“Tàu Trung Quốc cố tình đâm chìm tàu Kiểm ngư 951″
Đó là ý kiến của những kiểm ngư viên trên tàu KN 951 trao đổi với PV Dân trí vào sáng nay 29/6 khi tàu cập cảng sửa chữa những vết thương, hỏng hóc do bị tàu Trung Quốc đâm vào sáng ngày 23/6 vừa qua.
Sau gần 1 tháng làm nhiệm vụ trên biển, tối qua 28/6, tàu KN 951 đã trở về cảng Đà Nẵng với nhiều “vết thương” do bị nhiều tàu của Trung Quốc đâm vào sáng ngày 23/6.
Trao đổi với PV Dân trí, kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm (36 tuổi, quê Hải Phòng) không khỏi bức xúc kể lại sự việc tàu KN 951 bị tàu Trung Quốc đâm. Anh Lâm cho biết, lúc đó khoảng 9h30 sáng, tàu kéo Hữu Liên 9 của Trung Quốc đâm vào mạn phải tàu KN 951. Tiếp đó, tàu Tân Hải 285 của Trung Quốc tiếp tục đâm trực diện vào mạn trái tàu KN 951. Trước khi bị đâm, tàu KN 951 của ta cũng đã bị tàu Hải Tuần 11 phun nước vào sau lái.
Mạn trái của tàu KN 951 bị tàu Trung Quốc đâm hỏng nặng
Theo kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm, vì muốn lấy hình ảnh để làm bằng chứng cho thế giới biết sự hung hăng, tàn bạo của Trung Quốc nên một số kiểm lâm viên trên tàu đã dùng điện thoại di động ghi lại hình ảnh tàu KN 951 bị các tàu Trung Quốc đâm vào.
Kiểm lâm viên Vũ Hoàng Sơn đã quay được toàn bộ cảnh tàu KN 951 bị tàu Tân Hải 285 của Trung Quốc đâm thẳng vào mạn trái. Thời điểm xảy ra sự việc tuy rất nguy hiểm nhưng kiểm lâm viên Vũ Hoàng Sơn vẫn dũng cảm nằm xuống boong tàu dùng điện thoại ghi lại cảnh tàu bị đâm. Những hình ảnh này đã được các phương tiện truyền thông phát đi liên tục trong những ngày qua.
Anh Đỗ Thành Lâm cho biết, lúc tàu KN 951 vào đấu tranh tuyên truyền cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 11,5 hải lý, sau khi bị 2 tàu của Trung Quốc đâm, nhiều tàu khác của Trung Quốc như tàu Hải Cảnh, Hải Tuần tiếp tục truy đuổi tàu KN 951 ra cách giàn khoan khoảng 16 hải lý mới chịu dừng lại.
Vết thủng bên mạn trái được các kiểm ngư viên khắc phục tạm bằng chăn, màn để không bị vào nước
“Tuy bị đâm nhưng lực lượng chấp pháp của ta vẫn tiếp tục tuyên truyền về chủ quyền của Việc Nam trên vùng biển mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Bằng chứng là trong lúc bị tàu Tân Hải 285 của Trung Quốc đâm, các bạn vẫn nghe âm thanh tuyên truyền của ta phát ra từ các loa”, kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm giải thích.
Video đang HOT
Anh Đỗ Thành Lâm cũng cho biết, theo thông lệ hàng hải quốc tế thì va chạm nếu có chỉ xảy ra bên mạn phải, đằng này tàu Trung Quốc chẳng những đâm vào mạn phải mà còn đâm trực diện rất mạnh vào mạn trái. Điều đó chứng tỏ họ cố tình đâm chìm tàu KN 951.
Kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm cũng cho rằng, rất may 8 bình CO2 ngay chỗ bị đâm bên mạn trái còn cách gần nửa mét, nếu không các bình CO2 này sẽ nổ như bom và thiệt hại đến lúc đó thì chưa thể tính được. Ngoài bị đâm 2 bên mạn gây hỏng nặng, xuồng cứu hộ trên tàu KN 951 cũng bị đâm thủng và phao cứu sinh bị rớt xuống biển.
Một số hình ảnh tàu KN 951 bị các tàu Trung Quốc đâm hỏng đang được các công nhân tiến hành sửa chữa vào sáng 29/6.
Bên trong phòng ngủ mạn trái tàu KN 951
Công nhân đang sửa chữa bên trong
Xuống cứu sinh trên tàu KN 951 cũng bị đâm thủng
8 bình CO2 dùng để chữa cháy bên mạn trái tàu KN 951 chỉ còn cách vết đâm gần 0,5m. Nếu đâm trúng các bình CO2 thì hậu quả sẽ khó tính được
Xem xét, đo đạc các vết đâm để sửa chữa
Cầu thang từ boong lên trên bị đâm méo qua 1 bên
Lan can bên mạn phải
Lan can bên mạn trái tàu KN 951
Các công nhân nhanh chóng tiến hành sửa chữa lại các vết thương của tàu KN 951
Công Bính
Theo Dantri
Ấn Độ phản đối bản đồ mới của Trung Quốc
Không chỉ vẽ đường biên giới bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông, bản đồ mới của Trung Quốc vừa được phát hành cách đây vài ngày còn bao gồm luôn cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, khiến thủ hiến của bang này phải lên tiếng phản đối.
Bản đồ khổ dọc mới được Trung Quốc ấn hành, với "đường lưỡi bò" phi lý ôm trọn Biển Đông, đã vấp phải nhiều chỉ trích từ cả trong nước và cộng đồng quốc tế.
Theo báo chí Ấn Độ ngày 28/6, thủ hiến bang Arunachal Pradesh, Nabam Tuki tuyên bố: "Hành động này của Trung Quốc không có gì là mới. Chúng tôi phản bác và lên án yêu sách chủ quyền của họ trên vùng Arunachal Pradesh". Ông Tuki cho biết sẽ yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi can thiệp trong vụ này.
Bản đồ mới của Trung Quốc được phát hành đúng vào dịp Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari đang thăm Trung Quốc để đánh dấu kỷ niệm 60 năm ký hiệp định Panchsheel giữa hai nước, theo đó hai bên tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau. Cho tới nay, Bắc Kinh và New Delhi vẫn tranh chấp chủ quyền trên phần lãnh thổ biên giới chung. Để chứng tỏ chủ quyền của Trung Quốc trên vùng Arunachal Pradesh, Bắc Kinh vẫn cấp thị thực xuất cảnh cho người dân bang này.
Theo T.N
Baotintuc.vn
Tình hình biển Đông: Mỹ kêu gọi Philippines, Nhật Bản và Việt Nam hợp sức đối phó với TQ Ông Blair cho rằng các quốc gia tranh chấp lãnh thổ với TQ "không thể chỉ đơn giản nhượng bộ", phải tìm ra các biện pháp đối phó với hành động ngang ngược của Bắc Kinh. Tình hình biển Đông: Tàu hải giám TQ (giữa) 'chạm trán' với 2 tàu hải cảnh Nhật gần Điếu Ngư năm 2012 Công bố bản đồ dọc,...