Tàu Trung Quốc xâm phạm Senkaku, Nhật Bản gửi công hàm phản đối gay gắt
Tokyo gửi công hàm phản đối Bắc Kinh liên quan tới vụ việc 2 tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận một tàu cá của Nhật gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
“Nhật Bản phản đối mạnh mẽ vấn đề này thông qua các kênh ngoại giao ở cả Tokyo và Bắc Kinh. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động bình tĩnh nhưng kiên quyết với Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuần tra và duy trì giám sát quanh quần đảo Senkaku nhằm đảm bảo một môi trường đánh bắt an toàn”, Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato nhấn mạnh trong buổi họp báo hôm 12/10.
Cũng trong buổi họp báo, ông Kato cho biết vào khoảng 10h47 ngày 11/10, các tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng lãnh hải Nhật Bản gần các đảo nhỏ không người ở tại biển Hoa Đông.
Tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản làm nhiệm vụ quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.(Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Lực lượng Nhật Bản đã tới hiện trường và bảo vệ tàu đánh cá nước này trong khi yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực.
Vụ việc mới đây đánh dấu lần thứ 21 trong năm nay các tàu Trung Quốc đi vào vùng biển Nhật Bản và là lần đầu tiên kể từ cuối tháng 8.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo nhỏ nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này.
Tranh chấp về chủ quyền ở khu vực này đẩy quan hệ Trung – Nhật vào tình trạng căng thẳng trong nhiều năm qua, đặc biệt sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 đao thuộc Senkaku/Điếu Ngư hôi tháng 9/2012 và Tokyo đổi tên quần đảo này hồi tháng 6.
Tuần trước, Nhật Bản cho biết sẽ thành lập 3 đơn vị phòng thủ điện tử trên các đảo ở biển Hoa Đông trong thời gian từ nay đến tháng 2/2022 nhằm tăng cường năng lực giám sát và đáp trả hoạt động quân sự của Trung Quốc trên vùng biển này.
Tàu Trung Quốc rút khỏi đảo tranh chấp với Nhật sau 111 ngày
Tàu hải cảnh Trung Quốc rút khỏi nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư để tránh bão, kết thúc 111 ngày hiện diện liên tục ở khu vực.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc ngày 3/8 không còn xuất hiện tại vùng biển quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, kết thúc thời gian dài liên tục áp sát. Các quan chức cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) cho biết 4 tàu hải cảnh Trung Quốc rời vùng biển quanh nhóm đảo tranh chấp một ngày trước đó để tránh bão Hagupit.
Các tàu Trung Quốc bắt đầu hiện diện gần nhóm đảo tranh chấp với Nhật Bản từ ngày 14/4. Đây là đợt áp sát liên tục lâu nhất từ khi Tokyo quốc hữu hóa một số đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ tháng 9/2012, khiến căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần nhóm đảo Sekaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Ảnh: JCG.
JCG cho biết một số tàu Trung Quốc theo dõi hoặc truy đuổi tàu đánh cá của Nhật Bản hoạt động gần nhóm đảo tranh chấp hồi tháng 5. JCG đã triển khai tàu tuần tra tới hiện trường để buộc tàu hải cảnh Trung Quốc rời khỏi khu vực.
Hồi đầu tháng 7, tàu Trung Quốc tiến vào vùng 12 hải lý quanh các đảo thuộc nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở lại trong khu vực trong 39 tiếng trước khi rút đi. JCG cho biết đây là vụ tàu Trung Quốc áp sát lâu nhất trong khu vực Nhật coi là lãnh hải tính từ năm 2012.
Nhật Bản đang kiểm soát và tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo họ gọi là Senkaku. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền với nhóm đảo này và gọi là Điếu Ngư. Trung Quốc thường xuyên điều tàu tới khu vực quanh nhóm đảo tranh chấp để thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản.
Vị trí nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters
Nhật tố Trung Quốc thúc đẩy yêu sách chủ quyền thời Covid-19 Sách trắng Quốc phòng Nhật tố Trung Quốc đẩy mạnh yêu sách chủ quyền lúc Covid-19 bùng phát và nghi ngờ Bắc Kinh thông tin sai lệch khi hỗ trợ y tế các nước. "Trung Quốc đang tiếp tục nỗ lực thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông", sách trắng quốc phòng Nhật Bản, được chính phủ của Thủ...