Tàu Trung Quốc lại tiến vào Senkaku/Điếu Ngư
Ngày 27-9, 4 tàu công vụ Trung Quốc lại tiến vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, các tàu này vào vùng biển Nhật Bản ở phía tây đảo Uotsuri khoảng 15h (giờ địa phương). Ngay lập tức, tàu tuần tra Nhật Bản yêu cầu các tàu trên rời khỏi vùng biển Nhật Bản. Đáp lại, tàu Trung Quốc tuyên bố bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật rằng, những đảo này đã là lãnh thổ Trung Quốc.
Theo ANTD
Quan hệ Mỹ - NATO rạn nứt vì vấn đề Syria?
Cho đến thời điểm này, NATO đã bác bỏ khả năng tham gia của khối quân sự này vào hoạt động quân sự chống Syria, 12 nước thành viên của NATO cũng chính thức từ chối tham gia vào hành động với tư cách cá nhân, trong đó có 2 thành viên rất quan trọng là Anh và Đức. Ngoài ra, một số thành viên khác đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của Liên Hợp Quốc.
Tổ chức quân sự NATO từ chối tham gia cuộc chiến Syria đã thể hiện rõ sự bất đồng giữa NATO và Mỹ. Tuy không tham gia cuộc chiến Syria nhưng Tổng thư ký NATO, Rasmussen kêu gọi cộng đồng quốc tế kiên quyết đáp lại việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học và cho phép nước thành viên NATO tự quyết định lựa chọ hành động của mình.
Sau sự kiện "11/9", Mỹ đã tăng áp lực cho NATO, mâu thuẫn giữa họ cũng trở nên rõ ràng hơn. Cho đến thời điểm này, 12 nước NATO từ chối tham gia vào chiến sự Syria, đây là một trong những sự việc thể hiện rõ sự bất đồng giữa NATO và Mỹ.
Ông Rasmussen tuyên bố, cộng đồng quốc tế nên kiên quyết đáp lại đối với việc Syria sử dụng vũ khí hóa học, "Tổ chức quân sự bắc Đại Tây dương" không thể tham gia vào hành động quân sự này, nhưng các nước thành viên NATO có thể tự quyết định lựa chọn hành động của mình.
Biên đội tàu sân bay HMS Illustrious của Anh đã có mặt tại Địa Trung Hải nhưng quốc hội Anh không cho phép nước này tham gia vào hành động quân sự chống Syria
Cùng ngày, ông Rasmussen tuyên bố trong buổi họp báo thường kỳ tại Brussels rằng, ông đã xem báo cáo của tình báo Mỹ và nhận thấy, vũ khí hóa học "bị đem ra sử dụng ở Syria" thì Chính phủ Syria nên chịu trách nhiệm trước vụ việc này.
Ông Rasmussen cho biết, xem xét đến tính đặc thù của vũ khí hóa học, cộng đồng quốc tế nên kiên quyết đáp trả lại sự việc này, nếu như khoanh tay đứng nhìn, sẽ truyền đi tín hiệu vô cùng nguy hiểm.
Ông Rasmussen cho rằng, nếu như lựa chọn hành động quân sự, thì hành động quân sự phải diễn ra "trong thời gian ngắn, thận trọng và có định hướng", không cần sử dụng đến hệ thống chỉ huy và kiểm soát của NATO. Ông nhấn mạnh, hành động quân sự càng kéo dài càng không thể giải quyết được nguy cơ Syria, phương án cuối cùng mang tính quyết định vẫn phải là chính trị.
Theo ANTD
Triều Tiên dọa triển khai quân tới khu công nghiệp Kaesong Ngày 25-7, trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên Park Chol-su cho biết, nước này sẽ triển khai quân đội tại khu công nghiệp chung Kaesong, nếu các cuộc đàm phán hiện đang diễn ra với Hàn Quốc về việc mở lại khu công nghiệp này thất bại. Ông tuyên bố như vậy sau khi phái đoàn 2 bên kết thúc vòng đàm phán...