Tàu Trung Quốc điên cuồng đâm thủng tàu Cảnh sát biển Việt Nam
Diễn biến căng thẳng bất ngờ diễn ra vào chiều nay 1.6, khi tàu Trung Quốc số hiệu 46105 đã điên cuồng phun nước và tăng tốc đâm thủng tàu Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam 2016, nơi phóng viên Thanh Niên Online đang có mặt.
Tàu cảnh sát biển 2016 (màu xám, bên ngoài) và tàu CSB 2015 trong đợt bàn giao cho lực lượng cảnh sát biển hồi cuối tháng 8.2013 tại Hải Phòng – Ảnh: Đàm Duy Khánh
16 giờ chiều nay, tình hình khu vực giàn khoan đang khá yên ắng. Lúc này, các tàu CSB và Kiểm ngư Việt Nam đang thả trôi cách giàn khoan Hải Dương-981 khoảng 12 hải lý. Đột nhiên từ đâu có 4 – 5 tàu Trung Quốc từ phía giàn khoan trái phép Hải Dương-981 (Haiyan Shiyou-981) kéo đến.
Đi đầu là tàu kéo số hiệu 32 của Trung Quốc tổ chức khiêu khích một tàu kiểm ngư Việt Nam. Khác với các lần trước, tàu Việt Nam chủ động đứng yên hoặc di chuyển chậm và mở loa tuyên truyền đẩy đuổi các tàu Trung Quốc.
Đột nhiên tàu kéo 32 của Trung Quốc mở súng phun nước vào tàu kiểm ngư. Lúc ấy, tàu CSB 2016 đang nổ máy đi chậm ở vòng ngoài để hỗ trợ khi cần thiết thì đột nhiên tàu Trung Quốc 46105 tăng tốc lao về phía tàu CSB 2016. Nhận thấy sự nguy hiểm, tàu CSB 2016 tăng tốc lao về phía trước. Với lợi thế vận tốc lớn, sau 5 phút đeo bám tàu 46105 áp sát bên mạn phải, mở súng phun nước bắn xối xả vào tàu 2016.
Thượng úy Quản Trọng Dương, thuyền trưởng CSB 2016 ra lệnh thuyền viên và phóng viên vào đài chỉ huy, đóng chặt cửa để tránh nước. Tình thế cực kỳ gay go khi phía trước tàu Trung Quốc đang phun nước vào tàu kiểm ngư Việt Nam và che mất đường đi của tàu CSB 2016.
Chưa dừng lại ở đó, tàu Trung Quốc 46105 còn tăng tốc đâm thẳng góc vào mạn phải tàu CSB 2016. Cú đâm cực mạnh khiến cả tàu chao đảo. Thuyền trưởng Dương ra lệnh tổ máy chạy hết công suất trên 20 hải lý/giờ để tăng tốc thoát khỏi vòng vây.
Sau cú đâm trên, tàu 46105 lại truy đuổi tiếp và ép bên mạn trái của tàu 2016. Thượng úy Nguyễn Quốc Huy, chính trị viên tàu 2016 cho biết sau khi đâm va, tàu 46105 tiếp tục phun nước.
Lúc này, khi phát hiện thượng úy Huy đang có mặt trên boong tàu để ghi hình, phía tàuTrung Quốc ra lệnh phun nước trực diện vào người anh Huy. “Lúc này tôi vừa quay phim vừa tránh nước phun, mình quen với cảnh bị phun nước nên không sợ, chỉ sợ hư máy, mất hết hình ảnh”, thượng úy Huy kiên cường nói.
Video đang HOT
Tàu Trung Quốc bắn nước và đâm thẳng tàu CSB 2016 – Ảnh: Trung Hiếu
Do 2 bên tàu 46105 có gia cố thêm mũi neo nên cú đâm đã gây tổn thất nặng cho tàu CSB 2016. Tàu CSB 2016 bị thủng 4 lỗ ở mạn phải, lỗ lớn nhất dài 40 cm, rộng 7 cm; lỗ nhỏ nhất dài 35 cm, rộng 3 cm, có lỗ thủng cách mép nước 40 cm, khiến nước tràn vào khoang tàu. Ngoài ra, tàu còn hư hỏng thêm 7 mét lan can tàu, ống thông hơi và ống dầu bị gãy.
Đến 18 giờ, cuộc tấn công hung hãn của tàu Trung Quốc kết thúc, các lực lượng trên tàu CSB 2016 đang tập trung gia cố tránh nước tràn vào.
Theo thuyền trưởng Quản Trọng Dương, với hư hỏng này, chỉ có cách kéo tàu vào bờ để sửa chữa, bởi nếu chạy nhanh hoặc sóng to hơn, thì nước sẽ tràn vào khoang tàu.
Theo ghi nhận của chúng tôi, đây là cuộc tấn công nghiêm trọng nhất của tàu Trung Quốc đối với tàu Việt Nam mấy ngày qua. Dẫu vậy, các chiến sĩ trên tàu CSB vẫn không hề nao núng, vẫn bình tĩnh, sửa chữa khắc phục sự cố để bám biển, từng giây từng phút.
Theo TNO
Làm gì để nền kinh tế bớt phụ thuộc vào Trung Quốc?
Tại buổi tọa đàm "Doanh nhân 2030 hướng về biển Đông" do Saigon Times tổ chức mới đây (19.5), nhiều doanh nghiệp cho biết cần phải có giải pháp để nền kinh tế Việt Nam bớt phụ thuộc vào Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông
May mặc là ngành phụ thuộc nhiên liệu Trung Quốc - Ảnh: Diệp Đức Minh
Tôi vừa có chuyến công tác dài ngày ở Mỹ và Canada. Trong số 17 khách hàng mà tôi tiếp xúc chỉ có 1 khách hàng nói mua hàng Trung Quốc, còn 16 khách hàng còn lại khẳng định tiếp tục mua hàng Việt Nam dù giá có hơi cao. Để đạt được kết quả khả quan này do công ty đã tạo được uy tín với khách hàng về chất lượng, giá cả. Trong 15 tháng qua, mặc dù chi phí sản xuất tăng nhưng công ty không tăng giá sản phẩm. Công ty luôn có cách nhìn về dài hạn để vừa làm lợi cho mình và cả đối tác.
Bà Nguyễn Thị Việt Hòa
Giám đốc Công ty TNHH dây sợi Rồng Á Châu
Ông Hàng Vay Chi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Khu công nghiệp Việt Hương (Bình Dương): Chuyển chiến lược kinh doanh
Hiện khu công nghiệp của chúng tôi ở Bình Dương có tới 90% công nhân đã đi làm việc trở lại. Điều đáng mừng nhất là những công ty bị thiệt hại nặng nề nhất thì công nhân lại đến đông đủ nhất. Đa số công nhân của mình rất lương thiện và chất phác. Cho nên việc "hôi của" như vừa qua không phải là anh em công nhân mà là phần tử xấu, phá hoại. Tôi là người trong cuộc tôi hiểu.
Tôi mới đọc báo thấy Thụy Sỹ trưng cầu dân ý về nâng lương tối thiểu 4.400 USD/tháng. Thụy Sỹ là nước không có quốc phòng, không có cảnh sát nhưng địa vị trên thế giới rất cao... Nhắc điều này, ý tôi muốn nói kinh tế chính là sức mạnh và đóng vai trò rất quan trọng.
Hiện chúng ta nhập siêu từ Trung Quốc và xuất siêu đi Mỹ. Đứng ở góc độ kinh tế, việc doanh nghiệp đi nhập nguyên liệu về sản xuất rồi bán ra thì hết sức bình thường. Tuy nhiên những điều tưởng chừng rất bình thường đó lại ẩn chứa những điều rất không bình thường.
Tôi ví dụ ở ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam như may mặc, mỗi năm xuất khẩu 18 - 20 tỉ USD. Nhưng hơn 70% nguyên phụ liệu của may mặc phải nhập từ Trung Quốc và số lợi nhuận này do Trung Quốc hưởng trọn. Điều đáng suy nghĩ là những nguyên liệu này không có gì cao siêu cả mà tại sao chúng ta không làm được?
Cái này một phần do chính sách về nguyên phụ liệu. Tôi ví dụ nếu mình gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) bắt buộc chúng ta phải nhập nguyên phụ liệu về may mặc trong 12 nước thành viên TPP nhưng cho đến ngày hôm nay Nhà nước chưa có chủ trương rõ rệt về vấn đề này. Đó là những nguyên phụ liệu mà doanh nghiệp Việt Nam có thể làm được nhưng tại sao lại bỏ ngỏ cho Trung Quốc thống lĩnh.
Nhập siêu 70% từ Trung Quốc có nghĩa là chúng ta đã thua hiệp 1, là 70% lợi nhuận đã thuộc về phía Trung Quốc. Sang hiệp 2, chúng ta tiếp tục thua nốc ao ngay trên sân nhà trước những áp lực đang đè trên vai các doanh nghiệp trong nước vì thiếu các sự hỗ trợ về chính sách ưu đãi, vốn vay, lãi suất cao, hạ tầng kém, không phát triển được nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may.
Ở các nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... vốn đầu tư của một xí nghiệp nhỏ và vừa là 10 triệu đô la Mỹ, lãi suất ưu đãi được hưởng từ 0% - 0,8%/năm, trong khi đó ở Việt Nam vốn đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa đều phải vay với lãi suất cao.
5 - 6 năm nay tôi chống chọi với hàng Trung Quốc, tạm thời ở sân nhà tôi chưa thua nhưng cũng không thắng.
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nhiên liệu Sài Gòn: Chăm lo đời sống công nhân
Năm 2012, tôi có đi Trường Sa, từ đây tôi nghiên cứu thêm tài liệu và thêm hiểu hơn về Trường Sa, Hoàng Sa. Sau khi xảy ra việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981, tôi thống nhất với lãnh đạo công ty tổ chức buổi nói chuyện về chủ quyền về Hoàng Sa, Trường Sa cho toàn bộ nhân viên công ty nghe.
Hiện nay, việc mạng xã hội phát triển cho phép chúng ta tự do trao đổi, chia sẻ những suy nghĩ của mình. Đặc biệt là các phát ngôn của doanh nhân ít nhiều tác động tới suy nghĩ của nhân viên. Cho nên sau sự cố ở Bình Dương tôi nghĩ rằng doanh nhân không những là chiến sĩ ở mặt trận kinh tế mà còn là chiến sĩ ở mặt trận truyền thông.
Điều nữa mà tôi nhận thức được là cần xây dựng các tổ chức công đoàn, đoàn viên ở công ty để chăm sóc tốt hơn nhân viên của mình. Chúng ta là doanh nhân tất nhiên phải có nghĩa vụ chăm sóc người lao động. Trách nhiệm của chúng ta là cố gắng mang lại thu nhập tốt nhất cho người lao động. Thường cuối năm tôi vẫn ngồi lại với lãnh đạo công ty rà soát lại có nhân viên nào trong công ty cần sự giúp đỡ.
Tuy nhiên, phải nói thẳng là tôi chưa hiểu hết nhân viên của mình. Công ty tôi hiện có hơn 300 người và tôi không trả lời được hiện nay có bao nhiêu nhân viên, công nhân của mình đang ở nhà trọ. Tôi không trả lời được hiện nay họ sống như thế nào.
Sau sự kiện xảy ra ở Bình Dương, tôi đề nghị công đoàn phải thống kê hiện nay đời sống của nhân viên như thế nào mặc dù công ty đang đảm bảo mức lương hợp lý. Việc hiểu hoàn cảnh của nhân viên là để có chia sẻ, hỗ trợ và tổ chức làm tốt nhất việc này là công đoàn, đoàn thanh niên.
Trách nhiệm của doanh nhân là phải làm sao mang được tri thức đến với công nhân. Qua sự việc vừa rồi tôi nhận ra trước giờ chúng tôi chỉ chăm chăm mang sách đến trường học, cố gắng xây dựng tủ sách gia đình thêm giàu có. Hình như chúng ta đang bỏ quên một đối tượng rất lớn mà họ cũng cần tiếp cận tri thức đó là đội ngũ công nhân. Cho nên tôi có bàn với một số công ty là sẽ có kế hoạch đưa sách tới nhà trọ của công nhân.
Hiện nay, chúng ta thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Công ty tôi cũng có nhiều chương trình từ thiện. Tuy nhiên trong đầu tôi nghĩ tới chuyện chăm sóc thân nhân gia đình người lính, đặc biệt là lực lượng hiện này đang đầu sóng ngọn gió như kiểm ngư, cảnh sát biển. Hiện nay các lực lượng này gặp rất nhiều khó khăn cho nên trong chương trình hoạt động của công ty và hiệp hội, sẽ có ngân sách dành cho người lính và gia đình họ.
Đây là giai đoạn các doanh nhân ý thức được rằng chỉ có đất nước hùng mạnh thì chúng ta mới có được hòa bình. Chúng ta chỉ có được độc lập khi chúng ta mạnh lên. Lực lượng doanh nhân không chỉ có trách nhiệm với bản thân, doanh nghiệp mà còn phải có trách nhiệm với công đồng, với đất nước này.
Theo TNO
"Choáng" với đôi vợ chồng 40 tuổi sinh 10 con Gia cảnh nghèo khó, sống nay đây mai đó nhưng đôi vợ chồng thuộc thế hệ 7X lại sinh đến 10 đứa con. Đàn con nheo nhóc cứ sống như cỏ cây với quan niệm "trời sinh, trời nuôi" của cha mẹ. Gia đình anh Nguyễn Văn Tùng (SN 1974) và chị Phạm Thị Năm (SN 1976) ở ấp An Thành Tây (Trung...