Tàu Trung Quốc tăng áp sát Philippines
Hải cảnh, dân quân biển Trung Quốc tăng số lần áp sát Philippines 5 năm sau khi tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn”.
Randy Megu, một ngư dân Philippines, thường xuyên hứng chịu những cơn bão đáng sợ ở Biển Đông. Nhưng giờ đây, anh đối mặt ngày càng nhiều với nỗi sợ hãi lớn hơn khi đánh bắt ở vùng biển gần Philippines, đó là các tàu hải cảnh Trung Quốc.
5 năm sau phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với phần lớn diện tích Biển Đông, Megu nói các vụ chạm mặt với tàu chấp pháp Trung Quốc diễn ra thường xuyên hơn.
“Tôi rất sợ hãi”, Megu kể lại cảm giác khi thấy một tàu hải cảnh Trung Quốc bám theo con tàu gỗ của ông trong ba tiếng ở vị trí cách bờ biển khoảng 260 km hồi tháng 5.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (trái) đi gần một tàu không rõ quốc tịch trên Biển Đông ngày 14/4. Ảnh: Reuters .
Megu cho biết nhiều ngư dân khác bị đâm hoặc bị phun vòi rồng khi đánh cá tại vùng biển họ coi là ngư trường lịch sử, điều mà họ hy vọng sẽ được đảm bảo sau phán quyết của PCA ở La Haye năm 2016.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/7 nhắc lại nước này không chấp nhận phán quyết của PCA lẫn bất cứ tuyên bố hay hành động nào dựa trên phán quyết này. Trung Quốc đơn phương vẽ ra cái gọi là “đường 9 đoạn” và nêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông, điều bị bác bỏ trong phán quyết của PCA.
Trung Quốc tuyên bố các tàu cá của nước này hoạt động trong vùng biển gần Philippines là “phù hợp với luật pháp Trung Quốc và quốc tế”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các tàu cá này không phải tuân theo lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè hàng năm, kéo dài đến ngày 16/8.
Video đang HOT
“Dữ liệu thể hiện rất rõ ràng rằng các tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc hiện diện ở khu vực Philippines coi là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nhiều hơn so với cách đây 5 năm”, Greg Poling, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết.
Một cuộc thăm dò dư luận hồi tháng 7/2020 cho thấy 70% người Philippines được hỏi muốn chính phủ của họ tuyên bố quyền của mình ở Biển Đông sau phán quyết của PCA.
KHu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS .
Philippines 128 lần gửi công hàm phản đối các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp từ năm 2016. Cảnh sát biển và cục thủy hải sản Philippines tổ chức các chuyến tuần tra “đảm bảo chủ quyền” trong khu vực nước này coi là EEZ của mình.
Tuy nhiên, Philippines không có thêm nhiều động thái để thúc đẩy yêu sách của quyền của mình tại Biển Đông dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, người coi quan hệ với Trung Quốc là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình.
Duterte nói rằng việc cố gắng thách thức Trung Quốc, nước láng giềng lớn hơn Philippines nhiều lần, là “điều vô ích”. Sau khi một số quan chức Philippines tăng cường đề cập đến tuyên bố chủ quyền với các khu vực tại Biển Đông, Tổng thống Duterte cấm họ phát ngôn về việc này.
“Trung Quốc đang kiểm soát nhiều vùng biển hơn. Điều duy nhất mà chính phủ Tổng thống Duterte có thể hướng đến là không để xảy ra sự cố lớn”, chuyên gia Poling nói. “Chỉ cần tiếp tục đầu hàng kẻ bắt nạt, đương nhiên xung đột sẽ không xảy ra”.
Cảnh sát biển và Bộ Quốc phòng Philippines không bình luận về thông tin này.
Cảnh sát biển Philippines chạy xuồng cao tốc qua nhóm tàu Trung Quốc ngày 14/7. Ảnh: Reuters .
Trung Quốc tăng cường hiện diện ở nhiều nơi khác trên Biển Đông, bao gồm gia cố các đảo nhân tạo được bồi đắp trái phép, xây dựng cầu cảng, đường băng và triển khai tên lửa phòng không tới đây. Tàu hải cảnh Trung Quốc gần đây tới quấy rối tàu dầu khí của Malaysia. Sự hiện diện của họ gây lo ngại cho Indonesia, dù nước này không tham gia tranh chấp tại Biển Đông.
Hải quân Mỹ gần đây tăng cường các chiến dịch tự do hàng hải thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông, song dường như không ngăn được nước này triển khai tàu công vụ và tàu cá gần Philippines cùng những nơi khác.
Trước khi đắc cử tổng thống năm 2016, Duterte nói sẽ ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Philippines tại Biển Đông. Duterte sẽ kết thúc nhiệm kỳ 6 năm của mình vào năm 2022, song cho biết có thể tranh cử phó tổng thống hoặc con gái ông có thể kế nhiệm.
Các ngư dân tại tỉnh Pangasinan của Philippines không thấy chút hy vọng nào về việc chính phủ thách thức tàu công vụ Trung Quốc, vốn đang cản trở hoạt động của họ trên biển. “Chúng tôi giờ cứ như kẻ câu trộm từ chính ao nhà mình”, ngư dân Christopher de Vera nói.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...