Tàu Trung Quốc ném vật cứng vào tàu kiểm ngư Việt Nam
“Hầu hết tàu kiểm ngư Việt Nam đã bị phía Trung Quốc đâm va với tốc độ cao, phun nước áp lực, thậm chí sử dụng vật cứng ném sang”, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Kiểm ngư Việt Nam cho biết.
Trung Quốc điều tàu và máy bay cản trở lực lượng cảnh sát biển Việt Nam thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Ảnh: Reuters.
Sáng 14/5, trong cuộc phỏng vấn trực tuyến tại báo Tuổi trẻ, ông Hà Lê – Phó Cục trưởng Kiểm ngư Việt Nam cho biết, hầu hết “tàu kiểm ngư Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm va với tốc độ cao, góc tiếp cận lớn, phun nước áp lực cao, thậm chí còn sử dụng các vật cứng ném sang”.
9 kiểm ngư viên Việt Nam bị thương đã bình phục và tiếp tục làm nhiệm vụ trên biển. Lực lượng kiểm ngư đã rút kinh nghiệm và có phương án tránh thương vong. “Chưa có thêm trường hợp kiểm ngư viên nào bị thương, lực lượng kiểm ngư đã có phương án khắc phục tại chỗ để tiếp tục bám biển và đấu tranh”.
Cũng theo vị Phó cục trưởng, tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, bà con ngư dân đã tổ chức mít tinh hòa bình trên biển để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển đã có phương án đảm bảo an toàn cho ngư dân. Kiểm ngư sẽ tiếp tục được trang bị thêm tàu, thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, ông Lê khẳng định.
Video đang HOT
Liên quan hoạt động thực thi pháp luật, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho hay, đến sáng nay hoạt động của Trung Quốc vẫn rất quyết liệt, chưa có dấu hiệu họ sẽ rút giàn khoan.
“Cảnh sát biển Việt Nam vẫn quyết tâm bám trụ, tuyên truyền và đấu tranh”, thiếu tướng Đạm khẳng định. “Họ đã phớt lờ dư luận quốc tế, đấu tranh pháp lý, cũng như trên thực địa của ta. Đây là điều đáng tiếc, chúng ta muốn Trung Quốc hiểu việc làm của chúng ta là phù hợp pháp lý, đạo lý tôn trọng truyền thống hữu nghị Việt – Trung và sự ổn định trên biển”, vị Tư lệnh nói thêm.
Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cũng cho rằng, đấu tranh là cả vấn đề về lý luận và thực tiễn. Việc sử dụng lực lượng, phương tiện là cả một nghệ thuật. Việt Nam tin tưởng vào những biện pháp đã và đang làm, đó là bình tĩnh và linh hoạt. Nhân dân đồng hành cùng chính phủ thì sức mạnh của dân tộc được nhân lên rất nhiều.
Trước câu hỏi liên quan đến thông tin Trung Quốc đưa tàu chiến và máy bay tiêm kích ra bảo vệ giàn khoan, tuy nhiên chúng ta chưa có tàu quân sự, việc bảo vệ cho ngư dân và các lực lượng khác thế nào, Thiếu tướng Đạm cho rằng, việc Trung Quốc huy động tàu quân sự và máy bay là có thật và đã vi phạm luật pháp, tập quán quốc tế.
Hoạt động quyết liệt này của Trung Quốc đã gây ra những khó khăn và nguy hiểm cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư đang tác nghiệp trong khu vực. Tuy nhiên, chúng ta không thể vi phạm luật pháp quốc tế là đưa tàu quân sự để ra giải quyết những vụ việc như thế này.
“Việt Nam có tất cả các loại tàu phục vụ theo chức năng của cảnh sát biển nhằm đáp ứng mọi tình huống trên biển”, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định.
Theo VNE
Vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông: Xử lý theo kiểu... kiểm điểm
Đã hơn một tháng trôi qua sau vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông Yên, khiến 3 người tử vong, 9 người bị thương; mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn về việc xử lý kết quả kiểm tra, xác định ranh giới hành chính tại nơi xảy ra hôn chiên.
Cần làm rõ trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, tập thể có liên quan.
Địa điêm được xác định ranh giới hành chính là đoạn giáp ranh giữa hai xã Quảng Nham (Quảng Xương) và xã Hải Châu (Tĩnh Gia). Qua kiểm tra hồ sơ, tất cả các mốc địa giới hành chính giao cho UBND các xã Quảng Nham, Hải Châu quản lý, bảo vệ và bộ hồ sơ bản đồ địa giới hành chính xã Quảng Nham lưu tại xã Quảng Nham, đêu đã bị mất.
Theo báo cáo của các bên, hồ sơ địa giới hành chính đã bị mất và giữa hai huyện, hai xã không có việc tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính. Trên thực tế, UBND xã Quảng Nham giao khoán 45 ha đất bãi bồi bên bờ phía Đông của sông Yên (thuộc ranh giới quản lý của xã) cho 30 hộ nuôi ngao; UBND xã Hải Châu giao khoán 38 ha đất bãi bồi bên bờ phía Tây của sông Yên (thuộc ranh giới quản lý của xã) cho 31 hộ nuôi ngao; từ đây làm nảy sinh mâu thuân.
Dư luận hoài nghi, các địa phương nói trên căn cứ vào đâu để xác định không có sự tranh chấp về ranh giới khi hồ sơ địa giới hành chính và mốc địa giới hành chính của các bên quản lý đã bị mất?
Bước đầu, Chủ tịch các xã có liên quan nói trên đã nhận trách nhiệm chưa thực hiện nghiêm việc quản lý, sử dụng, bảo vệ hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính theo quy định của nhà nước. Theo báo cáo, khi hết nhiệm kỳ, Chủ tịch xã khóa trước không bàn giao hồ sơ, bản đồ, mốc địa giới hành chính và hòm sắt đựng hồ sơ, bản đồ cho Chủ tịch UBND xã khóa sau (?).
Trên cơ sở xem xét nội dung báo cáo, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Đức Quyền, đã chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan.
Theo đó, yêu cầu chủ tịch hai huyện và hai xã kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể đã để mất hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và mốc địa giới hành chính; không kịp thời nắm bắt tình hình, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong nuôi và khai thác ngao tại khu vực bãi giữa sông Yên giữa một số hộ dân hai xã, để xảy ra đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng.
Đồng thời, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát lại diện tích đất giao khoán cho người dân nuôi ngao. Nghiêm cấm các hành vi san ủi cát hai bên bờ sông, căng lưới lấn chiếm lòng sông và vùng khai thác ngao tự nhiên làm ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ dân nghèo, lưu thông dòng chảy và đi lại tàu thuyền trên sông Yên. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý đường sông, thực hiện tốt việc quản lý đường thủy nội địa, tăng thêm phao để phân luồng đường thủy; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đến nay, vụ án đã được khởi tố, các đối tượng liên quan trực tiếp trong vụ hỗn chiến trên cũng đã bị bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên, các cá nhân, tập thể không kịp thời nắm bắt tình hình, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, để xảy ra hôn chiên gây hậu quả nghiêm trọng, vẫn chưa bị xử lý.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Người tố cáo vụ "nhân bản" xét nghiệm: Nặng trĩu nỗi lòng Vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm lừa dối người bệnh đã được đưa ra ánh sáng. Người phụ nữ dũng cảm dám đứng lên tố cái xấu đã nhẹ lòng hơn bởi chặng đường gian nan chị đã vượt qua... Những ngày qua, khi vụ tiêu cực động trời tại BV Đa khoa Hoài Đức được phanh phui, chị Hoàng Thị Nguyệt,...