood mới đây đã trình bày ca khúc America the Beautiful tại Điện Capitol ở Washington, DC, sau khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 47. Tuy nhiên, chẳng may bị sự cố âm thanh.
Cái kết tệ của "doanh nhân rút kiếm"

Cái kết tệ của "doanh nhân rút kiếm"

Pháp luật

15:16:40 21/01/2025
Từ một việc nhỏ có thể dàn xếp nhẹ nhàng bằng lời xin lỗi, thế nhưng người đàn ông gây ra sai lầm đã có những động thái hung hăng, thiếu văn hóa trước sự chứng kiến của nhiều người dân và du khách ở phố biển Nha Trang.
Á hậu Vbiz có động thái cực phũ với "tình tin đồn" hậu lùm xùm lợi dụng, phản ứng của đàng trai gây ngỡ ngàng

Á hậu Vbiz có động thái cực phũ với "tình tin đồn" hậu lùm xùm lợi dụng, phản ứng của đàng trai gây ngỡ ngàng

Sao việt

15:12:59 21/01/2025
Mới đây, cư dân mạng phát hiện Á hậu Bùi Khánh Linh và mỹ nam người Hàn Quốc Minuk - tình tin đồn từng gây xôn xao sau chương trình Đảo Thiên Đường - không còn theo dõi nhau trên Instagram.
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày

Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày

Thế giới

15:12:30 21/01/2025
Sắc lệnh cũng hướng dẫn Bộ Tư pháp không thực hiện hành động nào để thực thi đạo luật hoặc áp đặt bất kỳ hình phạt nào đối với bất kỳ thực thể nào vì bất kỳ sự không tuân thủ đạo luật nào .
Đắm đuối bên "tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz", đạo diễn U70 làm điều gây phẫn nộ vào hôn lễ con gái

Đắm đuối bên "tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz", đạo diễn U70 làm điều gây phẫn nộ vào hôn lễ con gái

Sao châu á

15:04:40 21/01/2025
Tối 20/1, cựu phóng viên giải trí Lee Jin Ho bất ngờ đăng video tiết lộ 1 số thông tin liên quan tới mối quan hệ ngoài luồng giữa Kim Min Hee - Hong Sang Soo, khiến netizen Hàn không khỏi phẫn nộ.
Xuân Son 3 lần thay đổi kiểu tóc độc lạ khiến dân tình bất ngờ, từ chàng trai tóc xù đến quý ông lịch lãm

Xuân Son 3 lần thay đổi kiểu tóc độc lạ khiến dân tình bất ngờ, từ chàng trai tóc xù đến quý ông lịch lãm

Netizen

15:03:15 21/01/2025
Nguyễn Xuân Son là cái tên được người hâm mộ bóng đá Việt Nam đặc biệt quan tâm khi nhập tịch và khoác áo đội tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup 2024.
Hệ thống bán vé Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai gặp lỗi ngay khi mở bán Day 3-4, fan kêu trời!

Hệ thống bán vé Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai gặp lỗi ngay khi mở bán Day 3-4, fan kêu trời!

Nhạc việt

15:01:36 21/01/2025
11 giờ sáng 21/1, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai chính thức mở bán vé Day 3 và Day 4 tuy nhiên ngay khi vừa mở bán, hệ thống lập tức lỗi.
Moana 2 vượt mốc 1 tỷ USD

Moana 2 vượt mốc 1 tỷ USD

Hậu trường phim

14:58:50 21/01/2025
Từng chỉ có kế hoạch phát hành trực tuyến nhưng Moana 2 bất ngờ trở thành bom tấn phòng vé, là phim đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2025.
Ngọc Lan "hơn thua" từng giọt nước mắt với đàn chị Hồng Ánh

Ngọc Lan "hơn thua" từng giọt nước mắt với đàn chị Hồng Ánh

Phim việt

14:15:31 21/01/2025
Với diễn xuất cảm xúc, Ngọc Lan và Hồng Ánh khắc họa thành công nỗi đau và sự giằng xé, khiến khán giả nghẹn ngào trong nhiều phân đoạn cao trào.
Xuống phố ngày xuân với trang phục mang sắc đỏ may mắn

Xuống phố ngày xuân với trang phục mang sắc đỏ may mắn

Thời trang

13:21:37 21/01/2025
Năm mới là khởi đầu mới cho tất cả mọi người. Trang phục mang sắc đỏ được nhiều người ưa thích diện trong dịp này như một cách để thu hút sự may mắn.
Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Sao thể thao

13:00:23 21/01/2025
Chân sút của Liverpool xứng đáng là siêu dự bị ở hạng đấu cao nhất nước Anh, khi vượt mặt (Mbeumo - 5 bàn), Haaland (5 bàn), Ayew (4 bàn) về khả năng sút tung lưới đối thủ sau phút 90.