Tàu Trung Quốc hung hăng đâm móp tàu Kiểm ngư Việt Nam
Ngày 23/6, 4 tàu của Trung Quốc cùng vây ép, lao thẳng với tốc độ cao, đâm va, làm hỏng một số thiết bị lan can, móp méo mạn phải và mạn trái của một tàu Kiểm ngư Việt Nam.
Đại diện Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, hôm nay (23/6) Trung Quốc duy trì tại hiện trường giàn khoan Hải Dương-981 khoảng 117-121 tàu các loại; trong đó có 42-44 tàu Hải cảnh, 14-15 tàu vận tải, 18-19 tàu kéo, 38 tàu cá và 5 tàu quân sự.
Trong ngày, các tàu hải cảnh, hải giám và tàu kéo của Trung Quốc vẫn thường xuyên có hành động ép hướng, tăng tốc độ bám sát các tàu của ta ở khoảng cách từ 20-70m, ngăn cản quyết liệt ở khu vực cách giàn khoan 10-12 hải lý, sẵn sàng đâm va các tàu của ta khi tàu ta tiến vào gần giàn khoan.
Trung Quốc vẫn hành động hung hăng trên biển Đông
Điều đáng nói, lúc 9h50′, tàu KN-951 của Việt Nam bị 2 tàu kéo mang số hiệu 284 và 285 và 1 tàu hải tuần mang số hiệu 11 của Trung Quốc vây ép, tì vào mạn phải. Ngay sau đó, tàu kéo Hữu Liên 09 của Trung Quốc dùng tốc độ cao đâm vào mạn phải, tàu kéo Tân Hải 285 đâm vào mạn trái của tàu KN-951. Hậu quả là một số thiết bị lan can của tàu Kiểm ngư Việt Nambị hỏng và be mạn trái và mạn phải của tàu bị móp méo.
Đại diện Cục Kiểm ngư cũng cho biết, tại khu vực nhóm tàu cá của ta đánh bắt trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa có khoảng 38 tàu cá dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102 và 46106 của Trung Quốc tổ chức dàn hàng ngang ngăn cản, sử dụng tốc độ cao chặn hướng và ép các tàu cá của ta ra xa không cho tiến gần vào giàn khoan.
Video đang HOT
Trong ngày, tàu Kiểm ngư của ta vẫn cơ động tiến gần, cách giàn khoan 10-12 hải lý để đấu tranh, tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các tàu của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của lực lượng Kiểm ngư, tàu cá ngư dân của ta vẫn hoạt động sản xuất trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, tổ chức đánh bắt ở phía Tây -Tây Nam, cách giàn khoan 35-40 hải lý, vẫn quyết tâm bám sát ngư trường đánh bắt, đảm bảo an toàn.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Trung Quốc có 16 giàn khoan dầu ở Biển Đông
Các dữ liệu từ hãng nghiên cứu IHS cho thấy Trung Quốc có 16 giàn khoan dầu ở Biển Đông. Thông tin được đưa ra sau khi Cục hải sự Trung Quốc thông báo về việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 tới gần bờ biển Việt Nam nhưng bên ngoài khu vực tranh chấp.
Vị trí 4 giàn khoan mà Trung Quốc thông báo dịch chuyển trên Biển Đông.
Theo IHS, hầu hết là các giàn khoan dầu của Trung Quốc ở Biển Đông là các giàn khoan tự nâng loại nhỏ và 4 trong số đó là các giàn khoan nửa chìm nửa nổi.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây đã di chuyển 4 giàn khoan dầu trên Biển Đông.
Trong một thông tin được đăng tải trên trang web hôm 18/6, Cục hải sự Trung Quốc đã thông báo về việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 tới gần bờ biển Việt Nam nhưng bên ngoài khu vực tranh chấp.
Cục hải sự cũng thông báo về việc di chuyển 3 giàn khoan khác là Nam Hải số 2, 4 và 5 tại cùng khu vực.
Nam Hải số 2 và 5 là các giàn khoan nửa chìm nửa nổi, trong khi Nam Hải số 4 là một giàn khoan tự nâng.
Điểm khác nhau chính giữa các giàn khoan tự nâng và nửa chìm nửa nổi là các giàn khoan tự nâng nhỏ hơn được sử dụng trong vùng nước nông, không thể thực hiện việc khoan thăm dò ở vùng nước sâu trên 400-500 m.
Các nguồn tin cho biết Trung Quốc thường di chuyển các giàn khoan dầu vào thời điểm này những năm trước.
"Còn quá sớm để kết luận rằng Trung Quốc đang sử dụng các giàn khoan như những quân cờ để nhằm vào Việt Nam", Gary Li, một nhà phân tích hàng hải cấp cao tại IHS, cho biết.
Ông Li nói thêm rằng hiện tại các thiết bị theo dõi vệ tinh không phát hiện tàu nào của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc hộ tống các giàn khoan nói trên.
Bộ ngoại giao Mỹ trước đó cho biết Washington chưa có đầy đủ thông tin về các giàn khoan dầu được dịch chuyển của Trung Quốc nên chưa vội đưa ra đánh giá, nhưng nhắc lại quan điểm lâu nay của Mỹ rằng đó sẽ là điều đáng quan ngại nếu các giàn khoan nằm trong các vùng biển tranh chấp.
Các thông tin trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực đang leo thang sau khi Trung Quốc trái phép triển khai một giàn khoan dầu, Hải Dương-981, sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng 5.
Bất chấp làn sóng phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh cho tới nay vẫn chưa rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc lên giọng dọa nạt các láng giềng Một quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc đã lên giọng "dạy dỗ" rằng các nước nhỏ không nên phối hợp với các nước lớn để gây mất ổn định khu vực. Ông này còn khuyên mọi người cảnh giác về đường lối quân sự "nguy hiểm và sai trái" của Nhật. Tướng Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng...