Tàu Trung Quốc chia thành 2 vòng chặn tàu Việt Nam
Ngày 29/6, Trung Quốc chia các tàu thành 2 vòng: Vòng ngoài gồm 7-11 tàu loại lớn, được bố trí trên các hướng tiếp cận giàn khoan Hải Dương – 981 của tàu Việt Nam; vòng trong gồm các tàu loại nhỏ bố trí cách giàn khoan khoảng 6-8 hải lý.
Đại diện Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, ngày 29/6, vị trí của giàn khoan Hải Dương -981 vẫn không có sự thay đổi.
Trung Quốc duy trì khoảng 116-122 tàu các loại xung quanh khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, trong đó có 45-47 tàu hải cảnh, 14-16 tàu vận tải, 17-19 tàu kéo, 34 tàu cá vỏ sắt và 6 tàu quân sự.
Tàu Trung Quốc chia 2 vòng để chặn các hướng của tàu chấp pháp Việt Nam
Trong ngày Trung Quốc chia các tàu trên hiện trường giàn khoan thành 2 vòng: Vòng ngoài gồm 7-11 tàu loại lớn, được bố trí trên các hướng tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 của tàu Việt Nam; vòng trong gồm các tàu loại nhỏ bố trí cách giàn khoan khoảng 6-8 hải lý.
Cục Kiểm ngư cho biết, khi các tàu của ta tiếp cận cách giàn khoan 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật thì các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc đều tăng tốc độ, tập trung ngăn cản: các tàu vòng ngoài của Trung Quốc bao vây hai bên, còn vòng trong thì áp sát ngăn cản phối hợp với vòng ngoài sẵn sàng ủi vây, đâm va, không cho các tàu của ta cơ động vào gần giàn khoan.
Video đang HOT
Trong ngày, các tàu Kiểm ngư của ta vẫn thực hiện các đợt tiếp cận cách giàn khoan từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước sự ngăn cản của các tàu Trung Quốc, các tàu Kiểm ngư Việt Nam đã vòng tránh đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cũng cho biết, các tàu cá của ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở phía Tây-Tây Nam, cách giàn khoan 42-44 hải lý. Tại khu vực tàu cá của ta đánh bắt có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102 và 46106 của Trung Quốc đã tổ chức ngăn cản không cho các tàu cá của ta tiếp cận vào giàn khoan để khai thác thủy sản.
Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường để khai thác thủy sản, bảo đảm an toàn.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Ấn Độ bắt đầu đáp trả "cú ngoạm" của Trung Quốc
Hành vi của Trung Quốc tìm cách áp đặt chủ quyền bằng bản đồ đã bị giới lãnh đạo Ấn Độ chính thức phản bác.
Trong cuộc tiếp xúc hôm qua, 28/06/2014 với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari đã nêu bật thái độ quan ngại của New Delhi về vụ tấm bản đồ vừa được phát hành cho thấy vùng Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Lính Ấn Độ và Trung Quốc gặp nhau ở biên giới thuộc bang Arunachal Pradesh
Quốc vụ khanh đặc trách Ngoại giao Sujata Singh đã xác nhận rằng nhân chuyến công du Trung Quốc đang diễn ra của Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari, New Delhi đã nêu bật toàn bộ các quan ngại của mình với phía Bắc Kinh. Trong các vấn đề đó, có vụ tấm bản đồ là "lấn đất, lấn biển" mới của Trung Quốc.
Phó Tổng thống Ấn Độ đã đến thăm Trung Quốc trong năm ngày (26-30/06), và đã hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào hôm qua.
Theo hãng tin Ấn Độ ANI, bà Sujata Singh đã cho biết là phía Ấn Độ đã nêu bật trong cuộc gặp vấn đề tấm bản đồ mới của Trung Quốc lại gộp luôn bang Arunachal Pradesh vào trong lãnh thổ Trung Quốc. Đây là một vùng đất mà cả hai bên đều đòi chủ quyền. Đối với lãnh đạo ngoại giao Ấn Độ: "Một phác thảo trên bản đồ không thể hiện thực tế hiện trường", và Ấn Độ luôn luôn chống lại các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng Arunachal Pradesh.
Báo chí Ấn Độ vào hôm qua đã trích lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ, nói rõ rằng Arunachal Pradesh là bộ phận không thể tách rời của đất nước Ấn Độ, và New Delhi đã nhiều lần nhắc nhở Bắc Kinh về thực tế đó. Chính quyền bang Arunachal Pradesh cũng cực lực lên án hành vi của Trung Quốc.
Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Ấn Độ là quốc gia gần đây nhất lên tiếng phản đối tấm bản đồ mới do Trung Quốc phát hành, với đường 10 đoạn trên biển nuốt gần trọn Biển Đông cũng như sát nhập luôn vùng Arunachal Pradesh của Ấn Độ vào lãnh thổ Trung Quốc.
Trước Ấn Độ, các nước như Philippines, Hoa Kỳ, Việt Nam, đều đã công kích hành động khiêu khích mới đó của Trung Quốc. Trong cuộc họp báo hôm 26/06 vừa qua, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên án vụ Trung Quốc "phát hành &'Bản đồ địa hình Trung Quốc' và &'Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa' khổ dọc trong đó thể hiện &'đường lưỡi bò' bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cũng coi đó là một bước đi sai trái nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại Biển Đông. Hoa Kỳ - thông qua Đại sứ Mỹ tại Philippines - hôm 27/06 vừa qua - cũng tố cáo tính chất phi pháp của tấm bản đồ mới của Trung Quốc mà theo ông hoàn toàn "không phù hợp với luật pháp quốc tế".
Theo Tri Thức Trẻ
Ấn Độ lên tiếng phản đối bản đồ mới phi pháp của Trung Quốc Theo phóng viên tại New Delhi, truyền thông Ấn Độ ngày 28/6 đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc vừa công bố bản đồ mới, trong đó thể hiện Arunachal Pradesh - bang Đông Bắc Ấn Độ - như một phần thuộc Tây Tạng. Báo "India Today" trích truyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định "Arunachal Pradesh...