Tàu trinh sát Trung Quốc giả tàu cá thường xuyên vào sâu lãnh hải Việt Nam
Thông tin này được đại tá Lê Văn Phúc, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác biên phòng năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 vào sáng 8.1.
Tàu cá Trung Quốc đánh bắt phi pháp trên vùng biển Hoàng Sa của Đà Nẵng vào năm 2014
Theo đại tá Phúc, trong năm 2015, Trung Quốc thường xuyên duy trì các loại tàu quân sự, tàu chấp pháp, máy bay tuần tra xua đuổi, bắt giữ tàu cá, cản trở hoạt động cứu hộ cứu nạn, hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đại tá Phúc thông tin thêm, phía Trung Quốc còn đơn phương cấm đánh bắt hải sản trên vùng biển của Việt Nam. Năm 2015, Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự bành trướng của mình thông qua các hoạt động phi pháp như: ra quyết định thành lập “Bốn ban vũ trang nhân dân” ở Hoàng Sa; đẩy mạnh hoạt động cải tạo, xây dựng các công trình quân sự trên các đảo chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; mưu đồ thiết lập vùng nhận dang phòng không (ADIZ).
Theo đại tá Phúc, tàu Trung Quốc còn thường xuyên xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản với số lượng lớn kèm theo các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải Việt Nam trinh sát, nắm tình hình.
Video đang HOT
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi được xác định bị tàu Trung Quốc đâm chìm vào đầu năm 2016
Qua mạng thông tin liên lạc và thông tin trinh sát trên biển, lực lượng Bộ đội Biên phòng TP.Đà Nẵng đã phát hiện 264 lượt tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền.
Trong đó có 207 lượt tàu cá xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản ở khu vực đông bắc bán đảo Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) 45-50 hải lý, 1 tàu cá Trung Quốc vào sâu trong vùng nội thủy Việt Nam.
Có 57 lượt tàu chấp pháp của Trung Quốc hoạt động trinh sát tại các lô dầu khí 116, 144, 145 thuộc chủ quyền vùng biển Việt Nam, 4 trường hợp tàu quân sự, tàu chấp pháp xua đuổi tàu cá Đà Nẵng, Quảng Ngãi khi hoạt động khai thác hải sản ở khu vực Hoàng Sa.
Năm 2015, có 64 vụ việc liên quan đến tình hình trật tự xã hội trên biển, trong đó xảy ra 6 vụ chìm tàu, 10 vụ tông va, 14 vụ hỏng máy… Hậu quả: 6 người chết, bị thương 23 người, chìm 7 phương tiện, hỏng 38 phương tiện, đứt rách mất 95 tấm lưới
Đáng chú ý, trên đất liền xảy ra tình trạng hoạt động đầu tư bất động sản, kinh doanh du lịch của một số công ty nước ngoài ở các vị trí “nhạy cảm” về an ninh quốc phòng.
Tin, ảnh: Hoàng Sơn
Theo Thanhnien
Hàng trăm tàu ghi chữ Trung Quốc phá lưới ngư dân Đà Nẵng
Ít nhất 50 tấm lưới của ngư dân Đà Nẵng thả xuống biển bị cắt đứt, thiệt hại 300 triệu đồng khi một đoàn tàu cá có ghi chữ Trung Quốc nối đuôi nhau chạy qua trên vùng đánh cá chung.
Tối 16/11, ông Đào Ngọc Đức, thuyền trưởng tàu cá Đà Nẵng đã đến Trạm kiểm soát biên phòng Mân Quang trình báo việc bị một đoàn tàu có ghi chữ Trung Quốc chạy ngang qua khu vực ông đang thả lưới khiến nhiều tấm lưới bị đứt, rách, thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.
Ngư dân Đà Nẵng xót xa nhìn những tấm lưới rách thu về sau khi bị phá hỏng ngư cụ trên biển. Ảnh: N.Đ.
Theo trình bày của thuyền trưởng Đức, sự việc xảy ra khoảng 2h ngày 14/11 tại vùng đánh cá chung. Khoảng 200 tàu có ghi chữ Trung Quốc, sơn màu xanh, cabin màu vàng trắng, hành nghề giã cào chạy theo hướng từ Bắc vào Nam đi qua khu vực thả lưới rê của tàu cá Đà Nẵng.
Mặc dù các thuyền viên tàu cá Đà Nẵng cùng 4 tàu lực lượng chấp pháp Việt Nam báo hiệu khu vực đang thả lưới, nhưng đoàn tàu sắt vẫn đi qua. Hậu quả, 40 tấm lưới bị đứt chìm xuống biển, 10 tấm bị rách. "Tàu ghi chữ Trung Quốc chạy qua làm rách lưới chứ không va chạm hay cố tình lấy lưới", biên bản của biên phòng trích lời ông Đức.
Ông Đức cũng cho biết sau sự việc, không có sự liên hệ hay gặp gỡ nào với các tàu ghi chữ Trung Quốc nói trên.
Thiếu tá Phạm Văn Tuấn, Trưởng Trạm kiểm soát biên phòng Mân Quang, cho biết sự việc xảy ra ở vùng đánh cá chung và chưa thể khẳng định đó là tàu Trung Quốc. Trong biên bản làm việc giữa ngư dân và trạm ghi: "Một số tàu có treo cờ Trung Quốc (cờ đỏ, sao lớn, sao nhỏ), có chữ giống Trung Quốc".
Trao đổi với VnExpress tối 17/11, ông Hà Lê, Cục phó Cục Kiểm ngư, cho biết đang có hai tàu của lực lượng kiểm ngư phối hợp cùng 2 tàu Cảnh sát biển làm nhiệm vụ tuần tra trên khu vực biển Vịnh Bắc Bộ, khi biết số lượng lớn tàu Trung Quốc đang tập trung đã "ra đấy để tiến hành xua đuổi".
"Việc ngư dân bị cắt lưới mới báo cho biên phòng, chưa báo cho kiểm ngư", ông Lê nói và cho biết lực lượng kiểm ngư ở thực địa chưa báo cáo tình hình cụ thể. Riêng vùng biển theo tọa độ ngư dân cung cấp, ông Lê cho rằng cần xác minh lại nhưng có thể là nằm ngoài đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ, ngoài khu vực Việt Nam và Trung Quốc đã có đường ranh giới.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Việt Nam phản đối Trung Quốc quy hoạch Trường Sa và Hoàng Sa Việt Nam kiên quyết phản đối việc Trung Quốc thông qua quy hoạch với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời yêu cầu hủy bỏ hành động này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn Quốc vụ viện Trung Quốc mới đây thông qua "Quy hoạch khu chức năng chính về biển trên...