Tàu Trung Quốc bám đuôi, hiện rõ trên radar tàu sân bay Mỹ
Ngày 8-11, nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân Mỹ USS George Washington đã cập cảng Hồng Công bắt đầu chuyến thăm định kỳ thành phố cảng này.
Theo kế hoạch, nhóm tác chiến tàu sân bay USS George Washington, bao gồm siêu tàu sân bay lớp Nimitz và 4 tàu chiến khác, sẽ ở thăm Hồng Công trong khoảng 5 ngày.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ngay sau khi đến Hồng Công, Chuẩn Đô đốc Mark Montgomery cho rằng, các sự kiện quân sự là một phần quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo ông, chuyến thăm cảng này là một ví dụ điển hình của sự kiện đó, nơi các chỉ huy cao cấp trong nhóm tác chiến giao lưu với những người đồng cấp quân đội Trung Quốc và thảo luận việc xây dựng quan hệ đối tác, tăng cường niềm tin và sự minh bạch giữa hai bên.
Trong khi ở thăm Hồng Công, khoảng 5.500 thủy thủ của nhóm tác chiến tàu sân bay này cũng sẽ có cơ hội thưởng thức văn hóa và các món ăn của thành phố này.
Tàu sân bay USS George Washington
Trước đó, khi đang hoạt động trên biển Đông hôm 7-11, nhóm tác chiến tàu sân bay USS George Washington đã đón tiếp các sĩ quan quân đội Trung Quốc lên thăm tàu, như một phần của nỗ lực cam kết với quân đội Trung Quốc vốn đang lo lắng về sự gia tăng hoạt động của quân đội Mỹ ở châu Á.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chỉ cách tàu sân bay USS George Washington có 30 km là một tàu khu trục của hải quân Trung Quốc nằm gọn trong màn hình radar bảo vệ của các tàu chiến và máy bay chiến đấu của Mỹ. Chiếc tàu khu trục này được cho là bám theo để theo dõi hoạt động của nhóm tàu chiến Mỹ.
Chuẩn Đô đốc Mark Montgomery, tư lệnh nhóm tác chiến, đã chỉ tay về phía chiếc tàu khu trục Trung Quốc đang bị che khuất bởi mây mù và thừa nhận rằng, những cuộc chạm trán như vậy giữa các cường quốc đối thủ hiện nay là chuyện bình thường.
Theo ANTD
Khám phá chiến hạm Nhật một mình đối đầu cả hạm đội Trung Quốc
Ngày 31/10, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết, một tàu khu trục của Nhật Bản đã bất ngờ xông vào giữa một cuộc diễn tập bắn đạn thật của hải quân Trung Quốc tại một địa điểm trên Thái Bình Dương, làm hải quân Trung Quốc buộc phải hủy bỏ cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã bác bỏ cáo buộc của phía Trung Quốc và cho rằng, Nhật Bản không hề can thiệp vào các cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc mà chỉ thực hiện nhiệm vụ quan sát đề phòng như thường lệ. Những hành động của tàu chiến và máy bay Nhật Bản là hoàn toàn hợp lệ, tuân thủ theo luật pháp quốc tế.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng đây là hành vi khiêu khích nguy hiểm và quân đội nước này tỏ ra rất tức giận với hành động này của phía Nhật Bản, trong khi đó Bộ Ngoại giao cũng gửi kháng thư phản đối. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ đích danh tàu khu trục cỡ lớn mang số hiệu 107 của Nhật đã xông vào giữa đội hình tàu chiến Trung Quốc. Vậy đây là con tàu nào?
Khu trục hạm DDG-107 Ikazuchi
Chiến hạm DD-107 Ikazuchi của Nhật là tàu khu trục lớp Murasame trực thuộc "Nhóm hộ tống số 1" (còn gọi là hạm đội 1) đóng tại Yokosuka. Chi đội này được biên chế 9 tàu khu trục và 1 tàu sân bay trực thăng (Nhật gọi là tàu khu trục trực thăng) DDH-143 Shirane, tàu sân bay này cũng chính là tàu chỉ huy của "Nhóm hộ tống số 1". DD-107 Ikazuchi được khởi đóng vào tháng 2-1998, hạ thủy vào tháng 6-1999 và đến tháng 3-2001, nó được chính thức biển chế cho lực lượng hải quân Nhật Bản.
Tàu có chiều dài 151m, rộng 17,4m, mớn nước 5,2m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 4.400 tấn, đầy tải 5.100 tấn. Nó có khả năng đạt vận tốc tối đa 30 hải lý/h, phạm vi hành trình tối đa 6.000 hải lý (với vận tốc tuần tra 20 hải lý/h), biên chế thủy thủ đoàn 170 người. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk. Tàu được trang bị 1 bệ pháo tự động 76mm Otto Melara.
Sơ đồ di chuyển của máy bay và tàu chiến Nhật Bản xâm nhập vào đội hình diễn tập của hải quân Trung Quốc
Về vũ khí chống hạm, Ikazuchi được trang bị 2 bệ, mỗi bệ 4 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, có tầm bắn 130km với vận tốc 0,9Mach, hoặc loại tên lửa chống hạm quốc nội SSM-1B thuộc Type 90, có tính năng tương đương RGM-84D của Mỹ. SSM-1B có chiều dài 5,09m, bán kính 0,35m, trọng lượng 667kg. Tên lửa có đầu đạn nặng 230kg, tầm bắn tối đa 150km với độ cao khoảng từ 5-30m so với mặt biển.
Về vũ khí phòng không, nó được trang bị 16 quả tên lửa phòng không tầm gần "Sea Sparrow", phóng trên hệ thống phóng thẳng đứng Mk-48. Các đơn nguyên phóng được lắp đặt ở phía mũi tàu. Loại tên lửa phòng không tầm gần này có khả năng hạ sát các mục tiêu bay ở độ cao 1-18km, tầm bắn 14km, cơ số đạn dự trữ 32 quả. Hỗ trợ phòng không tầm thấp và đánh chặn tên lửa hành trình là 2 bệ pháo phòng không tầm gần 6 nòng, 20mm Vulcan Phalanx có tốc độ bắn cực cao 3.000 phát/phút.
Khu trục hạm DDG-107 Ikazuchi
Do thiên về tác chiến chống ngầm nên DD-107 được trang bị vũ khí chống ngầm rất mạnh, với 29 quả tên lửa chống ngầm ASROC, tầm phóng 20km, phóng trên hệ thống phóng thẳng đứng MK41 (16 đơn nguyên). Để bổ trợ chống ngầm, nó còn có 2 cụm, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm Type 69, sử dụng ngư lôi Type Mk-46-5 có tầm phóng 11km, hoặc ngư lôi Mk-50, Mk-54, hay loại ngư lôi quốc nội Type 89 (tương đương Mk-46).
Điểm đặc biệt là các hệ thống chỉ huy - kiểm soát - điều khiển - dẫn đường và điện tử của tàu đều sử dụng các thiết bị do Nhật Bản tự sản xuất. Về thiết bị săn ngầm, DD-107 được trang bị sonar kiểu mảng kéo loại cải tiến của OQR-1, sonar kết hợp chủ/bị động gắn ở vỏ tàu OQS-5, sonar cố định ở mũi tàu OQS-102. Tàu sử dụng thiết bị tác chiến điện tử quốc nội NOLQZ, có tính năng tương đương với loại SLQ-32 của Mỹ.
Bộ đôi khu trục hạm DDG-107 Ikazuchi và khu trục hạm Aegis DDG-174 Kirishima lớp Kongo
Tàu được trang bị hệ thống chỉ huy-kiểm soát OYQ-7 áp dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ máy tính và điều khiển, có khả năng tự động hóa rất cao; sử dụng radar dẫn đường OPS-20, radar đối không OPS-24, radar đối hải SLQ-28D, 2 bộ radar điều khiển hỏa lực quốc nội FCS-2-31 dùng để đẫn bắn tên lửa hạm đối không "Sea Sparrow", các tàu thế hệ sau được trang bị radar thế hệ mới nhất FCS-3 có thể dẫn bắn rất nhiều tên lửa khác nhau.
Tàu khu trục chống ngầm lớp Murasame hợp với tàu khu trục phòng không trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis lớp Kongo hoặc Atago sẽ hợp thành lực lược tác chiến hạm đội chủ lực, bảo vệ các soái hạm là tàu đổ bộ trực thăng của hải quân Nhật. Sự xuất hiện của những bộ đôi này đã giúp Nhật chuyển đổi từ mô hình biên chế "Hạm đội 8x8" sang mô hình "hạm đội 10x9", nâng cao rất mạnh năng lực tác chiến của 4 hạm đội Nhật.
Theo ANTD
Thủ tướng Ấn Độ công du Nga Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ngày 20/10 đã tới Mátxcơva trong chuyến thăm chính thức nước Nga, trong đó ông dự kiến có cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin và ký một loạt thỏa thuận về thương mại, năng lượng hạt nhân và trang thiết bị quốc phòng. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trong lễ đón tại Nga ngày 20/10....