Tàu Trung-Nhật đối đầu trên Hoa Đông
Tàu tuần tra Trung Quốc sáng qua 30/10 đã đối đầu với tàu Nhật Bản gần một đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông. Đây là vụ va chạm mới nhất kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp này.
Một chiếc tàu hải giám của Trung Quốc chạy gần vùng đảo đang tranh chấp
Theo một thông cáo của Cục Quản lý Đại dương Trung Quốc, 4 tàu hải giám của Trung Quốc đã tiến vào gần các đảo Senkaku/Điếu Ngư lúc 10 giờ sáng qua 30/10. Cục Quản lý Đại dương cho biết tàu của Trung Quốc đã theo dõi các tàu của cảnh sát biển Nhật Bản trong khu vực để “cương quyết bày tỏ chủ quyền” của Trung Quốc trên các đảo này và “thi hành các biện pháp trục xuất.”
Trong khi đó phát ngôn nhân Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản, Yuji Kito, cho hay tàu của cả hai nước đã chiếu đèn báo hiệu vào nhau, và đều tuyên bố họ đang ở trong lãnh hải của họ và đòi phía kia phải dời đi.
Trung Quốc ngày càng gia tăng các cuộc tuần tra xung quanh Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi xảy ra các cuộc biểu tình giận dữ của người Hoa phản đối quyết định của chính phủ Nhật Bản mua lại những đảo này của tư nhân.
Video đang HOT
Các tàu Trung Quốc có lúc đã xâm nhập khu vực 22 kilomet mà Nhật Bản xem là lãnh hải của họ và các phi cơ Trung Quốc cũng gia tăng hoạt động chung quanh các đảo đó.
Việc Tokyo quốc hữu hóa các đảo đã gây ra các cuộc biểu tình bạo động tại hàng chục thành phố Trung Quốc, làm cho quan hệ hai nước ảnh hưởng nghiêm trọng, quan hệ thương mại bị phương hại nặng nề.
Ông Hồng Lỗi, phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong buổi họp báo thường lệ hôm qua rằng Nhật Bản cần nhìn vào thực tế hiện nay, thừa nhận tính cách gây tranh cãi của vấn đề, sửa chữa sai lầm và thương thuyết. “Chúng tôi hy vọng Nhật Bản chứng tỏ thành thật và có hành động trong nỗ lực việc giải quyết vấn đề hiện nay.”
Theo Dantri
1.000 tàu cá Trung Quốc "đổ bộ" tới Senkaku/Điếu Ngư
Khoảng 1.000 tàu cá Trung Quốc hôm nay ùn ùn tiến tới quần đảo tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông và dự kiến sẽ tới nơi vào cuối ngày 17/9, đài phát thanh quốc gia Trung Quốc cho hay, trong động thái nhằm "đáp trả" việc Nhật quốc hữu hóa quần đảo này.
Tàu cá Trung Quốc tề tựu về cảng ở Chiết Giang vào trưa ngày chủ nhật vừa qua, chuẩn bị đổ ra Hoa Đông khi lệnh cấm đánh bắt hết vào ngày 16/9.
Nếu một lượng lớn tàu trên của Trung Quốc thâm nhập vào vùng biển quanh quần đảo hiện do Nhật quản lý, chúng có thể gây ra những vụ việc bất ngờ, như đụng độ với tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, càng làm leo thang căng thẳng giữa hai nước.
Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc cho biết giới chức ngư nghiệp Trung Quốc sẽ giám sát hoạt động của các tàu cá này gần quần đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư và Nhật gọi là Senkaku qua vệ tinh giám sát trên biển.
1.000 tàu cá của các tỉnh ven biển như Chiết Giang, Phúc Kiến có thể được 6 tàu hải giám hộ tống. Các tàu hải giám này đã ở trong vùng biển gần đó từ sau khi rút khỏi vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư từ hôm thứ sáu.
Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc khoảng 1.000 tàu cá sẽ đổ về Điếu Ngư/Senkaku.
Trong khi đó, tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc ngày 17/9 cho biết 2.000 tàu cá ở nước này đã sẵn sàng đổ ra Hoa Đông sau khi lệnh cấm đánh bắt tạm thời hàng năm kéo dài 3 tháng rưỡi đã hết hiệu lực vào ngày hôm qua. Tờ báo này đăng một loạt bức ảnh tàu cá tề tựu về một hải cảng lớn ở tỉnh Chiết Giang vào ngày chủ nhật vừa qua để chuẩn bị ra khơi.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình chống Nhật ở Bắc Kinh hôm nay đã bước sang ngày thứ bảy liên tiếp, song các nhóm biểu tình nhỏ hơn rất nhiều so với hồi cuối tuần qua.
Tuy nhiên các cuộc biểu tình chống Nhật chắc chắn sẽ tiếp tục vào ngày mai, ngày kỷ niệm 81 năm sự kiện Mãn Châu vào năm 1931, khi quân Nhật cho nổ tung một tuyến đường sắt ở Mãn Châu để lấy cớ xâm lược đông bắc Trung Quốc.
Để chuẩn bị cho tình huống bất ngờ, Nhật Bản cho biết sẽ thắt chặt kiểm soát vùng biển quanh quần đảo Senkaku.
Chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ xử lý các tàu của Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển của Nhật Bản theo đúng luật pháp.
Hôm Chủ nhật, 16/9, Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko đã chỉ đạo các quan chức cấp cao của chính phủ thu thập thông tin về các cuộc biểu tình chống Nhật Bản trên khắp Trung Quốc. Ông hối thúc giới chức làm mọi cách để bảo vệ các công dân Nhật Bản ở Trung Quốc.
Theo Dantri
Đài Loan triệu hồi đại diện tại Nhật Bản, biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc Ngày 11/9, chính quyền đảo Đài Loan đã cho triệu hồi đại diện tại Nhật Bản để phản đối quyết định của Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp. Cùng ngày, tại Trung Quốc đại lục cũng diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối chính quyền Nhật Bản. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Dương Tiến...