Tàu Trung Quốc dàn trận gài bẫy lực lượng chấp pháp Việt Nam
Nhiều tàu Trung Quốc (TQ) đang hoạt động trái phép để bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 trên biển Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) thường có nhiều chiêu trò nham hiểm, nếu tàu của lực lượng cảnh sát biển (CSB) Việt Nam không tỉnh táo sẽ rất dễ bị mắc bẫy.
Nhiều tàu hải cảnh của TQ cản phá tàu CSB Việt Nam đang tuần tra quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981
Và sau đó, từng chiếc hải cảnh của TQ nhận “nhiệm vụ” 1 kèm 1
Tàu hải cảnh TQ chĩa mũi vào tàu CSB Việt Nam
Các tàu TQ sẵn sàng truy đâm tàu của Việt Nam đến cùng khi lọt vào “trận địa” cách giàn khoan khoảng 8 hải lý
Có mặt nhiều ngày trên biển, PV Thanh Niên Online nhiều lần chứng kiến cảnh các tàu hải cảnh Trung Quốc “dàn trận” để gài bẫy tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam.
Nhưng bằng bản lĩnh và kinh nghiệm của những người “xem tàu là nhà”, những chiến sĩ CSB Việt Nam đã sớm nhận ra những cái bẫy và tránh né thành công.
Trong những “cuộc đua” tốc độ diễn ra từ ngày 13-18.5 trên biển, phía tàu hải cảnh TQ liên tục tạo ra những “đòn gió” cực kỳ nguy hiểm khi liên tiếp cho tàu chạy với tốc độ hàng chục hải lý/giờ “vờ” lao vào tàu Việt Nam.
Nhiều cán bộ trên tàu CSB 4033 cho biết, nếu thấy một chiếc tàu hải cảnh TQ tăng tốc lao “sượt” vào trước mũi một tàu của Việt Nam thì chắc chắn trên tàu đó có nhiều người Trung Quốc đang ghi hình.
Điển hình là “cái bẫy” của tàu TQ lập nên vào ngày 14.5
Video đang HOT
Khi đó, chiếc hải cảnh TQ cỡ lớn số hiệu 46001 bắt đầu tăng tốc lao vào tàu CSB 2013
Chiếc 46001 không ngần ngại tung ra “đòn gió” tăng tốc nhằm cắt mặt tàu CSB 2013
Nhưng chiếc 2013 đã tăng tốc thoát khỏi cái bẫy của tàu TQ
Trong trường hợp khác, nếu tàu CSB Việt Nam không lùi máy kịp sẽ dẫn đến tông thẳng vào tàu TQ, gây nguy hiểm và phức tạp tình hình.
Tuy nhiên, hiểu rõ những “chiêu bài” này, nên khi nhận thấy tình huống có thể xảy ra, các tàu CSB Việt Nam liền thông tin cho nhau để phòng tránh.
Điển hình là vào khoảng 16 giờ 35 phút ngày 14.5, 3 tàu hải cảnh TQ bám sát tàu CSB 4032 trong khoảng 3 hải lý trên biển.
Đội hình tàu CSB duy trì để thoát vòng vây thì bất ngờ đến 16 giờ 50 phút, 2 chiếc tàu hải cảnh TQ khác lao thẳng vào 2 tàu CSB 2015 và 2013.
Một chiếc hải cảnh rẽ sóng truy đâm tàu CSB 4033
Nhiều tàu hải cảnh của TQ là loại có tải trọng lớn nên khi đâm vào tàu của Việt Nam sẽ gây nhiều nguy hiểm
Nhìn từ xa, PV Thanh Niên Online và nhiều người khác đều hoảng hốt khi thấy chiếc hải cảnh của TQ mã số 46001 chạy với tốc độ rất cao tiến về tàu CSB 2013.
Nhận được thông tin từ các tàu CSB yểm trợ, tàu CSB 2013 đã tăng tốc vọt lên khiến chiếc hải cảnh 46001 vượt qua đuôi tàu 2013 chỉ vài chục mét.
Nhiều người chứng kiến không khỏi thót tim bởi nếu tàu CSB 2013 không tránh kịp hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Trong khi đó, từ ngày 17.5 trở đi, TQ lại thay đổi chiến thuật bằng cách cho tàu mở rộng đội hình nhằm “đón lõng” tàu của lực lượng CSB Việt Nam.
Con tàu TQ này cực kỳ “hung hăng” khi tăng tốc để đuổi theo
Thế nhưng nhờ sự xử lý nhanh nhẹn của tàu CSB nên con tàu hải cảnh TQ phải bỏ cuộc
Theo đó, các tàu hải cảnh của TQ không vội xua đuổi hay có bất cứ động thái nào gọi là để đe dọa. Có lúc tàu của CSB Việt Nam tiến đến gần giàn khoan Hải Dương-981 với khoảng cách chỉ hơn 6 hải lý.
Thế nhưng, chỉ đến đó thì hàng chục tàu hải cảnh TQ cỡ lớn túa ra để cản phá đội hình. Mũi phía trước lẫn phía sau của biên đội tàu CSB Việt Nam đều có tàu TQ chĩa vào đe dọa.
Thậm chí, có lúc TQ dùng 3 tàu lớn để đuổi một tàu Việt Nam và kẹp chặt để đâm hoặc phun vòi rồng.
Đây là cái bẫy rất tinh vi nhưng đã không qua mắt được lực lượng chấp pháp Việt Nam trên biển.
Khi thấy tình hình khác thường, tàu CSB thường thả trôi và quan sát. Nếu thấy tàu TQ đe dọa, lập tức các tàu thông báo cho nhau để hỗ trợ, thoát khỏi vòng vây.
Theo TNO
Nhà Trắng sẽ gửi phản hồi cho từng người ký kiến nghị trừng phạt TQ
Sau khi một kiến nghị cán mốc 100.000 chữ ký, Nhà Trắng sẽ khởi động quy trình xem xét nội dung kiến nghị và sẽ sớm trả lời chính thức trên trang web Nhà Trắng. Thậm chí, Nhà Trắng còn gửi phản hồi tới từng cá nhân ký tên vào kiến nghị.
Sau khi kiến nghị cán mốc 100.000 chữ ký theo quy định, Nhà Trắng sẽ triệu tập một cuộc họp với các đại diện từ tất cả các cơ quan chính sách lớn như Hội đồng Kinh tế Quốc gia, Hội đồng Chính sách trong nước và các cơ quan khác để xem xét kiến nghị, đồng thời đưa ra phản hồi thích đáng.
Cuộc họp sẽ giúp xác định xem Nhà Trắng hay cơ quan liên bang nào sẽ thích hợp nhất để xem xét, trả lời kiến nghị. Đồng thời, Nhà Trắng cũng đảm bảo rằng, phản hồi sẽ được đăng tải lên trang web chính thức của Nhà Trắng trong thời gian sớm nhất có thể.
Tùy vào mức độ quan trọng của kiến nghị mà Nhà Trắng sẽ có những phản hồi thích hợp. Đa phần Nhà Trắng sẽ đưa ra văn bản phản hồi kiến nghị được đăng tải trực tiếp trang WhiteHouse.gov. Phản hồi cho một kiến nghị cũng sẽ được liên kết với kiến nghị đó để tiện theo dõi.
Thậm chí Nhà Trắng còn gửi phản hồi chính thức về một kiến nghị tới email của từng người tham gia ký tên.
Người thay mặt Nhà Trắng thông báo phản hồi thông thường là một quan chức chính phủ, (bao gồm nhân viên Nhà Trắng). Trong những trường hợp đặc biệt, khi kiến nghị nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, đích thân Tổng thống Obama có thể chính là người "thông báo" phản hồi của Nhà Trắng về kiến nghị. Chẳng hạn, tháng 12.2012, Tổng thống Obama đã đích thân "ra mặt" trả lời một loạt kiến nghị về luật kiểm soát súng đạn sau thảm kịch xả súng ở một trường tiểu học thuộc bang Connecticut.
Bản kiến nghị đã đạt hơn 100.000 chữ ký trước thời hạn tới 2 tuần.
Tính đến 9h00 sáng 28.5.2014 theo giờ Việt Nam, bản kiến đề nghị chính quyền Obama trừng phạt Trung Quốc vì hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã thu hút hơn 119 nghìn chữ ký, vượt mức 100.000 chữ ký bắt buộc theo quy định chỉ sau 2 tuần được đề xuất trên trang web của Nhà Trắng. Dư luận đang nóng lòng chờ đợi phản hồi của Nhà Trắng về bản kiến nghị này.
Trên thực tế, dù Nhà Trắng phản hồi như thế nào thì "cái được" lớn nhất từ bản kiến nghị đề nghị chính quyền Obama trừng phạt Trung Quốc về giàn khoan Hải Dương 981 là những hành động hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ bị phơi bày và lan truyền rộng rãi hơn trong dư luận quốc tế.
Bản kiến nghị là cách gây được những tiếng vang, thu hút sự chú ý của công chúng Mỹ cũng như những ai yêu chuộng hòa bình, công lý trên toàn thế giới. Từ đó, nó sẽ khuyến khích dư luận tìm hiểu về chân lý, sự thực để góp thêm tiếng nói ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Bên cạnh đó, chắc chắn bản kiến nghị này cũng sẽ góp phần đưa thông tin trung thực tới cả những người dân Trung Quốc.
"We the people" là một sáng kiến của Nhà Trắng, cho phép bất cứ ai cũng có quyền đưa ra một kiến nghị với chính phủ Mỹ. Nếu bản kiến nghị lấy đủ một lượng chữ ký nhất định trong vòng 30 ngày thì kiến nghị phải được Nhà Trắng xem xét và trả lời công khai.
Từ khi ra đời vào ngày 22.9.2011, sáng kiến này đã phát triển rất nhanh, khiến Nhà Trắng đã phải vài lần tăng số lượng chữ ký cần thiết để một bản kiến nghị được phản hồi. Lần gần đây nhất là năm 2013, số lượng chữ ký bắt buộc để một bản kiến nghị được phản hồi tăng từ 25.000 lên 100.000.
Theo Tạp chí Forbes "chương trình này không hẳn là một thứ phù vân chính trị của chính quyền Obama, mà thực sự là cách thức tương tác tiêu chuẩn giữa chính quyền với người dân và chính phủ đã đã có một bước tiến mạnh mẽ về sự cởi mở".
"We the people" là một cách dễ dàng để người dân thể hiện quan điểm với chính phủ từ vấn đề đối nội cho đến các vấn đề đối ngoại. Bất kỳ công dân nào từ 13 tuổi trở lên và có tài khoản email đều có thể đưa ra kiến nghị. Đặc biệt, "We The People" cũng không yêu cầu bạn phải là công dân Mỹ mới được đề xuất ý kiến với chính phủ Mỹ.
Bởi vậy mà Heather Piwowar, công dân Canada từng nhấn mạnh trên trangResearch Remix rằng: "Nước Mỹ đã từng làm rất nhiều việc mà không hỏi ý kiến phần còn lại của thế giới. Vậy thì nay có dịp, tại sao chúng ta không tham gia để có phần của mình trong đó? Ý kiến của số đông sẽ khiến nước Mỹ phải hành động, và khi nước Mỹ hành động thì sẽ tác động lên các nước khác".
Theo Dân Việt
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Tàu cá bị TQ đâm chìm là lỗi của VN (?!) Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tần Cương Trung Quốc vu cáo va chạm giữa tàu cá Việt Nam với tàu Trung Quốc ở Biển Đông là do lỗi của phía Việt Nam. Ông Tần lu loa rằng nguyên nhân của vụ việc là do phía Việt Nam đã bỏ qua lời kêu gọi của Trung Quốc, cũng như "can thiệp thô bạo...