Tàu Trung Quốc do thám cuộc tập trận RIMPAC
Một quan chức Hải quân Mỹ hôm 13-7 cho biết một tàu do thám Trung Quốc đang hoạt động ngoài khơi đảo Hawaii để theo dõi cuộc tập trận đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).
Theo lời phát ngôn viên Charlie Brown của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, tàu do thám của Hải quân Trung Quốc đã hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ngoài khơi đảo Hawaii từ ngày 11-7.
“Chúng tôi dự đoán rằng con tàu sẽ hoạt động bên ngoài lãnh hải Mỹ và không gián đoạn cuộc tập trận RIMPAC đang diễn ra. Chúng tôi đã thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ những thông tin quan trọng. Sự hiện diện của tàu Trung Quốc không ảnh hưởng đến cuộc tập trận” – trích lời ông Brown.
Trong khi đó, Chuẩn Đô đốc Hải quân Chile Pablo Niemann nói với tờ Star-Advertiser ngày 12-7 rằng: “Thật đáng thất vọng khi sự hiện diện của một con tàu không tham gia RIMPAC có thể làm gián đoạn cuộc tập trận. Tôi hy vọng và mong rằng tất cả thủy thủ sẽ hoạt động một cách chuyên nghiệp để chúng ta có thể tiếp tục tập trung vào công việc ngay lập tức và xây dựng tinh thần hợp tác vốn là mục đích của RIMPAC”.
Một tàu do thám lớp Dongdiao của Trung Quốc. Ảnh: USNI News
Video đang HOT
Trước đó, truyền thông Úc đưa tin một tàu Trung Quốc đã theo dõi tàu Hải quân Hoàng gia Úc trên đường đến RIMPAC. Tuy nhiên, không rõ con tàu này có phải là con tàu đang hoạt động ngoài khơi quần đảo Hawaii hay không.
Theo thông tin của tổ chức USNI News, “vị khách không mời” nói trên là một tàu lớp Dongdiao, cùng loại tàu Trung Quốc đã dùng để theo dõi RIMPAC năm 2016 và 2014. Tàu này hiện diện ngoài khơi Hawaii sau khi Mỹ quyết định không mời Trung Quốc tham gia RIMPAC vào cuối tháng 5.
Trong 2 đợt tập trận năm 2014 và 2016, Mỹ không hề phàn nàn việc tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng lân cận vì điều này không trái Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. “Chúng tôi tiếp tục duy trì nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không theo luật pháp quốc tế” – ông Brown nói với USNI News.
Ông Andrew Erickson, chuyên gia trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định sự hiện diện của tàu Trung Quốc ở Hawaii có thể được sử dụng như một công cụ để biện minh cho nhiều hoạt động hơn của Mỹ gần Trung Quốc.
“Dù Trung Quốc có làm gì hoặc nói gì, lực lượng Mỹ phải tiếp tục hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, trong đó có biển Đông” – ông Erickson cho biết.
Theo Bảo Hạnh
Người lao động
Manila điều tra biểu ngữ gọi Philippines là tỉnh của Trung Quốc
Giới chức Manila đã vào cuộc điều tra việc các biểu ngữ gọi Philippines là "một tỉnh của Trung Quốc" xuất hiện ở một số địa điểm công cộng của Manila, đúng dịp Philippines đánh dấu 2 năm thắng kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài quốc tế ở The Hague.
Người dân Philippines biểu tình yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện "đường lưỡi bò". (Ảnh: EPA)
Theo Reuters, các biểu ngữ này bí mật xuất hiện trên các cây cầu ở Manila hôm nay 12/7. Biểu ngữ có nội dung bằng tiếng Anh và tiếng Trung gọi Philippines là "tỉnh của Trung Quốc".
Các biểu ngữ này xuất hiện ở ít nhất 5 địa điểm của Manila và giới chức địa phương đã cho dỡ bỏ các biểu ngữ đó ngay trong sáng nay đồng thời vào cuộc điều tra. Hiện chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về các biểu ngữ đang gây "bão" trên các mạng xã hội ở Philippines.
Mạng xã hội ở Philippines ngay lập tức tràn ngập từ khóa "tỉnh của Trung Quốc" và "Biển Đông". Một số cư dân mạng cáo buộc đây là "chiêu trò" của lực lượng chính trị đối lập nhằm gây chia rẽ giữa Philippines và Trung Quốc. Trong khi đó một số cư dân mạng chỉ trích chính phủ Philippines không cứng rắn với các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các biểu ngữ trên xuất hiện đúng dịp tròn 2 năm Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ tuyên bố "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc theo đơn kiện của Philippines.
Tuy nhiên, hai năm kể từ sau phán quyết của tòa, chính quyền của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bị chỉ trích không thể gây sức ép buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết.
Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế từ tháng 1/2013. Đơn của Philippines đề nghị phân xử 3 việc: làm rõ tính pháp lý của "đường chín đoạn", còn gọi là "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ôm lấy một vùng rộng lớn ở Biển Đông; quy chế của những thực thể Trung Quốc chiếm đóng như các bãi cạn và các quyền hàng hải của chúng, và các hoạt động của Trung Quốc tại những nơi Philippines coi là vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết diện tích Biển Đông thông qua yêu sách "đường chín đoạn" hay "đường lưỡi bò", chồng lấn chủ quyền với các quốc gia Đông Nam Á khác.
Minh Phương
Theo Dantri
Trung Quốc quân sự hóa cảnh sát biển, tàu tuần duyên gắn thêm pháo Bắt đầu từ 1-7, lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc được chuyển giao từ Cục Hải dương quốc gia về lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng hành động quân sự hóa lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc này rất đáng báo động. Đưa tin về quyết định có hiệu lực vào ngày đầu tiên...