Tàu Trung Quốc dàn hàng ngang, ép tàu Việt Nam
Tin từ Cục kiểm ngư cho hay, ngày 19/6, tại khu vực giàn khoan, tàu Trung Quốc dàn hàng ngang, ngăn cản, chặn hướng và ép các tàu cá Việt Nam ra xa không cho hoạt động ở gần giàn khoan 981.
Tàu Trung Quốc dàn hàng ngang, ngăn cản, chặn hướng và ép các tàu cá Việt Nam
Cục kiểm ngư Việt Nam cho biết, ngày 19/6, lực lượng bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981 của Trung Quốc có khoảng 106-115 tàu các loại, trong đó có 37-39 tàu hải cảnh, 12-14 tàu vận tải, 17-19 tàu kéo, 35-38 tàu cá và 5 tàu quân sự.
Trong ngày, các tàu cảnh sát biển và Kiểm ngư của ta cơ động vào cách giàn khoan 9-10 hải lý, tiếp tục đấu tranh, tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Tuy nhiên, tàu thực thi pháp luật của chúng ta thường xuyên bị các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu kéo của Trung Quốc bám sát, chủ động ngăn cản, ép hướng, ngăn chặn quyết liệt, áp sát các tàu ta với khoảng cách từ 50-50m.
Video đang HOT
Các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ, cơ động vòng tránh. Còn tàu đánh cá của ta vẫn ở khu vực ngư trường đánh bắt kết hợp tuyên truyền đấu tranh ở Tây Nam giàn khoan 37-41 hải lý.
Gần khu vực tàu cá của Việt Nam đánh bắt có khoảng 35-38 tàu cá Trung Quốc được sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102, 44608 của Trung Quốc dàn hàng ngang, ngăn cản, chặn hướng và ép các tàu cá Việt Nam ra xa không cho hoạt động ở gần giàn khoan.
Cục Kiểm ngư cho biết, với sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, nhóm tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường đánh bắt cá và hỗ trợ nhau đảm bảo an toàn.
Theo Khampha
Chuyên gia Đức: Bất ngờ khi Trung Quốc triển khai giàn khoan thứ hai
Bên lề hội thảo quốc tế "Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật lịch sử" tại Đà Nẵng, Tiến sỹ người Đức Gerhard Will, chuyên gia về Biển Đông, đã bày tỏ bất ngờ trước thông tin Trung Quốc triển khai giàn khoan thứ hai vào Biển Đông.
Tiến sỹ người Đức Gerhard Will, chuyên gia về Biển Đông, trao đổi với phóng viên bên lề Hội thảo quốc tế "Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật lịch sử" tại Đà Nẵng, ngày 19/6.
Trả lời phỏng vấn nhanh của phóng viên Dân Trí bên lề Hội thảo quốc tế tế "Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật lịch sử" đang diễn ra ở Đà Nẵng, Tiến sỹ Gerhard Will, chuyên gia Đông Nam Á và châu Á của Quỹ khoa học và chính trị (SWP), Viện Chính trị và An ninh quốc tế Đức, bày tỏ bất ngờ trước thông tin Trung Quốc đang kéo giàn khoan thứ hai vào Biển Đông.
Theo thông tin được đăng tải trên trang web Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17/6, giàn khoan Nam Hải số 9 (Nan Hai Jiu Hao) đã được tàu kéo kéo từ vị trí có tọa độ 1738 vĩ độ Bắc 11012.3 vĩ độ Đông tới vị trí có tọa độ 1714.1 vĩ độ Bắc 10931 vĩ độ Đông trên Biển Đông, phía nam đảo Hải Nam. Giàn khoan này dự kiến di chuyển từ ngày 18-20/6 và sẽ tiến gần hơn tới bờ biển Việt Nam.
Thông tin "làm tôi "sốc" bởi Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa mới ở Hà Nội vào ngày hôm qua và cùng lúc họ triển khai giàn khoan thứ hai", Tiến sỹ Gerhard Will cho hay.
Tiến sỹ Gerhard Will cũng nhận định, Trung Quốc có những "nhân tố" khác nhau tham gia vào vấn đề Biển Đông, trong đó có Bộ Ngoại giao, những công ty dầu khí lớn...Và theo ông "hoạt động của những nhân tố này được phối hợp rất chặt chẽ với nhau".
Tuy nhiên ông cũng cho rằng lợi các lợi ích của Trung Quốc "đối chọi nhau".
"Một mặt Trung Quốc yêu sách chủ quyền lịch sử của Trung Quốc với "đường 9 đoạn", mặt khác Trung Quốc thừa hiểu rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc liên quan mật thiết với mối quan hệ tốt đẹp về kinh tế với các nước láng giềng. Nhưng hai điều này dường như không thể đi cùng nhau", ông cho hay.
Hoặc "một mặt là một cường quốc quân sự, Trung Quốc muốn tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, nhưng mặt khác, là một cường quốc về kinh tế, Trung Quốc phải có mối quan hệ tốt với các nước láng giềng"
Ông cũng chỉ trích "Giấc mơ Trung Hoa" mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra. Ông cho rằng "giấc mơ" là điều không thực, là điều Trung Quốc phải đuổi theo. Theo ông, sau giấc mơ, "khi thức dậy bạn phải quyết định điều gì là thực, nếu không giấc mơ sẽ trở thành ác mộng".
Thùy Trang
Theo Dantri
Trung Quốc đưa các quần đảo tranh chấp vào hệ thống đăng ký đất đai Trung Quốc sẽ đưa các vùng biển và quần đảo tranh chấp ở Biển Đông vào hệ thống đăng ký bất động sản mới. Đây là một bước đi nữa của Bắc Kinh nhằm đơn phương khẳng định chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trích dẫn các nguồn tin từ...